Quan niệm ‘ăn nhiều cơm gây béo phì’ và sự thật cần sáng tỏ
Quan niệm “ăn nhiều cơm gây béo phì” đã khiến không ít người gặp các vấn đề về sức khỏe khi cố tình loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần hàng ngày.
Tinh bột là một trong những thành tố dinh dưỡng chính trong chế độ ăn của con người từ thời xa xưa. Nhưng hiện nay, thực phẩm cung cấp tinh bột bị đặt một dấu hỏi lớn khi nhiều người cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến lượng mỡ dư thừa tăng cao. Từ đây, các chế độ ăn như Low Carb, Keto ra đời.
Nỗi oan
Trên thực tế, lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của người Việt tương đối cao. Nếu tính từ thời kỳ bao cấp, nguồn thức ăn chính trong bữa cơm người Việt đến từ gạo, mì, ngô, khoai, sắn. Chúng chiếm tới 80% năng lượng trong ngày.
Khi nền kinh tế phát triển hơn, đời sống được nâng cao, người dân bắt đầu tăng khẩu phần đạm và chất béo. Dẫu vậy, thói quen ăn nhiều thực phẩm từ tinh bột vẫn tồn tại.
Thạc sĩ, bác sĩ DZoãn Thị Tường Vi (Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng) cho biết: “Hiện nay, năng lượng đến từ tinh bột tối đa được Viện Dinh Dưỡng Quốc gia khuyến cáo là 55-65%, năng lượng từ chất béo không quá 25%, phần còn lại đến từ chất đạm”.
Tinh bột mà điển hình là cơm chiếm một phần năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt không đồng nghĩa với việc nó là “thủ phạm” làm tăng cân. Ảnh: Bulletproof.
Dựa vào tỷ lệ này, có thể nói rằng năng lượng chính của cơ thể đến từ tinh bột. Trong khi đó, các trường hợp thừa cân, béo phì xuất phát từ nguyên nhân năng lượng nạp vào quá nhiều – nơi mà yếu tố tinh bột chiếm phần lớn.
Hiểu một cách đơn giản, việc ăn quá nhiều cơm, khoai, bánh mì, khiến chúng ta dễ dàng bị dư thừa năng lượng và từ đó dẫn đến tăng cân, lượng mỡ thừa cũng vì thế mà tăng cao.
Do đó, hiện nay có nhiều người lựa chọn giải pháp cắt giảm tinh bột, tăng lượng đạm và chất béo, đặc biệt là thịt nhằm phục vụ mục tiêu giảm cân. Nhưng khi đánh giá khách quan, một gram tinh bột và một gram chất đạm có giá trị năng lượng tương đương nhau (4 kcal). Bởi vậy, việc ăn quá nhiều thịt cũng vô tình làm năng lượng nạp vào tăng cao khiến kết quả cân nặng không thay đổi.
Bên cạnh đó, khi ăn nhiều thịt, chúng ta còn nạp vào một lượng chất béo no từ động vật, cho dù ăn thịt nạc vẫn có hàm lượng chất béo nhất định tùy loại thịt. dẫn đến những nguy cơ về tim mạch. Bản thân chất béo cũng có mức năng lượng rất cao (một gram chất béo cho 9 kcal) gây mất cân bằng dinh dưỡng và làm tăng cân nhanh chóng.
Do đó, thạc sĩ Tường Vi khẳng định: “Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì là năng lượng nạp vào từ ăn uống vượt quá năng lượng cơ thể tiêu hao thông qua các hoạt động thể lực. Tinh bột chỉ là yếu tố chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn nên khi giảm cân, chúng ta mới nhắc tới việc cắt giảm chất này”.
Video đang HOT
Thực tế, không phải ai ăn nhiều tinh bột cũng bị thừa cân, béo phì bởi họ vẫn giữ được sự cân bằng năng lượng và đầy đủ các chất trong khẩu phần ăn như đạm, chất béo cũng như tinh bột.
Nguy cơ từ “No-carb” và cách giảm cân khoa học
Theo bác sĩ DZoãn Thị Tường Vi, hiện nay có nhiều người nghe theo các thông tin không chính xác và áp dụng chế độ ăn “Low-carb” sai cách là cắt bỏ hoàn toàn tinh bột dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ.
Bác sĩ này khuyến cáo: “Trong khẩu phần ăn phải luôn có đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất. Thiếu tinh bột có thể khiến các hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng và gây ra rối loạn chuyển hoá”.
Hiểu lầm về chế độ Low-carb là mối nguy hiểm lớn đối với sức khoẻ. Ảnh: Healthline.
Mọi người cũng không nên ăn quá nhiều thịt để bù lại lượng tinh bột thiếu hụt. Hành động này có thể dẫn đến rối loạn chuyển hoá về chất đạm. Bản thân chúng ta cũng không thể ăn được nhiều chất béo vì cảm giác ngấy, đồng thời còn khiến năng lượng nạp vào tăng nhanh.
