Quan tâm đặc biệt đến dạy và học lịch sử
Lịch sử là một trong các môn thi bắt buộc trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi, với số lượng học sinh đăng ký thi nhiều hơn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Ảnh minh họa/INT
Cử tri tỉnh Thái Bình đề nghị:
Ngành Giáo dục nghiên cứu đưa môn Lịch sử vào hệ thống các môn thi bắt buộc, để mỗi công dân sau này phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong cơ sở giáo dục phổ thông, thời gian qua Bộ GD&ĐT đã thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
Chỉ đạo các địa phương rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, vượt quá yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông; rà soát, xây dựng kế hoạch môn học phù hợp với thực tiễn tại địa phương; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong đó môn Lịch sử được quan tâm đặc biệt và đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Không yêu cầu học thuộc lòng sự kiện và ghi nhớ máy móc; thực hiện thi, kiểm tra để đánh giá năng lực và phẩm chất được hình thành của học sinh theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng kiến thức, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thời sự của đất nước để học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp, trình bày ý kiến cá nhân…
Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDPT 2018 kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo dục lịch sử được thiết kế giảng dạy xuyên suốt 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT. Nội dung giáo dục lịch sử được chú trọng nhằm giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại.
Video đang HOT
Cùng với các môn học khác thuộc nội dung giáo dục Khoa học xã hội, nội dung cốt lõi của môn Lịch sử được tổ chức theo các mạch chính là đại cương, thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương.
Hiện, môn Lịch sử được đưa vào hệ thống các môn thi bắt buộc theo hướng: Từ các Kỳ thi THPT quốc gia những năm vừa qua và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Lịch sử là một trong các môn thi bắt buộc trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi, với số lượng học sinh đăng ký thi nhiều hơn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh giai đoạn 2021 – 2025 tiếp tục đề xuất theo tinh thần phân cấp cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo hướng giữ ổn định như năm 2020; theo đó, môn Lịch sử là một trong các môn thi bắt buộc trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi.
Có nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1?
Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi, trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Trước những khó khăn của phụ huynh lẫn học sinh khi tiếp cận chương trình, nhiều phụ huynh đang có con học lớp lá rất lo lắng.
Vội vã cho con ăn để đến lớp học thêm
Thời gian này dù chưa hết học kỳ 1 nhưng nhiều phụ huynh có con đang học lớp lá đã rủ nhau tìm hiểu các lớp dạy chữ lớp 1 để cho con theo học.
16 giờ chiều đón con trai học lớp lá về nhà, chị HT, sống tại quận Gò Vấp, vội vã cho con tắm rửa, ăn chiều để kịp giờ học thêm buổi tối dù tháng 9 năm sau cậu bé mới vào lớp 1.
Tiết học của các bé lớp lá Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Vừa giục con ăn, chị HT cho biết thấy chương trình mới nặng quá nên vợ chồng quyết định phải cho con đi học. Hiện các bạn trong lớp của con đã biết chữ hết rồi trong khi con chưa biết gì. Nếu con không học trước, sợ không theo kịp.
"Sau một thời gian đi học, giờ con đã biết chữ, biết đọc, viết cũng đẹp hơn. Tôi cũng mua bộ sách giáo khoa lớp 1 theo gợi ý của cô để cháu học trước. Hy vọng cháu sẽ tiếp thu tốt để sang năm vào học lớp 1 đỡ vất vả. Hầu như các trẻ học lớp lá ở khu này hiện nay đều đi học thêm tại nhà cô" - chị T. nói.
Trên group "Hội phụ huynh có con vào lớp 1", việc cho con học trước lớp 1 cũng được các phụ huynh đặc biệt quan tâm và bàn luận xôm tụ. Có phụ huynh bày tỏ: "Chị em biết cô giáo nào dạy rèn chữ cho các bé bắt đầu vào lớp 1 ở quận 8, TP.HCM giới thiệu em với".
Có chị lại băn khoăn: "Bé nhà em vừa tròn năm tuổi nhưng con ham chơi, không tập trung. Em đang tính cho con học trước, sợ năm sau vào lớp không theo kịp chương trình". Những dòng chia sẻ đều thu hút rất nhiều bình luận từ các phụ huynh và đa phần đều cho rằng cần phải cho con học trước, như thế con sẽ đỡ áp lực hơn.
