Quan điểm và định hướng xây dựng Chương trình GDMN mới
Quan điểm và định hướng xây dựng chương trình GDMN mới thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em.
Vườn rau xanh của trẻ mầm non huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Quan điểm xây dựng
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, cho rằng: Chương trình mới cần kế thừa và phát triển trên quan điểm chương trình hiện hành để cơ sở dễ thực hiện và tiếp tục phát triển.
Chương trình cần thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em mầm non phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước
Chương trình cần tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nhập với giáo dục quốc tế. Nên chú ý nhiều hơn đến các vấn đề GD trẻ trở thành công dân toàn cầu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4.
Cấu trúc và hình thức của văn bản Chương trình cần phù hợp với cấu trúc của chương trình mang tính chất khung, về thể thức. Chương trình cũng đặt yêu cầu cần cấu trúc mục riêng để chỉ rõ quan điểm của Chương trình GDMN và điều kiện thực hiện Chương trình.
Nội dung chương trình cần thể hiện rõ nét hơn tính liên thông với Chương trình GDPT; Cần xem xét lại khả năng tiền học đọc và tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để liên thông với tiếng Việt tiểu học.
Video đang HOT
Chương trình tập trung hình thành ở trẻ em mầm non các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam mới.
Cần đưa làm quen với ngoại ngữ và đưa thêm phần ứng dụng công nghệ; giáo dục quyền con người, giáo dục hòa nhập, giáo dục giới tính vào Chương trình. Cần xem xét Chế độ sinh hoạt cho trẻ đảm bảm chế độ làm việc của giáo viên theo Luật lao động. Chế độ sinh hoạt cần có tính mở để địa phương có thể linh hoạt theo tình hình thực tế vùng miền.
Định hướng chương trình
Về định hướng xây dựng Chương trình, PGS Nguyễn Bá Minh cũng kiến nghị, Chương trình GDMN được xây dựng, nhằm bảo đảm kết nối với Chương trình GDPT để góp phần xây dựng các giá trị cốt lõi con người Việt Nam mới: yêu nước, sáng tạo, kỷ luật, trách nhiệm, trung thực, tự lập. Nâng cao vị thế xã hội của GDMN trong giai đoạn tới. Đảm bảo quyền bình đẳng cho trẻ em Việt Nam trong thụ hưởng giáo dục mầm non có chất lượng và hòa nhập
Ngày lễ tết được thể hiện trên mâm cỗ trong các hoạt động giáo dục trẻ mầm non ở các nhà trường.
Bảo đảm sự đầu tư của nhà nước cùng với sự tham gia hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội để nâng cao chất lượng GDMN trên cơ sở thống nhất toàn quốc về các mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ em cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, yêu cầu bắt buộc về điều kiện thực hiện Chương trình GDMN.
Mục tiêu nhằm giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em những phẩm chất và năng lực mang tính nền tảng, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào lớp một, tạo cơ sở cho việc học tập thành công ở cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.
PGS Nguyễn Bá Minh đặc biệt nhấn mạnh: Chương trình GDMN mới cần tập trung hình thành ở trẻ em mầm non các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam mới Yêu nước; Tôn trọng; Kỷ luật; Trách nhiệm; Trung thực; Sáng tạo, ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.
Chương trình cần bổ sung thêm phần điều kiện thực hiện: Trách nhiệm của cha mẹ và công tác phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng. Cần cụ thể hơn các điều kiện để thực hiện Chương trình (Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu; CBQL, GVMN; tổ chức quản lý….). Chương trình đạt mong muốn có mục tiêu (yêu cầu cần đạt) cụ thể cho độ tuổi, mục tiêu cho từng lĩnh vực ở từng độ tuổi; công cụ để đánh giá, cần cụ thể, dễ thực hiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh nhiều nhất cả nước
Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hội thảo do Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì, cùng với sự tham gia của nhiều đại diện từ Vụ Giáo dục Mầm non, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Cục Cơ sở Vật chất và đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Báo cáo tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho biết: Trước nhu cầu của xã hội về việc cho trẻ em mầm non làm quen với ngoại ngữ, ngày 18/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Việc triển khai tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh đã đạt được những kết quả quan trọng.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tính đến năm học 2018-2019, có 58/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh, với tổng số trẻ tham gia là 321.149 trẻ; trong đó, 31.627 trẻ 3-4 tuổi; 71.504 trẻ 4-5 tuổi; 90.018 trẻ 5-6 tuổi. Một số tỉnh, thành phố có đông trẻ làm quen với tiếng Anh như: thành phố Hồ Chí Minh trên 96,000 trẻ (chiếm 58 % tổng số trẻ đến trường); Hà Nội có gần 30.000 trẻ (chiếm 32%); Đà Nẵng 13.473 trẻ (chiếm 19,2%); Vĩnh Phúc 7.343 trẻ (chiếm 14,2%). Độ tuổi cho trẻ làm quen với tiếng Anh là từ 3-5 tuổi.
Ở hầu hết các địa phương việc tổ chức cho trẻ em mầm non làm quen với tiếng Anh được thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non. Dựa trên đăng ký của cha mẹ trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non liên kết với các trung tâm đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định tài liệu, học liệu phối hợp thực hiện. Nhận thức, nhu cầu của phụ huynh, đặc biệt là tại các thành phố lớn là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động này. Có thể thấy trong thời gian qua, công tác cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh được sự ủng hộ rất lớn từ cha mẹ trẻ.
Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh.
Chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm". Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục "chơi mà học, học bằng chơi", được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tại Hội thảo, các đại biểu cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non và trung tâm tiếng Anh tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh đảm bảo chất lượng, đúng quy định; công tác lập kế hoạch cho trẻ làm quen với tiếng Anh của cơ sở giáo dục mầm non; rà soát nhu cầu của phụ huynh, lập kế hoạch triển khai với hình thức nhà trường tổ chức hoặc liên kết với Trung tâm ngoại ngữ triển khai; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ, xây dựng môi trường, bố trí phòng lớp học trong triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh ghi nhận những kết quả đã đạt được của các tỉnh thành trong việc triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non. Thứ trưởng hoan nghênh sự linh hoạt và cố gắng của các địa phương trong thực hiện chương trình với mục tiêu cao nhất là vì lợi ích cho trẻ.
Nhấn mạnh việc thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non cần đảm bảo chất lượng, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương quan tâm sâu đến nguyên tắc này, cần phê duyệt kỹ các chương trình dạy cho trẻ. Bên cạnh đó, tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị; tập huấn đầy đủ cho đội ngũ giáo viên, thẩm định kỹ các giáo viên nước ngoài; tích cực số hóa giáo trình, tài liệu...
Với những kết quả triển khai thời gian qua, Thứ trưởng Ngô Thị Minh hy vọng, chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non sẽ tiếp tục được triển khai tích cực trên cả nước để trẻ mầm non được tiếp cận với tiếng Anh sớm, tạo tiền đề để sau này học tập tốt hơn; đặc biệt, giúp các em phát triển ngôn ngữ, tự tin và hòa nhập tốt trong môi trường xã hội toàn cầu hóa.
Hầu hết trẻ được làm quen với tiếng Anh từ cấp học mầm non Ngày 5/10, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của nhiều đại diện từ Vụ Giáo dục Mầm non, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Cục Cơ sở vật chất cùng các Sở GD&ĐT. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô...