Quận Hoàng Mai: Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên
Năm học 2018- 2019, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, tạo những bước chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo.
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn tăng cả về số lượng và chất lượng.
Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai cho biết, năm học 2018-2019, ngành Giáo dục và Đào tạo Quận đã nỗ lực phát huy những thành tích đạt được, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, tạo những bước chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo.Thông tin trên trên được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 do ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai vừa tổ chức.
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngành Giáo dục Quận đã tổ chức tốt các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.
Toàn Ngành có 12 giáo viên tham dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố đạt 05 giải Nhất, 04 giải Nhì và 03 giải Ba. Cấp học Mầm non và Trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Quận được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xếp loại Xuất sắc về công tác chỉ đạo hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích
Đặc biệt, tổng điểm thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập, trung bình mỗi học sinh lớp 9 toàn Quận là 43,37 điểm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, chất lượng thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập của quận Hoàng Mai vinh dự đứng thứ 2/30 quận, huyện toàn Thành phố.
Quận Hoàng Mai có 08 trường Trung học cơ sở đứng trong tốp 50 trường có kết quả thi vào lớp 10 Trung học phổ thông cao nhất toàn Thành phố. Năm học vừa qua có 112 học sinh với 187 lượt thi đỗ vào lớp 10 khối Trung học phổ thông các trường chuyên của Hà Nội (tăng 04 học sinh so với năm học trước).
Kết quả thi học sinh giỏi các môn văn hóa: Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở có 208 giải cấp Thành phố – tăng 74 giải; có 122 giải cấp Quốc gia – tăng 64 giải; có 219 giải cấp Quốc tế – tăng 185 giải so với năm học trước.
Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch, toàn Quận hiện có 31/54 trường công lập đạt trường chuẩn Quốc gia (tăng 01 trường, đạt 57,4%), phấn đấu đến năm 2020 toàn Quận tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 70% và mỗi cấp học có 01 trường công lập chất lượng cao.
Video đang HOT
Để tạo điều kiện cho Ngành tổ chức tốt nhiệm vụ dạy và học, phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân quận tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường. Trong năm học, Quận đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhiều trường, đã có 30 dự án được thực hiện, trong đó có 14 dự án chuyển tiếp từ năm 2018, 16 dự án khởi công mới năm 2019 với tổng số tiền đầu tư hơn 440 tỷ đồng.
Năm học 2019-2020, ngành Giáo dục quận Hoàng Mai tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đó là rà soát bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học, quản lý…
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Đức Vinh trao Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân Thành phố cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai
Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang ghi nhận, biểu dương kết quả mà ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đạt được trong năm học vừa qua.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị năm học 2019-2020, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai tiếp tục tham mưu với UBND quận rà soát mạng lưới trường lớp khắc phục tình trạng quá tải học sinh nhất là trong giai đoạn toàn ngành đang chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; Tích cực đổi mới công tác quản lý, trong đó chú ý đến giáo dục ngoài công lập.
Đặc biệt các nhà trường phải quan tâm đảm bảo an toàn cho trẻ; thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Thay mặt lãnh đạo quận Hoàng Mai, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Đức Vinh cũng chúc mừng và ghi nhận những thành tích đáng tự hào của ngành Giáo dục và Đào tạo quận đã đạt được trong năm học 2018 – 2019, đồng thời chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo cần làm tốt công tác tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân trong Quận về những chủ trương, định hướng đổi mới, chính sách của Ngành để tạo sự đồng thuận, sự ủng hộ, gắn kết mối quan hệ “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh.
Đồng chí Bí thư Quận ủy Hoàng Mai cũng yêu cầu Ngành tiếp tục đổi mới công tác quản lý, xây dựng kỷ cương làm việc, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học đặc biệt là trong công tác quản lý cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giữ vững chất lượng giáo dục.
Với những thành tích xuất sắc trong năm học 2018-2019, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai vinh dự được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc, được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tặng giấy khen 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại tốt và xuất sắc; 04 tập thể và 01 cá nhân được UBND Thành phố tặng Bằng khen, 09 đơn vị nhà trường được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố; 03 đơn vị và 04 cá nhân được đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen; 41 tập thể được Ủy ban nhân dân Quận tặng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”; 09 tập thể được Ủy ban nhân dân Quận tặng Giấy khen, 543 cán bộ, giáo viên, nhân viên được đề nghị UBND Quận tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Phạm Diệp
Theo laodongthudo
Bài 4: Suy tôn phải đúng người, đúng việc
Nếu cứ bỏ hết tất cả các cuộc thi, hội thi sẽ dẫn đến việc đánh giá giáo viên, thậm chí suy tôn "hòa cả làng". Thầy Trần Huy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) - nêu quan điểm cá nhân khi trao đổi về việc công nhận giáo viên dạy giỏi.
