Quận Tây Hồ (Hà Nội) khen thưởng điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
Sáng 18/11, UBND quận Tây Hồ tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm học 2019-2020.
Trao Cờ thi đua xuất sắc của TP cho 3 tập thể.
Báo cáo tại buổi lễ, ông Phạm Xuân Tài- Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: Bước vào năm học 2019-2020, quận Tây Hồ có 49 trường, 25 trường công lập, 24 trường ngoài công lập với 29.449 HS.
Đề án “Phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030″ về cơ bản được hoàn thành tạo nền tảng vững chắc cho giáo dục Tây Hồ phát triển nhanh và bền vững. Trong số 13 trường được mở rộng xây mới đã có 9 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Số trường đạt chuẩn quốc gia từ 21 trường tăng lên 23 trường, đạt tỉ lệ 92%.
Văn nghệ chào mừng buổi lễ.
Video đang HOT
Cùng với việc mở rộng, nâng cấp mạng lưới trường học, trang thiết bị dạy học trong các nhà trường cũng được UBND quận quan tâm, đầu tư. Hệ thống sân chơi, khu giáo dục thể chất được đầu tư đồng bộ, đề án xóa mù bơi tiếp tục được triển khai đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thực hiện mục tiêu kép, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chống dịch, vừa tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, ngành GD&ĐT quận đã thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu thi đua, nhiều đơn vị trường học và cá nhân được nhận những danh hiệu cao quý.
Tiêu biểu là 3 đơn vị được vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của thành phố: mầm non Xuân La, tiểu học Chu Văn An, THCS Nhật Tân. 4 tập thể được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Phòng GD&ĐT quận, Trường tiểu học Xuân La, tiểu học Chu Văn An và THCS Chu Văn An. 4 tập thể được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố: Phòng GD&ĐT quận, Trường mầm non Đoàn Thị Điểm, THCS Quảng An, THCS Chu Văn An.
Trao Bằng khen của UBND TP cho tập thể và cá nhân tiêu biểu.
Buổi lễ cũng tuyên dương 178 cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, trong đó cấp học mầm non có 69 cô giáo, cấp tiểu học có 51 thầy cô giáo, cấp THCS có 58 thầy cô giáo.
Nhiều bộ SGK, chất lượng có đồng đều?
Lần đầu tiên Việt Nam có 5 bộ sách giáo khoa (SGK) của 3 nhà xuất bản (NXB) phục vụ học sinh lớp 1. Chất lượng những bộ sách này thế nào, có phù hợp với học sinh hay không là vấn đề phụ huynh và nhà trường quan tâm nhất.
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy lớp 1, Trường tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội, cho biết, sau khi nghiên cứu 5 bộ sách, trường đã chọn 8 môn và hoạt động trải nghiệm lớp 1 năm nay từ 3 bộ sách khác nhau.
Lý giải về việc chọn sách Tiếng Việt của bộ "Cánh diều", cô Huyền nói, sách này có phần giảm tải, nhẹ nhàng hơn 4 sách cùng bộ môn của NXB khác. Cô ví dụ, chương trình hiện hành đã nặng, mỗi ngày giáo viên dạy 2 âm vần/giờ thì nay ở một số sách Tiếng Việt tăng lên 3 âm vần trong 1 buổi. "Điều này rất khó khăn đối với giáo viên và học sinh. Chưa kể, lượng bài đọc ở phía dưới âm, vần của các bộ sách Tiếng Việt khác cũng tương đối nhiều và nặng", cô Huyền nói.
Về môn Toán, trường chọn trong bộ "Cùng học và phát triển năng lực" cũng dựa trên thực tế nội dung giảm tải hơn so với chương trình hiện hành. Theo cô Huyền, các bộ sách tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều bám chương trình.
Theo các giáo viên, mỗi bộ sách đều có những điểm mạnh riêng để tạo sự hấp dẫn đối với người lựa chọn. Chọn sách nào phụ thuộc vào quan điểm của giáo viên ở mỗi địa phương khi thấy sách đó hợp với học sinh của mình.
Tuy nhiên, các bộ sách cũng bộc lộ một số hạn chế. Theo nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, hạn chế chung của hầu hết các bộ sách là lượng kiến thức đưa vào các bài học còn quá lớn với năng lực của học sinh lớp 1. Sách Tiếng Việt 1 của bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" sang học kỳ II cho học sinh học viết hoa trong khi ở độ tuổi này thì viết chữ thường còn nhiều khó khăn. Ở một số bộ sách, môn Tiếng Việt hầu hết kết thúc phần học vần ở học kỳ I, các bài học có nhiều vần.
