Quảng Bình: Tạm đình chỉ công tác thầy giáo xông vào trường học hành hung cả vợ lẫn đồng nghiệp
Liên quan đến vụ việc một nam giáo viên xông vào trường học nơi vợ mình đang công tác hành hung cả vợ lẫn đồng nghiệp của vợ, UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác với thầy giáo nói trên.
Chiều 25/10, thông tin từ UBND huyện Quảng Trạch cho biết đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Hùng Vĩ, giáo viên Trường Tiểu học Phù Hóa để làm rõ hành vi tự ý mang dao vào trường đe dọa, hành hung các nữ giáo viên Trường Tiểu học Cảnh Hóa.
Thầy giáo này sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong vòng 15 ngày để chờ kiểm tra, xác minh sự việc. Khi có kết quả, tùy mức độ vi phạm sẽ căn cứ vào đó để xử lý.
Như Dân trí đã thông tin, vào ngày 21/10, Trường Tiểu học Cảnh Hóa huy động các nữ giáo viên lao động, dọn dẹp tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường.
Buổi lao động của các giáo viên, học sinh ở Trường Tiểu học Cảnh Hóa.
Đến khoảng 18h cùng ngày, khi tập thể giáo viên đang dọn dẹp vệ sinh tại trường thì anh Nguyễn Hùng Vĩ, trú xã Quảng Liên, huyện Quảng Trạch, là giáo viên đang công tác tại Trường Tiểu học xã Phù Hóa đã xông vào trường gây rối.
Nam giáo viên này đã dùng những lời lẽ thô tục, khiếm nhã xúc phạm đến các nữ giáo viên. Bị một số giáo viên phản ứng, Vĩ bất ngờ lao đến tát vào má và đánh vào người cô Đỗ Thị Hương Ngàn.
Tiếp đó, người này xông vào đánh vợ mình là cô giáo Từ Thị M.H. Chưa dừng lại, nam giáo viên này sau đó còn ra mở cốp xe lấy 1 con dao rồi buông lời hăm dọa, thách thức khiến các nữ giáo viên hoảng sợ. Sau đó Vĩ lấy xe máy ra về.
Một lúc sau, Vĩ tiếp tục quay lại trường nhưng bị bảo vệ trường khóa cổng, ngăn lại. Nhận được tin báo, Công an xã Cảnh Hóa cũng có mặt tại trường, lập biên bản sự việc.
Tiến Thành
Video đang HOT
Theo Dân trí
Thông tư còn đó, địa phương nào dám bỏ viết sáng kiến kinh nghiệm?
Sáng kiến kinh nghiệm mà nhiều giáo viên gọi bằng cái tên đáng sợ và đầy ẩn ý coi thường là "sáng kiến kinh ngạc", đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô.
LTS: Tiếp tục bàn luận về vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo đó là việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục, tác giả Việt Đăng đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Sáng kiến kinh nghiệm mà nhiều giáo viên thường gọi bằng cái tên đáng sợ và đầy ẩn ý coi thường "sáng kiến kinh ngạc", đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô ở trường học.
Đã có nhiều ý kiến phản đối, bất bình, nhiều bài viết vạch trần sự dối trá của việc viết sáng kiến, nhiều giải pháp được đưa ra hòng thay thế cái gọi là sáng kiến nực cười đó...thế nhưng tiếng kêu như vô vọng, sự bất bình cũng chẳng "thấu trời xanh" khi các Thông tư quy định việc viết sáng kiến, việc xét thi đua giáo viên vẫn cứ như những sợi dây thòng lọng bủa vây.
Thông tư còn đó, địa phương nào dám bỏ viết sáng kiến kinh nghiệm? (Ảnh minh họa: laodong.com.vn).
Ban giám hiệu trường học, đến cả Phòng giáo dục thậm chí ngay cả Sở giáo dục cũng thấu hiểu nhưng vẫn không dám cảm thông.
