Quận Hoàn Kiếm đề nghị mở lại hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm từ 2/3
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết sẽ có văn bản báo cáo, đề nghị TP Hà Nội cho mở lại phố đi bộ Hồ Gươm từ tuần sau.
Chiều 26/2, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức họp trực tuyến với các quận, huyện.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, trên địa bàn quận hiện không có trường hợp F0, có 54 F1 với kết quả xét nghiệm âm tính. Quận Hoàn Kiếm có 746 người về từ vùng dịch Quảng Ninh và Hải Dương ( Cẩm Giàng, Chí Linh…), kết quả xét nghiệm đều âm tính.
Theo ông Long, quận Hoàn Kiếm có 228 người đang cách ly y tế trên địa bàn quận. Trong đó dải rác ở các khách sạn và 65 trường hợp tại nhà riêng. Hiện quận đang tập trung chỉ đạo chuẩn bị cho công tác phòng, chống dịch khi mở lại các trường học vào 2/3 (thứ 3 tuần tới) theo chỉ đạo của UBND TP; đồng thời mở lại các di tích trên địa bàn.
“Sắp tới quận Hoàn Kiếm sẽ có văn bản báo cáo TP khi dịch bệnh được kiểm soát, quận đề xuất mở lại hoạt động của phố đi bộ. Dự kiến thời gian xin mở lại từ 2/3 “, ông Long nói.
Video đang HOT
Quận Hoàn Kiếm đề nghị mở lại hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm từ 2/3.
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, đến hiện tại quận đã lấy mẫu tất cả các trường hợp người về từ vùng dịch về, tân binh chuẩn bị nhập ngũ. Kết quả toàn bộ đều âm tính. Hiện số người nước ngoài cách ly tại khách sạn đang rất lớn, công tác cách ly vẫn được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.
Quận Hai Bà Trưng tiếp tục giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong thời gian được yêu cầu đóng cửa, giãn cách, hàng quán có vách ngăn. Quận xử lý những trường hợp không đeo khẩu trang, cố tình mở quán cà phê. Trong đó có 26 cá nhân, tổ chức bị xử phạt với tổng số tiền gần 50 triệu đồng.
Đặc biệt, quận Hai Bà Trưng cũng chỉ đạo việc giải cứu nông sản từ Hải Dương không được lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Quản lý tốt các sản phẩm nông sản, người đến mua giải cứu để không xảy ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Quận Đống Đa cho biết đã chỉ đạo tiếp tục dừng hoạt động các quán karaoke, quán bar, cà phê, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, kiểm soát việc kinh doanh hàng ăn. Trong đó, đêm 14/1 âm lịch, chùa Phúc Khánh tổ chức khoá lễ cầu an nhưng dưới hình thức online để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Quận Đống Đa đã xử phạt 85 trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang với số tiền 125 triệu đồng và xử phạt cơ sở kinh doanh cà phê và karaoke tái hoạt động trở lại với mức tiền 15 triệu đồng.
Quận Cầu Giấy kiểm tra xử phạt 18 trường hợp với số tiền 61 triệu đồng, trong đó có 16 trường hợp không đeo khẩu trang và 2 cơ sở không tạm dừng kinh doanh theo quy định.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết đã xử phạt 73 triệu đồng các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch.
Hà Nội: Đề xuất dừng hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm từ ngày 5/2
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đề xuất dừng hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm từ ngày 5/2.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội chiều 3/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong cho biết, đối với hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm, hàng năm khi đến tuần cuối cùng, sát Tết Nguyên đán sẽ dừng hoạt động.
Tuy nhiên, năm nay, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên quận Hoàn Kiếm đề xuất thành phố chính thức cho dừng hoạt động phố đi bộ từ tuần này, bắt đầu từ 5/2. Phố đi bộ sẽ hoạt động trở lại khi có thông báo chính thức của thành phố.
Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết biết thêm, cơ quan chức năng đã tổ chức đoàn xe tuyên truyền ở phố đi bộ, chợ hoa để nâng mức cảnh giác cao độ cho người dân trong công tác phòng dịch. In ấn các tờ rơi, pano để tuyên truyền cho người dân liên quan đến xử phạt người không đeo khẩu trang. Từ chiều 2/2 đến nay, quận Hoàn Kiếm đã xử phạt 29 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 53 triệu đồng.
Quận Hoàn Kiếm cũng đề nghị, nếu vào đêm giao thừa vẫn bắn pháo hoa ở khu vực hồ Gươm thì đơn vị đề xuất cho tổ chức khoanh vùng, cấm toàn bộ không gian để kiểm soát tốt nhất.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất dừng hoạt động phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2 để phòng dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Huy Cường cho biết, qua rà soát quận đã quản lý được 666 người về từ Chí Linh (Hải Dương) và Quảng Ninh. Những người này đã được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly. Các đơn vị chức năng thông báo kết quả có 4 trường hợp dương tính, còn lại âm tính và đang được cách ly. Đến thời điểm hiện tại, quận Nam Từ Liêm đã truy vết tất cả các trường hợp liên quan đến các ca bệnh.
Với bệnh nhân N.Q.M. (BN1694) có lịch sử di chuyển phức tạp, lời khai của bệnh nhân cũng quanh co gây nhiều khó khăn cho ngành y tế. Từ trường hợp này, quận đề nghị công an các phường đi cùng ngành y tế để rà soát.
Liên quan đến vị trí cách ly tại Trường tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm lấy xong toàn bộ mẫu của các học sinh với 433 mẫu. Tại tổ dân phố Xuân Phương và Trường tiểu học Cầu Diễn cũng lấy xong 100 mẫu vào sáng nay.
Thông tin tại cuộc họp. bà Cấn Thị Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết, hiện nay tổng số F1 của quận là 43 trường hợp. Các F1 mới đều liên quan đến BN1866 - 1883. Các trường hợp cách ly tại nhà là 195 người. Quận Hà Đông đã rà soát được 1.201 người về từ vùng dịch, trong đó Trường THPT Trần Hưng Đạo là 585 người. 8h sáng nay quận có kết quả xét nghiệm của CDC Hà Nội cho thấy tất cả các trường hợp đều âm tính.
Với trường hợp BN1883, ngay đêm 2/1 quận Hà Đông phối hợp với Sở Tư pháp phun khử khuẩn khu vực xung quanh. Trong đó, quận lên danh sách được 114 người dự hội nghị liên quan đến bệnh nhân này, trong rà soát có 9 F1. Quận Hà Đông tiếp tục vận động người dân trên địa bàn tăng cường các biện pháp phòng chống dịch; yêu cầu ban quản lý chợ hoa xuân lên danh sách các trường hợp kinh doanh chợ hoa, cây cảnh. Quận đã xử phạt 29 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 47 triệu đồng.
PGS Trần Như Dương: Trọng điểm dịch Covid-19 Cẩm Giàng vẫn là điểm nóng phức tạp của Hải Dương PGS.TS Trần Như Dương, Tổ trưởng Tổ công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương đã có những phân tích về 2 tâm điểm dịch Covid-19 lớn và các vùng dịch tễ rất cần chú ý của tỉnh. Hai điểm tâm điểm dịch lớn nhất của Hải Dương PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ...