Quân Syria tuyên bố “dọn dẹp xong Damascus”
Quân đội Syria ngày 4-8 tuyên bố đã chiếm giữ lại toàn bộ thủ đô Damascus và đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công phe chống đối ở thành phố lớn thứ hai Aleppo.
Phát biểu với các nhà báo đến thăm vùng ngoại ô Tadamun, cứ điểm cuối cùng của phe chống đối ở Damascus và cũng là nơi vừa trải qua các vụ giao tranh đẫm máu, một chuẩn tướng Syria cho biết quân đội chính phủ đã “dọn sạch” tất cả các quận ở Damascus và tái chiếm toàn bộ thủ đô vào khoảng 14 giờ ngày 4-8 (giờ địa phương, khoảng 18 giờ Việt Nam).
Khói đen mù mịt do giao tranh ở Aleppo. Ảnh: Reuters
Nhà hoạt động Lena al-Shami cũng xác nhận lực lượng đối lập Quân đội Syria tự do (FSA) đã rút khỏi Tadamun nhưng vẫn còn nhiều tay súng có mặt tại một vài điểm ở thủ đô. Hiện tại, khu Tadamun đã im tiếng súng song toàn bộ cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy.
Tại khu vực lân cận Yalda, người ta phát hiện hàng chục thi thể tại một bãi rác, trong đó có nhiều thi thể bị cháy xém hoặc biến dạng. Hãng thông tấn SANA của Syria cho rằng đây là những dân thường bị các tay súng bắt cóc trước đó.
Giao tranh nổ ra tại Damascus từ hôm 15-7 và phe nổi dậy đã chiếm được nhiều quận của thủ đô, khiến hàng ngàn người dân phải sơ tán khỏi thành phố, vốn được coi là nơi an toàn nhất Syria trong nhiều tháng qua.
Video đang HOT
Một tay súng FSA tại Aleppo. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, giao tranh tiếp tục bùng phát mạnh tại thành phố Aleppo. Chỉ huy FSA tại thành phố này xác nhận quận chính Salaheddin đang bị oanh tạc dữ dội nhất kể từ khi chiến sự bùng phát tại Aleppo hôm 20-7.
Tuy nhiên, một quan chức an ninh cấp cao của chính quyền Damascus cảnh báo đây mới là “màn khai vị” và tuyên bố khoảng 20.000 quân đang tới Aleppo để chuẩn bị tổng tấn công.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết giao tranh trên trong ngày 4-8 đã cướp đi sinh mạng của 129 người trên cả nước, trong đó có 21 người ở Deir Ezzor, 11 người ở Aleppo, 20 người ở Damascus và 11 người ở Hama…
Nếu chỉ tính riêng Damascus và Aleppo, trong tháng 7 đã có ít nhất 4.239 người đã thiệt mạng, phần lớn là dân thường, biến tháng 7 trở thành tháng đẫm máu nhất trong cuộc chiến kéo dài 17 tháng qua ở Syria.
Một xe tăng quân chính phủ bị phá hủy tại Aleppo. Ảnh: Reuters
Trước đó, ngày 3-8, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã bỏ phiếu với tỉ lệ 131/12 để lên án sự bất lực của Hội đồng Bảo an trong việc tìm giải pháp ngoại giao cho chiến tranh Syria, đặc biệt sau khi đặc phái viên Kofi Annan từ chức. Đại hội đồng LHQ cũng lên án quân đội Syria sử dụng vũ khí hạng nặng đối với thường dân.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cảnh báo các cường quốc cần ngừng đối đầu để chấm dứt cuộc chiến tại Syria. Ông Ban Ki-moon cho rằng “các quốc gia khu vực và quốc tế đang tuồn vũ khí cho cả hai bên” ở Syria và kêu gọi Hội đồng Bảo an sớm tìm ra tiếng nói chung.
Theo NLD
Syria: HĐBA bế tắc, phe đối lập ra tối hậu thư
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hôm 30-5 đã họp kín về tình hình Syria, song không đi đến quyết định cụ thể nào.
Ông Kofi Annan, đặc phái viên quốc tế về Syria, cho rằng cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 1 năm ở Syria có thể trở thành một cuộc "nội chiến toàn diện" nếu chính quyền và phe đối lập vũ trang không đàm phán chính trị cụ thể.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh vừa xảy ra vụ thảm sát tại thị trấn Houla khiến hơn 100 dân thường thiệt mạng hôm 25-5. Đến hôm 30-5, các quan sát viên LHQ xác nhận phát hiện thêm 13 người bị sát hại gần thành phố Deir el-Zour.
Một phụ nữ Syria gào khóc khi con trai trúng đạn tại thị trấn Wadi Khaled (Ảnh: AP)
Sau buổi họp, ông Jean-Marie Guehenno, Phó Đặc phái viên quốc tế về Syria, khẳng định các bên tại Syria cần tiến hành đàm phán chính trị song song với việc thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm theo đề xuất của ông Annan mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực hiện nay và vãn hồi hòa bình thực sự tại Syria. Ông cũng cảnh báo về khả năng các nhóm vũ trang và khủng bố bên ngoài sẽ lợi tình hình trạng bất ổn hiện nay tại Syria.
Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Susan Rice, lại cảnh báo nếu kế hoạch hòa bình của ông Annan thất bại thì tình trạng bạo lực tại Syria sẽ leo thang và lan ra toàn khu vực. Chính vì thế, nếu HĐBA không kịp thời gia tăng sức ép lên Syria, Mỹ và đồng minh có thể cân nhắc "hành động" bên ngoài LHQ.
Ngược lại, Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin, đã lên tiếng phản đối việc gia tăng áp lực lên Damascus thông qua các biện pháp trừng phạt của LHQ. Ông Churkin cũng cho rằng việc nhiều quốc gia trục xuất các nhà ngoại giao Syria có thể bị hiểu nhầm là một điềm báo trước cho hành động can thiệp quân sự tại Syria.
Trong khi đó, phiến quân Quân đội Syria Tự do (FSA) đã đưa ra với Tổng thống Bashar al-Assad thời hạn 48 giờ để xem xét kế hoạch ngừng bắn của LHQ.
Đại tá Qassim Saadeddine của FSA cho biết nếu không có phản hồi nào trước trưa ngày 1-6, FSA sẽ xem như "không còn bị ràng buộc bởi kế hoạch hòa bình, vốn kêu gọi các lực lượng chính phủ rút về doanh trại". Trong một đoạn video đăng tải trên mạng, ông Saadeddine phát biểu: "Chính phủ phải thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức; rút quân, xe tăng và pháo binh khỏi các thành phố và làng mạc Syria".
Theo NLD
Syria: Quân đội chính phủ "tấn công" Hama Ít nhất 30 người thiệt mạng khi xe tăng của quân đội chính phủ Syria tấn công thành phố Hama hôm 27-5. Các nguồn tin đối lập cho biết chiến dịch của quân đội chính phủ bắt đầu tại các khu vực phía Bắc Hama vào buổi sáng sau một loạt vụ tấn công của lực lượng nổi dậy. Đến tối, quân đội...