Quản lý sức khoẻ bằng… a:care
Sau khi bác sĩ đã khám bệnh, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn không dùng thuốc đều đặn. Trong một số trường hợp điều trị lâu dài, bệnh nhân đã thậm chí bỏ dở điều trị…
Tuy nhiên, nhờ a:care đã tích hợp cả nền tảng kỹ thuật số và bộ công cụ truyền thống với trang điện tử và những cuốn cẩm nang chăm sóc sức khỏe, người bệnh sẽ không còn lo lắng về điều này.
Sáng 25/11, Abbott ra mắt chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe a:care tại Việt Nam. a:care là chương trình tích hợp các công cụ kỹ thuật số và công cụ truyền thống. a:care được thiết kế để hỗ trợ người dùng có được sức khỏe tốt hơn. Mọi người có thể đăng ký hoặc tìm hiểu thêm thông tin tại trang điện tử acare.abbott.vn.
Phó Giáo sư Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Lê An, Phó Chủ tịch hội Bác sĩ Gia đình Việt Nam nhấn mạnh về tầm quan trọng của mức độ tuân thủ phác đồ điều trị đối với chất lượng sống của bệnh nhân
Theo Ông Ngô Văn Huy, Tổng Giám đốc ngành hàng Dược, đại diện công ty Abbott Việt Nam, a:care hỗ trợ giải quyết các nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe của người dùng, từ phòng ngừa cho đến hỗ trợ điều trị và tạo động lực nâng cao sức khỏe. Cụ thể hơn, tại trang điện tử a:care, bệnh nhân có thể tiếp cận các thông tin chăm sóc sức khỏe hay tham gia vào chương trình tích lũy điểm thưởng đầy thú vị, thúc đẩy họ tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cập nhật những thông tin y khoa mới nhất tại trang điện tử acare.abbott.vn.
Video đang HOT
Đại diện Abbott Việt Nam, Ông Ngô Văn Huy, Tổng Giám đốc ngành hàng Dược chính thức giới thiệu sáng kiến mới của Abbott hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người Việt Nam – chuyên trang điện tử a:care
“a:care là mô hình của tương lai. Chúng tôi thấu hiểu sâu sắc những thách thức và nhu cầu của bác sĩ cũng như bệnh nhân tại Việt Nam. Chúng tôi luôn đặt việc tạo thêm giá trị làm trọng tâm trong công việc. Vì vậy, Abbott đã tạo ra chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe này để giúp hàng triệu người trên khắp đất nước đang tìm kiếm một cuộc sống khỏe mạnh hơn”- ông Ngô Văn Huy chia sẻ và cho biết thêm với a:care, Abbott hỗ trợ giải quyết những nhu cầu quan trọng nhất mà chúng tôi ghi nhận được từ bệnh nhân, bác sĩ và dược sĩ.
Họp báo ra mắt sáng kiến mới của Abbott cải thiện chất lượng sống của người Việt thông qua ứng dụng công nghệ 4.0 vào y khoa
Một trong những mục tiêu chính của a:care là giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị. Sau khi bác sĩ đã khám bệnh, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn không dùng thuốc đều đặn. Trong một số trường hợp điều trị lâu dài, bệnh nhân đã thậm chí bỏ dở điều trị. Dựa theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 50% người bệnh không dùng thuốc theo chỉ định, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Trong khi đó, theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 37% bệnh nhân suy tim không uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ, và hơn một nửa số bệnh nhân sau khi xuất viện khoảng 52,5% vẫn tiếp tục chế độ ăn nhiều muối.
Theo PGS- BS Phạm Lê An, Phó Chủ tịch Hội Bác sĩ Gia đình Việt Nam tuân thủ điều trị vẫn là một trong những thách thức lớn nhất trong công tác khám chữa bệnh ở Việt Nam. “Tuân thủ điều trị sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt về tài chính, sức khỏe và cải thiện cuộc sống người bệnh một cách đáng kể. Việc giúp người bệnh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống là điều hết sức cần thiết”- bác sĩ An nói.
Theo Tiền phong
Nhiều sự cố y khoa có nguyên nhân từ bác sĩ, y tá, nhân viên y tế
"Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh khỏi và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát".
Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tại mít tinh hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất diễn ra ngày 17.9 tại Hà Nội với thông điệp của năm 2019 là "Cùng nói ra vì sự an toàn của người bệnh!". "Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Chống nhiễm khuẩn, vệ sinh tay là biện pháp đảm bảo an toàn người bệnh
Tuy vậy, mỗi ngày trên thế giới đang có hàng nghìn người bệnh chịu tổn thương do các sự cố có thể phòng ngừa được hoặc bị đặt vào tình huống có nguy cơ bị tổn thương trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước thu nhập cao, ước tính 10% số lượng người bệnh bị tổn thương khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Các số liệu thống kê thu thập được cho thấy có tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện ở các nước thu nhập trung bình và thấp, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.
Việt Nam, cũng không phải là ngoại lệ với những sự cố y khoa không mong muốn xảy ra với một hoặc nhiều bệnh nhân. Có thể kể đến trường hợp bệnh nhân ở Tiền Giang bị bác sĩ bỏ quên gạc phẫu thuật trong bụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Gò Công; bệnh nhân được chỉ định mổ chân trái nhưng bác sĩ mổ chân phải tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức; bác sĩ cắt nhầm vòi trứng, trao nhầm trẻ sơ sinh, trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin; đặc biệt là sự cố y khoa chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình khiến tám người tử vong... Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của WHO, cứ 10 người bệnh lại có một người bị tổn hại vì các dịch vụ y tế, trong đó 50% có nguyên nhân là phòng tránh được; có tới 14,3% chi phí tại Bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra. "Báo cáo cũng chỉ ra: nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng tới 10% số người bệnh nhập viện; chẩn đoán chậm và không chính xác là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn hại cho người bệnh và ảnh hưởng tới hàng triệu người bệnh. Bên cạnh đó, phơi nhiễm với tia phóng xạ là một vấn đề quan tâm của sức khỏe cộng đồng và an toàn người bệnh", ông Khuê chia sẻ.
Tại Mỹ, cứ 10 bệnh nhân thì có 4 bệnh nhân bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú
Nói về công tác bảo đảm an toàn người bệnh, Bộ Y tế cũng đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ trong thời gian qua như: Tham mưu cho Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; ban hành các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (quy định về cấp cứu; chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; Hội chẩn; Điều trị ngoại trú; Điều trị nội trú; Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xử lý chất thải y tế... Ông Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, để an toàn người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ các quy định, quy trình khám chữa bệnh như xác định chính xác người bệnh, bảo đảm giao tiếp hiệu quả, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn sử dụng thuốc...
THẢO LAM
Theo baovanhoa
Công bố tài liệu hướng dẫn cấp quốc gia về thực hành thuốc trong bệnh không lây Đây là tài liệu hướng dẫn đầu tiên cấp quốc gia về thực hành dược lâm sàng có tính pháp lý, hướng dẫn về kiến thức và thực hành thuốc trong 3 bệnh lý không lây nổi trội hiện nay: đái tháo đường, tim mạch và ung thư. Tài liệu hướng dẫn về thực hành thuốc cũng như các kiến thức về thuốc...