Tinh bột có vai trò rất lớn đối với cơ thể khi là nguồn năng lượng chính của các hoạt động hàng ngày. Việc loại bỏ tinh bột còn ảnh hưởng trực tiếp đến não khi đây là yếu tố chính cung cấp oxy cho não bộ.
Thạc sĩ Tường Vi nhận định: “Những người cắt hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn thường có hiện tượng buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu và luôn uể oải, khó tập trung do não không được cung cấp oxy”.
Chế độ Low-carb bị áp dụng sai cách còn đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng với những người có tiền sử rối loạn đường huyết, đái tháo đường,…
Bởi vậy, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo những người có ý định giảm cân chỉ nên giảm từ từ lượng tinh bột thay vì cắt bỏ hoàn toàn. Trong chế độ ăn hàng ngày luôn phải cân bằng tỷ lệ giữa các chất. Khi giảm tinh bột, tỷ lệ các chất khác cũng sẽ tăng lên nhưng phải lưu ý việc ăn quá nhiều thịt cũng dẫn đến rối loạn chuyển hoá chất đạm, rối loạn chuyển hoá lipid có nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp, sỏi mật, xơ vữa động mạch,…
Thạc sĩ này khuyên mọi người nên tập cách giảm dần lượng tinh bột theo thời gian, tính toán để đưa mức năng lượng nạp vào về tỷ lệ cân đối, cụ thể. Trong quá trình này, nếu có cảm giác đói thì nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt.
Mẹo nhỏ để quá trình giảm cân hiệu quả hơn là ăn một bát canh rau trước bữa ăn. Việc làm này khiến rau chiếm một phần diện tích dạ dày, giúp cơ thể hoà loãng dịch vị, bớt cảm giác giác thèm ăn từ đó kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào.
Những người nên tránh ăn bánh mì buổi sáng, càng ăn nhiều càng nhanh hỏng thận
Bánh mì là loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trong bữa sáng. Tuy nhiên, ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số nguy hiểm, dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.
Sai lầm khi lạm dụng bánh mì trong thời gian dài
Không ít gia đình dùng bánh mì là thực phẩm chính trong bữa sáng. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm bởi bánh mì chưa thực sự cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chỉ nên coi bánh mì là loại thức ăn bổ sung có tác dụng "chữa đói" trong thời gian ngắn. Tuyệt đối không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.
Vì bánh mì là thực phẩm mà cơ thể nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, làm tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Nếu lạm dụng ăn bánh mì sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiểu đường, béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Ăn quá nhiều bánh mì có thể gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh thận... (Ảnh minh họa)
Nhiều bà nội trợ cho rằng bánh mì không chứa muối đường và mặc sức ăn thoải mái. Tuy nhiên, đây là sai lầm tai hại. Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwhich. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều, lượng natri trong cơ thể của bạn sẽ tăng đáng kể. Đương nhiên, một lát bánh mì sẽ không gây tác hại quá ghê gớm đối với sức khỏe nhưng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Nhóm khoa học gia thuộc Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) phát hiện nếu ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là bánh mì, có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC). Đây là loại ung thư phổ biến trong các loại ung thư thận. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Anh đã trấn an rằng đây là báo cáo khoa học nghiên cứu đầu tiên về loại thức ăn này. Do vậy, người tiêu dùng không nên hoang mang.
Những người dưới đây không nên ăn bánh mì
1. Người tiêu hóa kém, táo bón
Những người có có đường ruột kém ăn nhiều bánh mì sẽ gây khó tiêu
Trong thành phần của bánh mì có gluten gây khó tiêu cho con người. Chính vì vậy nếu bạn tiêu hóa kém hoặc đang táo bón thì không nên ăn nhiều bánh mì. Đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người già thì càng không nên ăn nhiều bánh mì, bởi thường gây rối loạn tiêu hóa không tốt cho sức khỏe về sau.
2. Người bị tim mạch, tiểu đường
Trong thành phần dinh dưỡng của bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa và khiến cho đường huyết tăng cao.
3. Người bị thừa cân, béo phì
Mặc dù bánh mì gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, ăn kiêng thì hãy loại bánh mì ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
4. Người mắc bệnh tim, cao huyết áp
Ăn bánh mì nhiều cũng làm tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến tim. (Ảnh minh họa)
Trong bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe của mình, những người có tiền sử bệnh về tim và cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn bánh mì.
5. Người bị bệnh thận
Trên thực tế, hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Nhất là các loại bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich có nghĩa là bạn đang nạp một lượng muối vượt mức vào cơ thể.
6. Người đang mệt mỏi, stress
Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mì trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi của cơ thể.
Cô gái Hàn cao "3m bẻ đôi", nặng gần 100kg vất vả giảm cân để xinh đẹp Hành trình giảm cân của Ryoa khá gian nan, giảm được kí rồi tăng trở lại nhưng cô không hề bỏ cuộc. Roya giảm từ 92kg xuống 72kg sau đó lại tăng lên 96kg. Ryoa là một YouTuber người Hàn Quốc với hơn 55 nghìn người theo dõi. Cô thường chia sẻ những video đời sống, làm đẹp và đặc biệt là kể...