Quan sát trẻ theo quá trình trong giáo dục mầm non sao cho hiệu quả
Sáng 17/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Triển khai thực hành quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non”. Tham dự là nhóm chuyên gia chuẩn bị triển khai thí điểm tại 6 tỉnh thành trên cả nước.
Các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm hay tại Hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GD Mầm non, Bộ GDĐT cho biết: Hội thảo là khởi đầu cho giai đoạn thứ 2, Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện Chuyên đề “ Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Tôi mong rằng các chuyên gia sẽ giúp Bộ GD&ĐT và hệ thống GDMN đánh giá sự phát triển của trẻ; Kết nối việc đánh giá trẻ với việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm; Tổ chức “học qua chơi và học qua trải nghiệm.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại Hội thảo
Ông Filip Lenaerts – Cố vấn giáo dục đến từ Tổ chức VVOB Việt Nam đã đưa ra những thông tin gợi mở để các chuyên gia hiểu được những tiêu chí đánh giá cảm giác thoải mái và sự tham gia để biết được trẻ có đang học được tốt không; Phát triển kỹ năng quan sát trẻ và xác định mức độ cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ; Tìm hiểu lý do vì sao một số trẻ (có nguy cơ) không học được; Cách thức tạo ra những thay đổi trong cách tổ chức hoạt động giúp trẻ học tập tốt hơn và phát huy tối đa năng lực của trẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia đến từ VVOB Viẹt Nam
Video đang HOT
Hội thảo “Triển khai thực hành quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non” cũng nhằm nâng cao hiệu quả, hiện thực hóa các cuộc tập huấn trước đây, không chỉ cung cấp khung lý thuyết, mà cán bộ quản lý và giáo viên mầm non còn có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế thú vị và có ý nghĩa thông qua các hoạt động học thông qua chơi. Giáo viên được hướng dẫn kĩ năng quan sát, và theo dõi sự tiến bộ trẻ nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non có chất lượng.
Một trải nghiệm của các chuyên gia với đồ dùng dạy học
Trong đó đề cao việc nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, nhằm giúp trẻ học tập tốt hơn và phát triển toàn diện. Quan sát trẻ theo quá trình là kỹ thuật giúp giáo viên hiểu được việc học, việc chơi… của trẻ, quan sát mức độ thoải mái và tham gia của trẻ trong các hoạt động hàng ngày và phân tích nguyên nhân tác động đến cảm giác thoải mái và mức độ tham gia của trẻ.
Nhiều ý kiến mang tính thực tiễn cao
Nhân rộng và lan tỏa những kinh nghiệm hay qua triển khai quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở GDMN chắc chắn sẽ đem lại những giá trị tích cực, mang tính thực tiễn cao. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục (thông qua việc áp dụng “các điểm hành động”) nhằm tối đa hóa hiệu quả tác động, giải quyết các rào cản, tạo ra những thay đổi trong tổ chức các hoạt động hướng tới giáo dục tiếp cận cá nhân và phát huy tối đa năng lực của trẻ.
Thực tế cho thấy, việc triển khai thí điểm nhằm nhân rộng việc áp dụng “Tài liệu hướng dẫn Quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non” cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán 6 tỉnh/thành phố nâng cao năng lực triển khai đánh giá sự phát triển của trẻ em trong Chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm và thực hiện Chương trình GDMN đạt hiệu quả là rất cần thiết.
Các chuyên gia đại diện cho các cơ sở đào tạo tạo GV mầm non, Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức VVOB Việt Nam, đã cùng trao đổi các kỹ thuật quan sát cụ thể, quan tâm hơn các cảm xúc tình cảm xã hội và sự tham gia sâu của trẻ mầm non. Từ đó, đề xuất để giáo viên có các biện pháp hỗ trợ để giúp trẻ tiến bộ, phát huy tính tích cực hoạt động và khả năng của trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non chăm sóc, giáo dục trẻ MN.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhận xét và đánh giá cuốn Tài liệu “Thưc hành quan sát tre theo quá trình trong co sơ GDMN” do các chuyên gia của VVOB Viẹt Nam, chuyên gia GDMN và Vu GDMN, Bọ GD&ĐT cùng xây dưng, điêu chinh sau hơn 3 năm thử nghiệm công phu, khoa học vơi sư góp ý cua các chuyên gia đâu ngành vê GDMN. Được biết tài liệu này sẽ là công cụ hỗ trợ giáo viên theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày và trong quá trình phát triển của trẻ nhằm hỗ trợ, điều chỉnh các hoạt động giáo dục.