Họ động viên, chia sẻ và cuối cùng giáo viên vẫn phải viết như nhiều năm trước đây.
Thông tư còn đó, trường nào dám bỏ viết sáng kiến kinh nghiệm?
Chỉ nói về việc viết sáng kiến kinh nghiệm đã có quá nhiều Thông tư liên quan. Ngoài một số Thông tư đã được tác giả Thiên Ấn trình bày trong bài viết "Tất cả thầy cô giáo phổ thông lại phải làm sáng kiến kinh nghiệm" đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 12/10.
Ở bài viết này, tác giả chỉ muốn đề cập đến Thông tư số: 21/2010/TT-BGDĐT ban hành điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Có thể nói rằng, chính những quy định của Hội thi giáo viên dạy giỏi (đặc biệt là cấp trường mỗi năm một lần) buộc tất cả giáo viên phải cố "đẻ" ra một sáng kiến hoặc một giải pháp giáo dục hữu ích.
Điều 3. Thông tư số: 21/2010/TT-BGDĐT quy định về các cấp tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi.
a) Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần;
b) Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở.
Việc tổ chức hội thi đối với giáo viên giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương;
c) Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần;
d) Liên hoan giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần.
Hội thi cấp nào cũng phải trải qua ba vòng: sáng kiến, bài thi năng lực và tiết dạy. Bởi thế, hội thi cấp trường năm nào cũng tổ chức đương nhiên năm nào giáo viên cũng phải viết một sáng kiến.
"Sáng kiến" chất đống "kinh nghiệm" chẳng bao nhiêu
Năm nào Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường cũng diễn ra, giáo viên của trường gần như 100% đều đăng kí dự thi. Thế nên ai cũng phải nộp sáng kiến theo quy định.
Trường có 50 giáo viên đương nhiên sẽ có 50 sáng kiến. Một năm, số lượng sáng kiến đã lên đến con số vài trăm cái.
Sáng kiến chỉ để Ban giám hiệu đọc rồi cho qua vòng (đôi khi chẳng cần đọc, nhắm mắt cũng có thể cho điểm theo tên gọi).
Người có chức vụ như tổ trưởng, Chủ tịch công đoàn...có danh hiệu như chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi cấp thị, cấp tỉnh hết thời hạn bảo lưu...sáng kiến sẽ được điểm cao hơn chút.
Và ngược lại...có điểm để đủ điều kiện qua tiếp vòng 2 là được.
Hiểu rõ điều này, thầy cô cũng chẳng quan tâm mình được bao nhiêu điểm hay đồng nghiệp của mình được điểm bao nhiêu.
Vì có vinh quang gì đâu để mà so bì? Để học tập hay ước mơ? Để cố gắng phấn đấu cho bằng đồng nghiệp? Nó đơn giản chỉ là điều kiện cần và đủ cho đúng thủ tục mà thôi.
Ai cũng biết, cũng hiểu tác dụng của cái được gọi là sáng kiến. Nên ai cũng muốn tẩy chay, xóa bỏ những điều vô lý ấy.
Đồng nghĩa với việc xóa bỏ đi bao điều dối trá mà mình tự lừa mình, cấp dưới lừa cấp trên, cấp trên lại lừa cấp trên nữa...
Nhưng biết và hiểu không có nghĩa là làm được khi những quy định trong Thông tư vẫn còn hiệu lực.
Theo giaoduc.net.vn
Bị bạn đánh, nam sinh Mỹ kiện khu học chánh vì không bảo vệ Do từ chối mua thiết bị hút thuốc lá điện tử, Leo Lin bị các nam sinh hành hung và phải nhập viện. Leo Lin, học sinh lớp 8 ở trường Palos Verdes (California, Mỹ) nói rằng em đã ba lần bị bạn học đánh đập, trong đó có một lần do giám thị xúi giục. Gia đình em đã khởi kiện khu...