Cuộc thi giáo viên dạy giỏi tổ chức tại Trường TH Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Ảnh: NT
Mục đích tích cực
Thầy Trần Huy cho rằng, hội thi giáo viên dạy giỏi là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Qua hội thi để tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp học.
Với hoạt động này, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên. Hội thi góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tự học và sáng tạo.
Qua hội thi, các cơ sở giáo dục phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành. Đây cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Chúng ta thấy mục đích, yêu cầu của hội thi rõ ràng là cần thiết và đúng đắn.
Trưởng thành về nghề nghiệp của nhiều giáo viên có sự đóng góp của các cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Ảnh minh họa/ INT
"Từ kinh nghiệm làm công tác quản lý và tổ chức hội thi cấp trường và tham gia hội thi cấp tỉnh, tôi nhận thấy nhiều giáo viên trở nên tự tin, vững vàng, trưởng thành hơn trong công tác chuyên môn qua những lần tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.
Trưởng thành về nghề nghiệp của nhiều giáo viên có sự đóng góp của các cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Sự tôn vinh các thầy cô giáo qua hội thi giáo viên giỏi tạo ra sức lan tỏa rất lớn trong đồng nghiệp, cũng như trong học sinh và cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp ở đâu đó chưa thật sự nghiêm túc, đúng mục đích, yêu cầu và còn mắc bệnh thành tích không thực chất" - thầy Trần Huy chia sẻ.
Để hội thi giáo viên giỏi không phải là "diễn"
Vấn đề mấu chốt đó là việc tổ chức kỳ thi đảm bảo hiệu quả thì phải tổ chức thi "thật", nghiêm túc, theo đúng Thông tư của Bộ GD&ĐT. Nếu nhìn diện rộng, thời gian qua thi giáo viên giỏi chỉ là "diễn" không phải "phổ biến" mà chỉ cá biệt ở một vài địa phương.
Nêu quan điểm trên, chia sẻ kinh nghiệm của địa phương, thầy Trần Huy cho biết: Trong những năm qua, Phú Thọ đã đổi mới hội thi giáo viên dạy giỏi một cách nhẹ nhàng, thiết thực; từ việc làm bài thi nhận thức, nhất là phần kiến thức chung, cho đến việc đánh giá 2 tiết dạy cũng hết sức nhẹ nhàng.
Giáo viên vẫn thực hiện tiến trình bài giảng bình thường, rút thăm chọn lớp, tập trung đánh giá thật cao tổ chức bài dạy theo tinh thần đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Thầy cô thoải mái dạy theo đúng năng lực, kiên quyết chỉ đạo nghiêm túc không có việc làm quen với lớp trước khi dạy.
Thành phần giám khảo dự đều có cán bộ của Sở GD&ĐT và có cả những tiết có lãnh đạo Sở cùng dự. Đánh giá cao đối với những giáo viên có khả năng ứng dụng cao công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ vào giảng dạy và có các thiết bị tự làm. Đặc biệt, không giao chỉ tiêu thành tích trường nào cũng phải tham gia; chỉ đạo chặt chẽ để tổ chức hội thi cấp trường, cấp huyện thực chất.
"Trong thực tế, nếu cứ bỏ hết tất cả các cuộc thi, hội thi rồi sẽ dẫn đến việc đánh giá giáo viên, thậm chí suy tôn "hòa cả làng". Chưa kể hội thi giúp giáo viên nâng cao tay nghề, tạo thói quen nền nếp, rèn luyện thêm kỹ năng cần thiết trong nghiệp vụ sư phạm; đặc biệt là nâng giá trị đạo đức nhà giáo, tác phong làm việc khoa học, uy tín" - thầy Trần Huy cho hay.
Để khắc phục lợi dụng những kẻ hở của Thông tư 21 về Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, tránh tổ chức thi hình thức, thiếu thực chất, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy cho rằng, Bộ GD&ĐT cần sửa đổi Thông tư một cách phù hợp, chặt chẽ hơn, thực chất hơn. Những nội dung thi nào còn hình thức cần loại bỏ.
Có thể xem xét có nên tổ chức hội thi cấp trường hay không, hay giao trực tiếp cho trường chọn cử giáo viên có năng lực, uy tín, chất lượng tham gia hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Cùng với đó, phải bổ sung những ưu tiên đối với giáo viên có năng lực về sử dụng tin học, ngoại ngữ khi tham gia hội thi. Điều quan trọng nhất là việc tổ chức hội thi phải hết sức nhẹ nhàng, thực chất, hiệu quả và suy tôn được đúng danh hiệu giáo viên giỏi.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Làm thế nào để nhập cư Canada sau du học? Ngoài visa và giấy phép lao động, du học sinh phải có tối thiểu 6 tháng làm việc và một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ làm. Mỗi năm, hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế lựa chọn Canada là điểm đến du học. Ngoài việc được trải nghiệm chất lượng giáo dục, du học sinh có nhiều cơ hội trở thành...