Quần đảo thừa nhận sai lầm thảm sát 1.400 cá heo
Giới chức Quần đảo Faroe thừa nhận việc săn bắt và giết hơn 1.400 cá heo là “sai lầm lớn” sau làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng.
“Khi đàn cá heo được tìm thấy, họ ước tính chỉ có khoảng 200 con”, Olavur Sjurdarberg, chủ tịch hiệp hội cá heo Quần đảo Faroe, giải thích trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tuần. “Đó là sai lầm lớn”.
Sjurdarberg cho hay đến khi bắt đầu giết, các thợ săn mới biết quy mô thực sự của đàn cá heo. Tuy nhiên, ông thừa nhận “ai đó lẽ ra nên biết rõ hơn”. “Hầu hết mọi người đều sốc vì những gì đã xảy ra”, Sjurdarberg nói.
Đàn cá heo hông trắng Đại Tây Dương bị giết trên Quần đảo Faroe hôm 12/9. Ảnh: AP
Hôm 12/9, 1.428 con cá heo hông trắng Đại Tây Dương đã bị giết lấy thịt tại bãi biển Skalabotnur của Quần đảo Faroe, vùng lãnh thổ thuộc Đan Mạch nằm giữa Iceland và Na Uy. Theo nhóm bảo tồn Sea Shepard Global, các thợ săn đã sử dụng môtô nước và xuồng cao tốc để dồn đàn cá heo vào vùng nước nông rồi giết chúng bằng dao.
Đây là cuộc săn cá heo lớn nhất trong một ngày từng diễn ra ở Quần đảo Faroe với 500 người tham gia, truyền thông địa phương đưa tin. Sjurdarberg cho biết hoạt động này đã được chính quyền cấp phép và không vi phạm điều luật nào.
Những cuộc săn bắt như vậy là phong tục tại khu vực từ hàng trăm năm trước, được tổ chức ở cấp độ cộng đồng, phi thương mại và thường là tự phát mỗi khi ai đó phát hiện một đàn cá heo. Các thợ săn muốn tham gia phải có chứng chỉ đào tạo.
Tuy nhiên, vụ thảm sát hơn 1.400 cá heo vẫn làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở cả địa phương và quốc tế sau khi Sea Sheperd Global đưa tin. “Đây là sự sỉ nhục tuyệt đối. Đan Mạch cần chịu trách nhiệm về chuyện này. Thật kinh khủng và đáng xấu hổ”, nhà hoạt động vì quyền động vật Dominic Dyer nêu ý kiến.
Cá voi sát thủ đập đầu vào bể sau 10 năm cô độc
Cá voi sát thủ cái 44 tuổi có hành vi tự làm hại sau thời gian dài sống một mình vì các con và đồng loại trong bể đều chết.
Nhà hoạt động chống nuôi nhốt Phil Demers ghi lại cảnh tượng cá voi sát thủ Kiska tự đập đầu vào thành bể trong công viên nước MarineLand, thành phố Niagara Falls, bang Ontario, Canada, hôm 4/9. "Đây là hành vi nguy hiểm và tự gây hại cho bản thân. Kiska đang rất khổ sở", Demers nhận định.
Nhóm Dự án Bảo tồn Cá voi (WSP) đặt biệt danh cho Kiska, cá voi sát thủ cái 44 tuổi, là "cá voi cô đơn nhất thế giới". Con vật chào đời ở vùng biển ngoài khơi Iceland và được nuôi nhốt từ năm 1979. Nó sống một mình từ năm 2011, sau khi các đồng loại khác chết, kể cả 5 con non của mình.
"Suốt hơn 40 năm, Kiska đã chịu đựng sự mất mát về tự do, con cái và toàn bộ bạn bè trong bể. Trong 10 năm qua, nó hoàn toàn bị cách ly khỏi đồng loại. Đây là những gì sự cô độc và việc nuôi nhốt gây ra cho nó", Tổ chức Giải cứu Cá voi sát thủ nhận xét.
Rob Lott, thành viên tại tổ chức Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDC), cũng cho rằng hành vi của Kiska là hậu quả của việc nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo suốt 4 thập kỷ. "Đáng buồn là đây không phải trường hợp duy nhất. Hành vi tự gây tổn thương và lặp đi lặp lại của Kiska cũng từng xuất hiện ở những con cá voi sát thủ nuôi nhốt khác. Nhiều năm sống buồn chán trong những bể nước trống trải, có ít hoặc không có sự kích thích, sẽ có kết quả như thế này," ông nói.
"Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sinh lý của cá voi sát thủ nuôi nhốt, khiến chúng sinh bệnh, thậm chí đôi khi còn mất mạng. Kiska đã không sống cùng đồng loại từ năm 2011 và thiếu mọi thứ mang tính xã hội mà nó đáng lẽ phải trải nghiệm ngoài tự nhiên", Lott bổ sung.
Cá voi sát thủ (Orcinus orca) là loài ăn thịt phân bố rộng rãi ở các đại dương trên thế giới, con trưởng thành có thể nặng đến 6 tấn, dài 7-10 m. Ngoài tự nhiên, chúng sống và đi săn theo đàn. Cá voi sát thủ cái sinh sản từ 3 đến 10 năm một lần, thời gian mang thai là 17 tháng. Chúng chỉ sinh một con mỗi lứa và có thể cho con ăn trong 2 năm.
Thí nghiệm cá voi tàn nhẫn ở Na Uy bị phản đối mạnh mẽ Kế hoạch bắt và thử nghiệm âm thanh kéo dài 6 giờ trên cá voi minke tại Na Uy đã bị trên 50 nhà khoa học và chuyên gia về động vật hoang dã phản đối. Hình ảnh chụp từ trên không cho thấy những tấm lưới rộng lùa cá voi di cư đã được giăng ra ở miền bắc Na Uy. Ảnh:...