Quán quân cuộc thi Go Finance 2019: Đam mê đặc biệt với tài chính, chứng khoán
Bằng tài năng và sự nhạy bén, vượt qua các đối thủ mạnh cùng những thử thách “nghẹt thở”, cái tên Đỗ Long Khánh đã được xướng lên nhận phần thưởng cao nhất, đăng quang ngôi vị quán quân cuộc thi Go Finance 2019 – cuộc thi dành cho những sinh viên đam mê tài chính, chứng khoán.
Đỗ Long Khánh đã xuất sắc giành ngôi vị quán quân cuộc thi Go Finance 2019.
Con đường bén duyên ngành tài chính
Đỗ Long Khánh hiện đang là sinh viên năm thứ 4 lớp Tài chính tiên tiến của trường Đại học kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chàng cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định trước khi vào đại học là được học ngành quản trị kinh doanh, với mơ ước trở thành một nhà kinh doanh trong tương lai.
Nghe lời khuyên của bố, ngày nộp hồ sơ, Khánh lựa chọn chuyên ngành Tài chính trường Đại học kinh tế quốc dân, rồi thi vào lớp Tài chính tiên tiến. Khi đó Khánh hoàn toàn không có khái niệm gì về ngành này, không biết sẽ được học những gì, sau này làm gì.
Trong thời gian học, Khánh đã tham gia một số hội thảo liên quan đến thị trường chứng khoán. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, càng tìm hiểu, cậu sinh viên kinh tế càng thấy những vấn đề về tài chính, chứng khoán thật hay và hấp dẫn. Đỗ Long Khánh hài hước: “Trong trường hợp của em thì đúng kiểu cưới xong rồi mới yêu”.
Đến đầu năm thứ 2, Đỗ Long Khánh thực sự mới biết đến chứng khoán và bắt đầu tìm hiểu thị trường. Khánh tìm tòi thông tin trên mạng và đọc sách về phân tích kỹ thuật trong chứng khoán. Chỉ khoảng 2 tháng sau khi tự tìm hiểu, tự học, Khánh mở một tài khoản với số vốn nho nhỏ từ khoản tiền tiết kiệm để tự giao dịch.
Tại thời điểm đó, chứng khoán với chàng sinh viên năm thứ 2 chỉ là công cụ để kiếm thêm chút lợi nhuận trang trải cho cuộc sống và những thú vui của sinh viên. Nhưng càng về sau, Khánh càng cảm thấy thích thú và cuốn hút. Nhiều kiến thức về chứng khoán tìm hiểu qua sách vở được Khánh vận dụng để thực hiện các giao dịch. Theo Khánh, con đường học nhanh nhất chính là thực hành.
Đam mê và quyết tâm thực hiện đam mê
Sau một năm thực hành giao dịch trên sàn chứng khoán, Đỗ Long Khánh ngừng đầu tư, tập trung tìm hiểu chiến lược giao dịch và các kiến thức chứng khoán và có thể hiểu sâu về thị trường này.
Đây chính là lý do Khánh bắt đầu học CFA (chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính) và tham gia các cuộc thi học thuật khác như Go Finance, Bản lĩnh nhà đầu tư, I-Invest.
Tại thời điểm tham gia các cuộc thi I-Invest 2018, Go Finance 2018, khi đó kiến thức không nhiều nên Khánh đã dừng chân khá sớm chỉ lọt top 20. Qua mỗi cuộc thi Khánh được trau dồi và phát huy kiến thức, kĩ năng thực tế về lĩnh vực tài chính – chứng khoán và khả năng thuyết trình trước đám đông. Gặp gỡ trực tiếp các nhà tuyển dụng, được hỗ trợ trong việc định hướng và lựa chọn công việc thích hợp trong tương lai.
Bản lĩnh nhà đầu tư 2018 là một bước ngoặt lớn, khi đó Khánh lọt top 5 chung cuộc. Sau cuộc thi, Khánh nhận được khá nhiều cơ hội thực tập tại các công ty chứng khoán lớn. Và đến cuộc thi Go Finance 2019, Khánh đã xuất sắc giành ngôi vị quán quân.
Video đang HOT
Hiện tại, Đỗ Long Khánh đã hoàn thành chương trình CFA cấp độ level 1 và 2 (có 3 cấp độ). Nói về dự định nghề nghiệp trong tương lai, Đỗ Long Khánh tâm sự: “Em sẽ cố gắng cải thiện các kỹ năng để trở thành một chuyên viên phân tích chuyên nghiệp tại các công ty chứng khoán, tìm cơ hội làm việc cho các quỹ đầu tư để học tư duy về quản lý quỹ, phấn đấu cho mục tiêu cuối cùng là trở thành nhà quản lý quỹ”.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Hiệu trưởng, quyền lực nhiều, áp lực cũng lắm
Chúng ta đã phải chứng kiến rất nhiều những thầy cô hiệu trưởng không giữ được mình trước những cám dỗ của vật chất, tiền bạc, tình cảm.
