Quan điểm về Gaza giúp quan hệ Iran – Saudi Arabia gắn kết hơn
Các nhà lãnh đạo của Iran và Saudi Arabia, hai quốc gia kình địch ở khu vực Trung Đông, đã cùng tham gia một hội nghị thượng đỉnh ngày 11/11 và thống nhất kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại cuộc gặp ở Riyadh ngày 11/11. Ảnh: AFP/TTXVN
.Tờ New York Times (Mỹ) cho biết 2 quốc gia Hồi giáo này sau nhiều năm thù địch đã khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 3 năm nay, trong một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian. Nhưng vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi này có dẫn đến giảm căng thẳng từ lâu giữa chế độ quân chủ Sunni tại Saudi Arabia và chính phủ Shiite của Iran hay không.
Tuy nhiên, việc Israel bắn phá Dải Gaza dường như đã đẩy nhanh quan hệ nồng ấm hơn giữa Saudi Arabia và Iran, hướng tới khả năng bình thường hóa quan hệ.
Chuyến thăm của Tổng thống Ebrahim Raisi đến Riyadh ghi nhận lần đầu tiên một tổng thống Iran tới Saudi Arabia trong hơn một thập niên. Thái tử Mohammed bin Salman đã đón Tổng thống Iran.
Video đang HOT
Hai nhà lãnh đạo còn điện đàm lần đầu tiên chỉ vài ngày sau sự kiện hôm 7/10. Xung đột Hamas-Israel bùng phát và ngày càng leo thang từ ngày 7/10 khi lực lượng Hamas bất ngờ xâm nhập, tấn công lãnh thổ Israel. Tel Aviv sau đó triển khai chiến dịch tấn công và phong tỏa Gaza khiến tình hình nhân đạo tại dải đất này xấu đi nhanh chóng.
Cơ quan Y tế tại Dải Gaza ngày 10/11 cho biết kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát cách đây hơn 1 tháng, số người Palestine thiệt mạng hiện đã tăng lên 11.078 người. Trong khi đó, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel đã điều chỉnh số người thiệt mạng bên phía Israel do xung đột xuống 1.200 người từ thông báo 1.400 người trước đó.
Lãnh đạo các nước Arab và Hồi giáo chụp ảnh trước cuộc họp chung khẩn cấp tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, ngày 11/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh ngày 11/11 tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia) là cuộc họp chung khẩn cấp, bao gồm hai sự kiện – hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Arab (AL). Hội nghị chung này quy tụ các nhà lãnh đạo của các nước Arab và Hồi giáo, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan, Liban, Iraq, Qatar, Syria và Iran.
Các quốc gia tham gia hội nghị đã kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel và cho biết hòa bình khu vực không thể đạt được nếu không giải quyết được vấn đề Palestine dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Sau khi hai nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Iran kết thúc bài phát biểu, họ rời hội trường chính để tiến hành cuộc gặp song phương.
Giáo sư dự bị Kristin Diwan tại Viện các quốc gia vùng Vịnh Arab ở Washington, cho biết các cuộc tham vấn chặt chẽ của Saudi Arabia với Iran cho thấy Riyadh biết rằng sự hợp tác với Tehran là cần thiết để ngăn chặn xung đột lan rộng.
Thổ Nhĩ Kỳ và Đức kêu gọi ngừng bắn và viện trợ nhân đạo tại Gaza
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 11/11 cho rằng cần tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế để tìm ra giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột tại Trung Đông.
Nội dung này được ông Erdogan đưa ra trong phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh chung bất thường của Liên đoàn Arab (AL) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) bàn về tình hình tại Dải Gaza tổ chức tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại cuộc họp báo ở Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên cạnh đó, Tổng thống Erdogan tái khẳng định lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza. Ông cho biết: "Việc cấp thiết ở Gaza không phải là lệnh ngừng bắn tạm thời trong vài giờ mà là lệnh ngừng bắn vĩnh viễn".
Bên lề hội nghị thượng đỉnh, ông Erdogan đã có cuộc hội đàm song phương với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi. Tại các cuộc hội đàm này, ông Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và viện trợ nhân đạo cho Gaza.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã khuyến nghị cộng đồng quốc tế nên tập trung vào giải pháp giúp hạn chế tác động của các hoạt động quân sự ở Gaza đối với dân thường. Ngoại trưởng Baerbock đưa ra phát biểu này nhân chuyến thăm tới 3 nước Trung Đông là Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Saudi Arabia.
Cùng với đó, Ngoại trưởng Đức cho rằng các lệnh ngừng bắn nhân đạo là cần thiết để đưa viện trợ vào Gaza và bảo vệ sinh mạng dân thường. Đồng thời, bà Baerbock cũng khẳng định sẽ tiếp tục đề xuất nội dung này với các nước Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu bên lề Đại hội đảng Xã hội châu Âu (PES) diễn ra tại thành phố Malaga (Tây Ban Nha) ngày 11/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi tạm dừng giao tranh ở Dải Gaza để mở đường cho viện trợ nhân đạo.
Trong video được phát tại Đại hội ở Malaga, ông Josep Borrell, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu kiêm Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, cũng cho rằng việc cắt nguồn cung cấp nước, thực phẩm, điện và nhiên liệu cho toàn bộ người dân Gaza là "không thể chấp nhận được". Ông Borrell nhấn mạnh Israel phải "tôn trọng luật nhân đạo quốc tế và cố gắng giảm thiểu số thương vong dân sự".
Khu vực Trung Đông rơi vào tình trạng căng thẳng kể từ khi các chiến binh của phong trào Hamas tấn công Israel hôm 7/10 khiến nhiều người thương vong. Kể từ đó, Israel đã leo thang một cuộc tấn công trả đũa vào Dải Gaza do Hamas kiểm soát. Cuộc xung đột đến nay đã làm hàng chục người thiệt mạng ở cả hai bên.
Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở Trung Đông Đầu tháng 3/2023, đại diện của Iran và Saudi Arabia đã gặp nhau tại Bắc Kinh qua sự trung gian của Trung Quốc. 4 ngày sau đó, Riyadh và Tehran thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ. Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này được cho là có khả năng làm thay đổi tình hình ở Trung Đông do vai trò...