Quân đội Nga tiến hành hàng loạt cuộc tập trận bắn đạn thật
Quân đội Nga ngày 11/8 bắt đầu tiến hành hàng loạt cuộc tập trận lớn có bắn đạn thật.
Máy bay Su-25. (Nguồn: AP)
Tại Quân khu miền Đông, cuộc tập trận chiến thuật cấp tiểu đoàn có bắn đạn thật bắt đầu tại tất cả các đơn vị với sự tham gia của hơn 2.000 binh sỹ và khoảng 500 đơn vị kỹ thuật quân sự, trong đó có hơn 30 máy bay lên thẳng Ka-52, Mi-24, Mi-8AMTS và 20 máy bay Su-25, các thiết bị gây nhiễu điện tử và máy bay không người lái hiện đại.
Trong cuộc tập trận này, các sỹ quan nghiên cứu các phương pháp và hình thức mới tiến hành hoạt động quân sự cấp tiểu đoàn chống lại các đơn vị vũ trang bất hợp pháp.
Còn tại miền Nam, trong khuôn khổ cuộc tập trận chiến thuật theo kế hoạch có bắn đạn thật, Binh chủng Phòng không vũ trụ bắt đầu triển khai quân và trang thiết bị kỹ thuật quân sự xuống bãi tập Asuluk, bắt đầu là đoàn tàu chở các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf cũng các thiết bị đi kèm.
Video đang HOT
Trong giai đoạn tiếp theo của cuộc tập trận, các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 Favourite, tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Panshir-S1, các hệ thống của các đơn vị kỹ thuật vô tuyến phòng không cũng được huy động. Tham gia cuộc tập trận có hơn 800 binh sỹ và hơn 200 đơn vị kỹ thuật quân sự được di chuyển bằng máy bay và tàu hỏa.
Tại tỉnh Pskov, khoảng 3.000 lính dù đồng thời đổ bộ trong cuộc tập trận chỉ huy – tham mưu của Sư đoàn lính dù 76 từ 15 máy bay Il-76. Tham gia cuộc tập trận có hơn 30 máy bay chiến đấu và trực thăng, trong đó có máy bay ném bom chiến trường Su-34, trực thăng Ka-52, Mi-28, Mi-24 và Mi-8.
Còn tại căn quân sự lớn nhất của Nga ở nước ngoài, căn cứ 201 tại miền Nam Tajikistan, bắt đầu cuộc tập trận chiến thuật cấp tiểu đoàn, trong đó diễn tập các hoạt động quân sự bao vây và tiêu diệt kẻ địch giả định tại khu vực miền núi hiểm trở. Tham gia cuộc tập trận có hơn 100 đơn vị kỹ thuật thiết giáp và 500 binh sỹ, diễn tập kỹ thuật chuẩn bị, phòng thủ và tấn công, hành quân, tìm kiếm và tiêu diệt các nhóm biệt kích của đối phương.
Theo Vietnam
Trung Quốc cấm biển để tập trận?
Các cuộc tập trận rầm rộ của Trung Quốc trên một loạt vùng biển có tranh chấp giữa Bắc Kinh và các láng giềng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, diễn ra gần như cùng lúc, là động thái bình thường hay không bình thường?
Tàu khu trục mang tên lửa của Hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 26/7/2014
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc đăng trên website của cơ quan này, từ ngày 29/7/2014, Trung Quốc bắt đầu tiến hành thêm một cuộc tập trận trong 5 ngày ở biển Hoa Đông - nơi nước này đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Động thái này diễn ra vào lúc Trung Quốc đang thực hiện hai cuộc tập trận khác: Một cuộc tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ, tuy nằm trong vùng biển Trung Quốc nhưng khá gần đường phân định ranh giới lãnh hải với Việt Nam và một cuộc khác ở Hoàng Hải, eo biển Bột Hải, gần bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông. Cả hai cuộc tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1/8 tới.