LTS: Cho rằng, uy tín của nhà trường phải bắt đầu từ người hiệu trưởng, nhà giáo Thanh An đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trong trường, người đảm nhận vai trò hiệu trưởng luôn là trụ cột để đối nội, đối ngoại và quản lý tất cả các mảng từ nhân sự, tài chính, đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Áp lực cũng nhiều nhưng quyền hành của hiệu trưởng cũng lắm.
Nhưng, nhiều hiệu trưởng đã làm tốt được vai trò của mình để xây dựng được tập thể nhà trường đi lên, được cấp trên ghi nhận, được cấp dưới, phụ huynh, học sinh tin tưởng.
Tuy nhiên, vẫn có những hiệu trưởng chưa làm tốt vai trò của mình nên dẫn đến tập thể mất đoàn kết, giáo viên không thiết tha với những phong trào thi đua của trường. Vì thế, uy tín của tập thể nhà trường bị giảm sút, mai một theo.
Trong ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều những vị hiệu trưởng độc đoán, lộng quyền (Ảnh minh họa: NOP17).
Nếu theo dõi thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta sẽ thấy có những thầy hiệu trưởng có những hoạt động thiết thực cho đơn vị của mình dù chỉ là hành động nhỏ nhất.
Chẳng hạn như thầy hiệu trưởng 7 năm dắt học sinh qua đường; thầy hiệu trưởng đứng chào học sinh ở cổng trường; thầy hiệu trưởng lo bếp ăn từ thiện cho học trò...
Nhiều hiệu trưởng nhà trường sâu sát với hoạt động chuyên môn, lo quyền lợi cho giáo viên một cách đầy đủ, công bằng. Xem tài sản, kinh phí của nhà trường là của nhà nước, là của chung đơn vị.
Những hiệu trưởng như thế chắc chắn sẽ có tác động sâu rộng đến toàn tập thể nhà trường để mọi người cùng chung lòng phấn đấu đi lên.
Thế nhưng, chúng ta cũng phải chứng kiến rất nhiều những thầy cô hiệu trưởng không giữ được mình trước những cám dỗ của vật chất, tiền bạc, tình cảm.
Chỉ riêng trong năm 2018, chúng ta đã thấy có nhiều hiệu trưởng bị truy tố, bị kỷ luật, bị phụ huynh và giáo viên trong trường phản đối về thu - chi, làm đơn tố cáo lên cấp trên.
Uy tín của một số nhà trường bị giảm sút nghiêm trọng khi phụ huynh tập trung trước cổng trưởng để phản đối về tình trạng lạm thu trong năm học.
Có những hiệu trưởng cũng tham gia vay nợ để rồi không trả hay phải bỏ trốn, có những hiệu trưởng tham gia chạy việc cho giáo viên để rồi sau khi lấy tiền lo lót nhưng không có khả năng trả lại dù không lo được công việc cho họ.
Mấy ngày nay, dư luận lại thêm một phen bàng hoàng về trường hợp ông Đinh Bằng My - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Thanh Sơn (Phú Thọ) bị khởi tố và bắt tạm giam khi có thông tin về hiệu trưởng này lạm dụng tình dục với hàng chục nam sinh trong trường.Cuối cùng bị bắt, bị khởi tố, danh dự của bản thân bị hoen ố bởi đồng tiền mà danh dự chung của người thầy, của ngành giáo dục cũng lung lay, ảnh hưởng.
Những trường hợp tương tự như thế này, chúng ta cũng đã từng chứng kiến trong thời gian qua. Tất nhiên, không ai có thể chấp nhận cho những hành động bỉ ổi như vậy ở trong trường học mà người vi phạm lại là hiệu trưởng nhà trường.
Điều đáng buồn nhất hiện nay là có những lãnh đạo đã lâu năm không đứng lớp, rất lơ mơ về chuyên môn nên họ không đặt vấn đề chuyên môn lên trên hết.
Họ chỉ biết áp chỉ tiêu cho từng tổ chuyên môn nhưng để làm sao có chất lượng giảng dạy tốt thì lãnh đạo không có một giải pháp nào cụ thể.
Nhiều hoạt động dạy học, phong trào thi đua chỉ ấn định tổ này, người kia phải tham gia nhưng khi họ đạt được kết quả rồi thì không đoái hoài đến quyền lợi của người đã đem lại thành tích cho nhà trường.
Khi xét thi đua, đánh giá đảng viên cuối năm, cho dù có những hiệu trưởng không đủ tiêu chuẩn để xếp loại xuất sắc, được khen thưởng các danh hiệu cao nhưng lại cứ "lờ" đi những yếu tố cần có, những tiêu chuẩn cứng đã được quy định mà đưa mình vào danh sách khen thưởng.