Nắm bắt được nhu cầu của các bậc cha mẹ, hiện nay các lớp tiền tiểu học hay dự bị tiểu học nở rộ. Nhiều giáo viên đang dạy lớp 1 cũng mở lớp dạy kèm.
Trên fanpage của một chung cư, một giáo viên đang dạy lớp 1 chia sẻ: "Thời điểm ra tết, các bé năm tuổi sẽ dễ tiếp thu và dễ nhớ kiến thức. Quan trọng nhất là tay các bé đủ độ khéo để bắt đầu làm quen với các nét cơ bản. Do đó, mình sẽ mở lớp tại chung cư chuyên dạy cho các bé chuẩn bị vào lớp 1. Mỗi nhóm dạy tối đa sáu bé. Ngoài việc học chữ, các con sẽ được học toán theo phương pháp mới nhằm phát huy tối đa năng lực của các con". Dòng chia sẻ của cô giáo cũng được nhiều bà mẹ theo dõi và bình luận.
Không nên cho con học trước lớp 1
Cô Hồ Thị Tuyết Hoa, giáo viên Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, cho rằng việc cho trẻ lớp lá học thêm trước khi vào lớp 1 là sai lầm. Bởi ở giai đoạn năm tuổi, tâm lý trẻ mau quên và chóng chán. Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi. Do đó, vào lớp 1 trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục mầm non về cơ bản đáp ứng đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác để trẻ có tiền đề khi bước vào lớp 1. Nếu trẻ học xuyên suốt một năm tại trường, cơ bản sẽ đáp ứng đầy đủ kiến thức và sẽ có những nền tảng cơ bản bước vào lớp 1.
Ở giai đoạn đầu năm, trẻ được dạy cách đọc sách, lật mở sách, cách tô các nét cơ bản, từ đó trẻ sẽ có kỹ năng cầm bút đúng và cách cầm bút chắc, khi trẻ viết sẽ dễ dàng. Bên cạnh đó, trẻ cũng được nhận biết mặt chữ qua trò chơi như tô màu, tìm đường đi, tìm chữ cái giống nhau...
Học trước chỉ tạo sự yên tâm cho phụ huynh
Lớp 1 chính là quá trình của sự khám phá, tìm tòi. Vì thế khi bước vào lớp 1, nếu các em đã biết trước thì không còn gì thú vị. Cho con học trước sẽ khiến phụ huynh yên tâm nhưng đó không phải là giáo dục.
Vào lớp 1 có thể ban đầu các em học chưa được, nói đúng, nói sai nhưng đó là kiến thức trẻ tự tiếp thu.
Phụ huynh muốn cho con học để tránh sự bỡ ngỡ, thế nhưng một đứa bé bỡ ngỡ khi vào lớp 1 là đứa trẻ đang học, còn đứa bé biết rồi sẽ không còn học nữa vì nó không còn mới mẻ.
Ông LÊ NGỌC ĐIỆP , nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM
Cô Huỳnh Thị Thanh Huê, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, quận 9, cho biết phụ huynh không nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Bởi chỉ có giáo viên trên lớp, trên trường mới đủ điều kiện cơ sở vật chất cho trẻ khám phá nhiều hoạt động để qua đó tiếp cận kiến thức. Hơn nữa, chương trình lớp 1 hiện nay theo hướng mở, phát triển theo năng lực và phẩm chất học sinh nên phụ huynh không nên quá lo lắng.
Liên quan đến chương trình lớp 1 hiện được cho là khá nặng nên phụ huynh mới cho con học trước, ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8, lý giải: Chương trình năm 2000 được biên soạn dành cho học một buổi, còn chương trình mới dành cho học hai buổi nên lượng kiến thức nhiều hơn, đồng nghĩa thời gian học của các bé cũng nhiều. Tuy nhiên, các em sẽ làm quen kiến thức vào buổi sáng và được ôn tập vào buổi chiều. Sau một thời gian triển khai, hiện nay học sinh lớp 1 tiếp thu kiến thức khá ổn.
Đổi mới giáo dục: Chuyển từ dạy học sinh biết cái gì sang biết làm gì Theo GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Phó Giám đốc Kĩ thuật Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục qua từng giai đoạn. Học sinh Trường tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) trong giờ học tiếng Việt. Đổi...