Quân đội Israel lên kế hoạch mới đối phó Iran
Tổng tham mưu trưởng Israel cảnh báo nỗ lực quay lại thỏa thuận hạt nhân với Iran của Mỹ là “sai lầm” và chỉ thị quân đội lập kế hoạch đối phó.
“Việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 hoặc lập một thỏa thuận tương tự với một số cải tiến là tồi tệ và sai lầm từ quan điểm chiến thuật tới chiến lược”, tướng Aviv Kochavi, tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), ngày 26/1 phát biểu tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia thuộc Đại học Tel Aviv.
Tướng Kochavi nói các động thái phá vỡ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) gần đây của Iran cho thấy nước này có thể quyết định thúc đẩy nhanh chóng nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân.
“Dựa trên những phân tích cơ bản này, tôi đã chỉ thị cho IDF chuẩn bị một số kế hoạch tác chiến mới, ngoài những kế hoạch đã có”, Kochavi nói. “Các lãnh đạo chính trị sẽ quyết định thực thi hành động nào, song kế hoạch phải luôn sẵn sàng”.
Tuyên bố của tướng Kochavi được nhận định là lời cảnh báo Tổng thống Mỹ Joe Biden thận trọng trong bất cứ nỗ lực ngoại giao nào với Iran. Tham mưu trưởng IDF hiếm khi đưa ra bình luận về hoạt động hoạch định chính sách của Mỹ và phát biểu của ông có thể đã được chính phủ Israel “bật đèn xanh”.
Video đang HOT
Trung tướng Aviv Kochavi trong buổi họp báo tại Tel Aviv, tháng 12/2019. Ảnh: Reuters .
Người tiền nhiệm của Biden, cựu tổng thống Donald Trump, rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018, động thái được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rất hoan nghênh.
Netanyahu nhiều lần chỉ trích việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt cho Iran theo thỏa thuận hạt nhân và cảnh báo nguy cơ quốc gia Trung Đông này phát triển vũ khí hạt nhân sau khi thỏa thuận hết hạn. Tehran nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vài tuần trước cho biết Mỹ còn “chặng đường dài” để quyết định có tham gia trở lại JCPOA hay không, đồng thời cần xem Iran thực sự đã làm gì để tiếp tục tuân thủ hiệp ước.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran từng bước phá vỡ các cam kết trong JCPOA, làm giàu uranium lên cấp cao hơn và lắp các máy ly tâm theo cách thức bị cấm trong thỏa thuận.
Thủ tướng Israel Netanyahu từng đe dọa tấn công Iran trong thời gian đàm phán thỏa thuận. Tuy nhiên, một sĩ quan cao cấp của Israel hồi năm 2015 cho biết một thỏa thuận hạt nhân với Iran “có những lợi ích an ninh tiềm tàng”, cho thấy khác biệt quan điểm giữa giới quân sự và chính trị gia tại nước này.
Iran tiếp cận Mỹ, đặt 7 điều kiện tái đàm phán thỏa thuận hạt nhân
Tờ al-Jarida (Kuwait) ngày 24/1 dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Iran đặt ra 7 điều kiện để khởi động lại tiến trình đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.
Bên trong cơ sở hạt nhân Fordow của Iran tại thành phố Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức ngoại giao Iran đã tiếp xúc với một số thành viên trong chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, đề cập 7 điều kiện cần thiết để hai bên có thể tái khởi động đối thoại. Hoạt động ráp nối này đã được thực hiện trước thời điểm ông Biden lên nhậm chức Tổng thống và được thực hiện theo kênh phi chính thức.
Theo điều tra của al-Jarida, Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Majid Takht Rawanji đã được triệu hồi về nước để thảo luận về khả năng mở các cuộc tiếp xúc với chính quyền mới ở Mỹ. Ông trở lại New York sau đó với bản danh sách gồm 7 điều kiện Tehran đặt ra trước Washington về tái đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA).
Điều kiện đầu tiên liên quan đến dỡ cấm vận. Iran không chấp nhận dỡ cấm vận một phần, bởi Tehran cho rằng JCPOA là một thỏa thuận không thể phân tách. Iran vì thế sẽ đòi hỏi Mỹ thực thi toàn bộ các khía cạnh liên quan đến JCPOA, trong đó có điều khoản dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt.
Kế đến là cơ chế giải quyết bất đồng. Mọi xung đột về JCPOA sẽ phải được thảo luận trong một khung chính thức của ủy ban đàm phán. Một trong những điểm bất đồng có thể sẽ được Iran nêu ra là đòi bồi thường tổn thất tài chính nước này phải gánh chịu từ hành động từ bỏ JCPOA của chính quyền Trump, nhất là hệ quả của đòn cấm vận tài chính.
Ở điều khoản thứ 3, Iran sẽ không chấp nhận ràng buộc giữa thỏa thuận hạt nhân với các vấn đề khác, nhất là chương trình tên lửa cũng như các kết nối, can dự của Tehran ở khu vực Trung Đông.
Iran cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ sự tham gia của một thành viên mới nào, nhất là các nước trong khối A-rập vùng Vịnh, vào thỏa thuận mới. Tehran yêu cầu bảo lưu cơ chế đàm giữa Iran với 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga) và Đức (gọi tắt là Nhóm P5 1).
Nếu nảy sinh vấn đề liên quan đến các nước trong khu vực, sẽ phải tiền hành tiếp xúc riêng rẽ và không nằm trong gói đàm phán hạt nhân- đó là đòi hỏi thứ 5.
Không đàm phán về chương trình tên lửa, nhưng Iran sẽ để ngỏ đối thoại về kiểm soát vũ trang khu vực dưới sự giám sát của Liên hợp quốc. Ở điểm thứ 6 này, Iran đặc biệt quan ngại về tên lửa và vũ khí hạt nhân của Israel.
Cuối cùng, Iran không chấp nhận giải pháp hai nhà nước đối với Israel và người Palestines. Thay vào đó, Tehran ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hợp quốc tiến hành đối với người Palestines và người Do thái về vấn đề "đất đai".
Thông tin về "đề nghị 7 điểm" trên xuất hiện tại thời điểm chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho là có ý định quay trở lại JCPOA, đã mở các cuộc đàm phán với Tehran thông qua kênh phi chính thức và thông báo cho Israel về tiến trình tiếp xúc này.
Về phần mình, Israel tìm cách tác động để Mỹ chấp nhận đề xuất: sự trở lại thỏa thuận hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải bao gồm điều khoản hạn chế chương trình tên lửa của Iran cũng như các hành động mà Israel cho là "gây mất ổn định tại khu vực".
Theo truyền thông Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu dự kiến sẽ phái Yossi Cohen - Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, tới Washington trong tháng tới để nêu yêu cầu của Israel đối với chính quyền Joe Biden về bất kỳ phiên bản mới nào của JCPOA. Ông Cohen - đồng nghiệp tin cậy nhất của ông Netanyahu, sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Israel tiếp xúc với tân Tổng thống Joe Biden. Dự kiến ông cũng sẽ có cuộc gặp với Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Quan chức chính quyền ông Biden tiếp xúc với Iran về thỏa thuận hạt nhân Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, ông Joe Biden liên tục tuyên bố ông sẽ cân nhắc đưa Mỹ quay lại Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) nếu như Iran tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận. Nhân viên kỹ thuật Iran làm việc tại một cơ sở sản xuất uranium cho lò phản ứng hạt nhân nước...