Quan hệ tình dục qua đường hậu môn và nguy cơ nhiễm HIV
Nguy cơ nhiễm HIV, một loại virus có thể lây truyền qua đường tình dục ( STI) khá cao, đặc biệt khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ.
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV qua QHTD đường hậu môn
Nguy cơ mắc HIV thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào loại hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn (giao hợp), bao gồm việc đưa dương vật vào hậu môn, có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất, nếu một trong hai bạn tình dương tính với HIV. Điều này là do:
- Lớp niêm mạc ở hậu môn thường mỏng và rất dễ bị tổn thương trong quá trình quan hệ. Điều này đã vô tình tạo điều kiện cho HIV đễ dàng xâm nhập trực tiếp vào máu thông qua các vết rách hoặc trầy xước nhỏ.
- Độ xốp của các mô trực tràng, cho phép HIV dễ tiếp cận ngay cả khi không bị hư hại.
Trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn, người đưa dương vật vào được gọi là người đưa vào (hoặc người ở trên), và người nhận dương vật được gọi là người tiếp nhận (hoặc người ở dưới). Đối tác ở dưới có khả năng bị nhiễm cao hơn so với đối tác ở trên.
Trong quan hệ tình dục (giao hợp) qua đường hậu môn, đối tác tiếp nhận có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn.
Đối với người tiếp nhận:Nguy cơ nhiễm HIV ở hậu môn rất cao, vì niêm mạc trực tràng mỏng và có thể cho phép HIV xâm nhập vào cơ thể trong quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn từ các chất dịch cơ thể mang HIV, bao gồm máu, tinh dịch, dịch trước tinh dịch (tiền tinh dịch) hoặc dịch trực tràng của người nhiễm HIV. Sử dụng bao cao su hoặc thuốc để bảo vệ chống lây truyền có thể làm giảm nguy cơ này.
Đối với người đưa vào:HIV có thể xâm nhập vào cơ thể của người bạn tình ở trên thông qua lỗ ở đầu dương vật (hoặc niệu đạo) hoặc qua các vết cắt nhỏ, vết xước hoặc vết loét hở trên dương vật. Sử dụng bao cao su hoặc thuốc để bảo vệ chống lại sự lây truyền có thể làm giảm nguy cơ này.
Video đang HOT
Nguy cơ nhiễm trùng khác
Ngoài HIV, một người có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) khác như bệnh Chlamydia và bệnh lậu khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su.
Ngoài ra, một số bệnh như viêm gan A, B, C; các loại ký sinh trùng như Giardia, amip đường ruột và các loại vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Campylobacter và E. coli… rất dễ mắc khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su.
Thậm chí, ngay cả khi đã sử dụng bao cao su, một số bệnh STD vẫn có thể lây truyền qua tiếp xúc da kề da (như bệnh giang mai hoặc herpes).
Việc xét nghiệm và điều trị các bệnh STD giúp giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Nếu một người chưa từng mắc viêm gan A hoặc B, thì vẫn có vaccine để phòng ngừa. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đưa ra khuyến nghị về vaccine cho từng cá nhân.
Cách phòng ngừa nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường hậu môn
Quan hệ tình dục là một trong những con đường lây nhiễm chính HIV và quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất.
Vậy phòng ngừa HIV như thế nào?
Giống như bất kỳ phương thức lây truyền HIV nào khác, việc phòng ngừa đòi hỏi sự kết hợp các chiến lược để có hiệu quả hơn nhằm:
Giảm khả năng lây nhiễm của bạn tình nhiễm HIV Giảm khả năng mắc bệnh của bạn tình âm tính với HIV
1. Dùng bao cao su và chất bôi trơn
Dùng bao cao su có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, khi được sử dụng đúng cách, từ đầu đến cuối cho mỗi lần quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Ngoài ra, cần phải sử dụng đủ chất bôi trơn phù hợp trong khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn để tránh bao cao su bị rách và tổn thương mô.
Có thể sử dụng bao cao su kết hợp với các biện pháp khác (dưới đây) để tăng cường bảo vệ, ngừa nhiễm HIV.
Bao cao su giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Dùng thuốc phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
PrEP là sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Với hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%, PrEP đã là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV rất hiệu quả.
Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.
3. Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)
Đây là một phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) bằng cách dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV.
Nếu bạn tin rằng mình có thể đã tiếp xúc với HIV, thông qua việc bao cao su bị rách hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn không dùng bao cao su, thì có dùng PEP.
PEP bao gồm một liệu trình thuốc kháng virus kéo dài 28 ngày, phải được dùng hàng ngày đều đặn và không bị gián đoạn. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, PEP phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm.
4. Điều trị như phòng ngừa (TasP)
Là một chiến lược được sử dụng để hạn chế sự lây lan của HIV bằng cách điều trị cho bạn tình bị nhiễm bệnh (những người sống chung với HIV). Khi người nhiễm HIV dùng thuốc đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm tải lượng virus, đến mức không phát hiện được (không phát hiện = không lây truyền hay K=K).
Một nghiên cứu trên 1.770 cặp đôi đồng giới và dị tính không tìm thấy một trường hợp lây truyền HIV nào, mặc dù quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo không dùng bao cao su, khi sử dụng liệu pháp kháng virus (ART).
Hiện nay có hơn 40 loại thuốc ART, với các loại thuốc khác nhau trong sáu nhóm thuốc điều trị HIV hiện có. Một số loại thuốc có sẵn dưới dạng thuốc kết hợp hàng ngày.
Ngoài ra, những người quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể đưa ra những lựa chọn hành vi khác để giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV như:
Chọn những hành vi ít nguy cơ hơn như quan hệ tình dục bằng miệng, vì nguy cơ lây truyền rất thấp hoặc không có.Hãy xét nghiệm và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác...
Bao cao su giúp ngăn ngừa HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Liệu pháp ART giúp tải lượng virus của người nhiễm HIV có thể giảm hoặc đạt đến mức không phát hiện được, hạn chế nguy cơ cho đối tác không bị nhiễm. PrEP có thể giúp giữ cho đối tác không bị nhiễm khỏe mạnh, trong khi PEP có thể ngăn ngừa nhiễm HIV, sau khi tiếp xúc nếu bắt đầu đủ sớm.
Ai có nguy cơ 'mắc kẹt' khi quan hệ tình dục? Từ lâu đã có nhiều lời đồn đại về tình trạng "mắc kẹt" khi quan hệ tình dục gây ra nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Thậm chí có những cặp đôi đang trong tư thế "ân ái" phải đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Theo bác sĩ Phạm Minh Ngọc - chuyên khoa nam học,...