"Phần lớn các bộ sách quá nhiều hình ảnh, nhiều ảnh to sẽ gây mất chú ý cho học sinh. Một số sách toán nhiều hình, trình bày còn rối. Sách môn Đạo đức đều có phần khởi động là hát. Học sinh lớp 1 chưa biết đọc, thuộc ít bài, nhất là bài hát cần phù hợp với nội dung học nên rất khó thực hiện", cô Vũ Thị Huệ, giáo viên lớp 1 của một trường tiểu học tại Hải Dương, nhận định.
Chọn sách theo chất lượng hay đặc điểm vùng miền?
Ông Nguyễn Hoàng Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong, TPHCM, cho biết, trường chọn bộ SGK lớp 1 gồm 9 cuốn sách của 3 NXB khác nhau. "Đây là những cuốn sách có thể nói là hay nhất, phù hợp nhất với học sinh. Chúng tôi chọn sách dựa trên chuyên môn của các thầy cô lẫn đóng góp ý kiến của phụ huynh, hoàn toàn không có sự can thiệp nào từ bên ngoài", ông Phong nói.
Có con học lớp 1 và lớp 3, chị Nguyễn Thị Mỹ Lan (quận Tân Phú, TPHCM) cho rằng, SGK mới nhiều khác biệt so với sách cũ như các ví dụ sinh động, mang tính thực tiễn, dễ hiểu nhưng cũng nhiều nội dung độ khó cao hơn. "Sự khác biệt lớn nhất tôi thấy đó là ngôn từ và văn hóa ở SGK mới. Tôi là người miền Bắc, sách con tôi học là "Chân trời sáng tạo" do nhóm tác giả miền Nam biên soạn nên tôi nhận thấy rõ điều này", chị Lan nói.
Trong khi đó, giáo viên một trường tiểu học ở quận 3, TPHCM, người tham gia vào Hội đồng chọn SGK của trường, cho rằng, mỗi bộ SGK có một đặc trưng, rất khó để đánh giá bộ sách nào tốt hơn, chất lượng hơn bộ sách nào. "Việc chọn SGK ngoài các yếu tố về kiến thức, hình ảnh, thiết kế... thì yếu tố vùng miền cũng chiếm phần quan trọng. Người miền Bắc ít nhiều sẽ có khuynh hướng chọn sách khác người miền Nam, do đó, hài hòa yếu tố vùng miền rất quan trọng...", giáo viên này nói.
Liên quan chất lượng các bộ SGK, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho hay, Hội đồng thẩm định quốc gia SGK không phân loại bộ sách nào hơn bộ sách nào mà thẩm định "đạt" - sách có đúng đầy đủ nội dung chương trình hay không. Với sách Tiếng Việt, quy định chương trình kết thúc học kỳ I, về kỹ năng đọc của học sinh khoảng 40 từ/phút... Dựa trên khung thời gian đó, tác giả thiết kế ngữ liệu làm sao để học sinh đạt được năng lực đó. Vì thế, Hội đồng phải thẩm định những điều kiện, tiêu chuẩn để đạt được yêu cầu đó trước, còn con đường đi đến năng lực đó thế nào thì mỗi SGK có thể có cách tiếp cận khác nhau.
Có sách ngay từ đầu tăng kỹ năng viết, tăng kỹ năng thực hành nhưng có sách lại tăng kỹ năng hiểu trước để từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ học sinh. Vì thế, tùy đối tượng là học sinh thành phố hay nông thôn, cách tiếp cận nào thuận lợi hơn cho học sinh, giáo viên, nhà trường lựa chọn bộ sách phù hợp. "Vì thế, Bộ GD&ĐT có thể khẳng định, các bộ sách được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định với quy trình chặt chẽ, Bộ trưởng phê duyệt đều là những sách đáp ứng yêu cầu", ông Tài nói.
Tại cuộc họp nghe kết quả chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức yêu cầu Sở GD&ĐT TPHCM dự báo các tình huống và có văn bản hướng dẫn các trường triển khai thực hiện nhằm đảm bảo việc học cho học sinh được đồng đều và đạt chuẩn.
Ngày đầu tuyển sinh lớp 1: Các trường của Hà Nội tăng cường hỗ trợ đăng ký trực tuyến Hôm nay (1-8), hơn 700 trường học tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức tuyển sinh học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 theo hình thức trực tuyến. Đây là năm thứ 5 thành phố Hà Nội áp dụng hình thức tuyển sinh này. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ kiểm tra...