Những ý kiến của giáo viên trong trường khi chất vấn, đóng góp về những góc khuất trong chi tiêu tài chính thì thường bị phản bác, dùng những ngôn từ không phù hợp để chấn áp tinh thần giáo viên.
Mặc dù, mỗi khi họp để đánh giá, kiểm điểm, xếp loại hiệu trưởng thì hiệu trưởng luôn lên tiếng và yêu cầu mọi người đóng góp ý kiến để bản thân nhìn thấy sai sót, hạn chế của mình để khắc phục. Nhưng, những đóng góp mang tính xây dựng, thẳng thắn thì thường bị trù dập, gây khó dễ về sau.
Phải nói rằng công tác bổ nhiệm hiệu trưởng ở các địa phương hiện nay đang được thực hiện theo đúng qui trình. Tuy nhiên, cái "qui trình" thực hiện của chúng ta hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế.Vì thế, quy chế dân chủ bị lu mờ, trong hội họp chỉ toàn nghe những lời nịnh bợ của một vài cá nhân mà thôi.
Một số lãnh đạo nhà trường cứ yên vị ngồi mãi ghế lãnh đạo đến hàng mấy chục năm cho đến khi về hưu tạo nên sự chán ngán cho giáo viên, đôi lúc nó trở thành lực cản cho sự phát triển đơn vị và không trở thành động lực phấn đấu cho một bộ phận lãnh đạo đứng đầu các đơn vị giáo dục.
Nhiều người họ bằng lòng với vị trí hiện tại mà mình đang có và tìm mọi cách làm lợi cho bản thân hay làm lợi cho một số người.
Chúng ta đã nói nhiều đến chất lượng giáo dục, đã chứng kiến nhiều những hiệu trưởng và các thành viên trong Ban giám hiệu nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chỉ có điều, những chuyện như vậy không còn là chuyện hiếm nữa mà nó được tái diễn trên một diện rộng của ngành giáo dục.
Năm nào vào đầu năm học chúng ta cũng thấy báo chí vào cuộc, phanh phui những tiêu cực. Nhưng, có lẽ những cám dỗ, những ma lực của đồng tiền luôn luôn có sức hấp dẫn, mê hoặc một số người.
Tạo uy tín cho nhà trường, tất nhiên là sự chung tay của mọi người, trong đó có các đoàn thể và từng cá nhân trong mỗi đơn vị. Song, vấn đề mấu chốt nhất phải là sự gương mẫu từ hiệu trưởng nhà trường.
Một hiệu trưởng giỏi, uy tín chưa hẳn là phải cần làm nhiều, phải lao vào tất cả các hoạt động của nhà trường.
Đặc biệt, công tác kiểm tra phải thực sự sát sao, không đánh trống bỏ dùi, không phát động rồi bỏ mặc giáo viên tự vẫy vùng trong một mớ bòng bong của các phong trào.Người hiệu trưởng giỏi phải biết tạo dựng cho mình một bộ phận giúp việc có chuyên môn giỏi, có phẩm chất tốt. Biết hài hòa về quyền lợi, quyền lực, biết động viên, chia sẻ và khích lệ sự phấn đấu của nhiều người.
Hiện nay, trong khi toàn Đảng toàn dân đang hướng tới các phong trào học tập theo Bác, đang đẩy mạnh việc chống tham nhũng. Ngành giáo dục đang phát động việc đổi mới trong giáo dục thì vấn đề bổ nhiệm, đề bạt được những lãnh đạo nhà trường có đủ tâm đức, tài năng là điều cần thiết nhất.
Hiệu trưởng phải được tổ chức thi tuyển mới bổ nhiệm hoặc ít ra giáo viên trong trường có thể tự tay bỏ phiếu bầu hiệu trưởng thì mới có những lãnh đạo đúng nghĩa để làm nhân tố quyết định, đột phá cho sự đi lên của đơn vị, của ngành.
Còn không, chúng ta cứ làm hình thức, nửa vời, thậm chí có phần khuất tất thì sẽ có rất nhiều những kẻ cơ hội, thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức ngồi vào ghế hiệu trưởng.
Như vậy, không chỉ uy tín của ngành bị giảm sút mà ngay uy tín của giáo viên trong trường đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Theo giaoduc.net.vn
Cuba có hệ thống giáo dục tốt nhất Mỹ Latinh Trong một báo cáo mới công bố về tình hình giáo dục tại Mỹ Latinh, Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định "ngoài Cuba, không một hệ thống học đường nào tại khu vực Mỹ Latinh đạt các thông số tiêu chuẩn toàn cầu", đồng thời nhấn mạnh chất lượng giáo dục thấp là một trong những khó khăn lớn nhất của khu...