Quy mô của những cuộc tập trận này lớn đến nỗi Cục Hải sự Trung Quốc phải ra thông báo cấm tất cả tàu thuyền ra vào các khu vực trên trong thời gian tập trận diễn ra (đối với khu vực Vịnh Bắc Bộ), từ 4 đến 16 giờ trong thời gian từ 25/7-1/8 (đối với cuộc tập trận ở Bột Hải, Hoàng Hải) và từ 0 đến 16 giờ mỗi ngày trong thời gian 29/7 - 2/8 (đối với khu vực biển Hoa Đông).
Ngay cả hoạt động của các hãng hàng không Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do các "hoạt động đặc biệt này". Các sân bay và chuyến bay đến những thành phố phía đông bờ biển Trung Quốc như Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vô Tích, Ninh Ba, Thanh Đảo, Trịnh Châu và Liên Vân cảng đều ở trong tình trạng có thể phải hủy hoặc hoãn chuyến do nằm sát với vùng quân sự Nam Kinh và Tế Nam. Đơn cử như China Southern Airlines vào tuần trước đã phải hủy bỏ 25% các chuyến bay ở hơn 10 sân bay, kể cả ở Thượng Hải, do "cường độ tập trận cao". Theo Tân Hoa Xã, các hãng hàng không phải giảm hoặc đình hoãn các chuyến bay sau khi quân đội Trung Quốc bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật trong vòng 3 tháng tại sáu quân khu, bao gồm cả không phận Thượng Hải.
Lưu Giang Bình - một chuyên gia hải quân tại Đại học Beihang (Trung Quốc) đánh giá: "Các cuộc tập trận năm nay có nhiều đặc điểm mới. Chúng kéo dài hơn, có những mục tiêu huấn luyện cụ thể hơn, định hướng chiến đấu rõ ràng hơn và đòi hỏi sự hợp tác thuần thục hơn giữa các đơn vị khác nhau".
Theo ông Lưu, sự thay đổi này xuất phát từ yêu cầu của Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình - người đã đặt mục tiêu xây dựng một đội quân hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Lãnh đạo Trung Quốc cũng chú trọng phát triển hải quân và sử dụng lực lượng này làm nòng cốt để tiến hành các hoạt động hung hăng hòng xác quyết các đòi hỏi chủ quyền phi lý trong khu vực.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, các cuộc tập trận nói trên là một phần của hoạt động huấn luyện thường xuyên của quân đội nước này, để kiểm tra và nâng cao khả năng tác chiến, song, theo giới phân tích, đây là lần hiếm hoi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) tiến hành tập trận gần như cùng lúc trên 4 biển, với quy mô được đánh giá là "lớn nhất" trong vài năm trở lại đây, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Và người ta không thể không đặt câu hỏi về hoạt động "bình thường" này của Trung Quốc, bởi nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đang cực kỳ căng thẳng, đặc biệt được đẩy lên cao từ sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam và xây đảo nhân tạo, thay đổi hiện trạng ở quần đảo Trường Sa - nơi tồn tại nhiều tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Bên cạnh đó, các cuộc tập trận được tổ chức vào dịp Trung Quốc đang rầm rộ tiến hành các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 120 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung - Nhật (25/7), 84 năm ngày xảy ra sự biến Mukden (Thẩm Dương) (18/9). Ngoài ra, sự kiện trên còn trùng với thời gian hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ tập trận hải quân chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 - 30/7.
Chuyên gia quân sự Trương Quân Xã cho rằng, thông qua các cuộc tập trận trên, Trung Quốc muốn khẳng định với những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rằng quân đội nước này có khả năng giành lại những "vùng lãnh thổ đã bị mất". Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn ngăn Nhật Bản tái diễn một cuộc xâm lược như xưa.
Sự phô trương sức mạnh và thông điệp ngầm này, theo nhận định của giáo sư Suh Jin Young, chuyên gia về Trung Quốc thuộc đại học Seoul, Hàn Quốc, thể hiện rõ cách thức hành xử của Bắc Kinh, "cho thấy Trung Quốc đang làm gia tăng các căng thẳng quân sự".
Theo Năng Lượng Mới
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật để dọa láng giềng? Trong mấy ngày gần đây, Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật ở cả trên bờ lẫn dưới biển. Tân Hoa Xã mới đây đã công bố các bức ảnh về hai cuộc tập trận mới nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào các ngày 27/6, 25/6 vừa qua Nằm trong tiến trình của...