"Cú hích" cho giáo dục mầm non
Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, nhiều địa phương có quyết định hỗ trợ thêm tiền ăn, trả công cho nhân viên nấu ăn cùng nhiều biện pháp khác.
Chăm sóc bữa ăn của bé, Trường MN Hải Tân, huyện Hải Hậu. Ảnh: Hạ Vi
Nỗ lực của các cấp
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN: Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bán trú; phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nâng cáo chất lượng thực hiện chương trình GDMN. Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ ngành tham mưu Chính phủ ban hành nhiều chương trình, Đề án nhằm chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ: Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường đến năm 2020; Nghị định 06/2017/NĐ-CP về một số chính sách đối với trẻ em mẫu giáo và giáo viên mầm non; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về một số chính sách phát triển GDMN.
Cùng những chỉ đạo quyết liệt của Bộ, các địa phương cũng chú trọng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ mầm non. Các cơ sở GDMN huy động nhiều nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn bán trú, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho HS.
Đồng thời, chỉ đạo việc tăng cường bồi dưỡng chuyên môn về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non. Các chính sách đã giúp trẻ mầm non diện khó khăn có được bữa ăn tại trường, góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, duy trì tỷ lệ học 2 buổi/ngày, chuyên cần và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.
NGƯT Đặng Lộc Thọ - Thành viên tiểu ban GDMN của Hội đồng Quốc gia giáo dục nguồn nhân lực cho rằng: Năm 2020, trước tình hình dịch bệnh kéo dài, Chính phủ và ngành GD đưa ra nhiều biện pháp góp phần câng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ, cũng như có sự quan tâm đến những người làm công tác cấp dưỡng ở nhà trường. Những nỗ lực này đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các độ tuổi, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm hoàn thành các mục tiêu phổ cập GDMN, cải thiện tầm vóc, trí tuệ con người Việt Nam, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bảo đảm chất lượng dinh dưỡng cho từng bữa ăn tại Trường MN Hải Tân. Ảnh: Hà Anh
Nhìn từ cơ sở
Ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nghệ An thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non". Ngành GD-ĐT đã chỉ đạo các trường MN trồng rau sạch cho trẻ, bằng giải pháp đưa vào tiêu chí xét thi đua ưu tiên cho những trường có đủ mô hình như khu vui chơi trải nghiệm, vườn rau của bé nhằm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn. Đã có 98% trường vùng nông thôn, đồng bằng, miền núi có vườn rau của bé.
Tại Vĩnh Phúc, một trong những giải pháp hữu hiệu nhất được ngành GD áp dụng là đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa và đánh giá chất lượng bếp một chiều, bảo đảm dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng GDMN, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi khuyến khích các trường mầm non thực hiện tốt công tác xã hội hóa, phối hợp với cha mẹ trẻ tổ chức bán trú, tham gia nấu ăn, kiểm tra thực phẩm, tổ chức cho trẻ ăn tại lớp, hỗ trợ xây dựng bếp 1 chiều, đóng góp nâng mức ăn cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bếp nấu; bộ phận nhân viên tiếp phẩm, sơ chế, chế biến, chia ăn để có sự tác động, rút kinh nghiệm hoặc chia sẻ, góp ý kịp thời.
Ở Trường Mầm non Hải Tân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, tăng cường vai trò của phụ huynh và tự cung nguồn thực phẩm sạch là "bí quyết" của trường duy trì tỷ lệ chuyên cần, tạo niềm tin với phụ huynh. Cô Chu Thị Dung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, nhà trường tổ chức tốt việc tăng gia trồng rau sạch tại trường để cung cấp nguồn thực phẩm bảo đảm, an toàn cho trẻ.
Vườn rau được trường quy hoạch theo từng ô, trồng các loại rau phù hợp với từng mùa, giao cho các lớp chăm sóc để có đủ rau xanh sạch cung cấp cho trẻ ăn hàng ngày. Ngoài ra, nhà trường còn làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh học sinh, giáo viên có thực phẩm sạch tại gia đình như rau, trứng, tôm, cua cá... bán cho nhà trường để bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh bữa ăn bán trú cho HS.
Nghệ An có quy định về định mức hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn. Theo đó, định mức hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn cho trẻ bằng 135% mức lương cơ sở/ tháng/35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo; số dư từ 20 trẻ trở lên được tính thêm 1 lần định mức. Mỗi trường được hưởng tối đa không quá 5 lần định mức/tháng, thời gian được hỗ trợ là không quá 9 tháng/năm.
Phụ huynh "ghé vai" lo bữa ăn cho trẻ mầm non vùng khó Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bữa ăn bán trú tại Trường MN Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TG Việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ là một trong những hoạt...