Quan chức chính quyền ông Biden tiếp xúc với Iran về thỏa thuận hạt nhân
Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, ông Joe Biden liên tục tuyên bố ông sẽ cân nhắc đưa Mỹ quay lại Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) nếu như Iran tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận.
Nhân viên kỹ thuật Iran làm việc tại một cơ sở sản xuất uranium cho lò phản ứng hạt nhân nước nặng ngoại ô thành phố Isfahan (Iran) tháng 4/2009. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik, quan chức thuộc chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Biden đã bắt đầu các cuộc tiếp xúc với Iran về việc Mỹ có thể trở lại thỏa thuận hạt nhân JCPOA, trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy vài ngày nữa là đến lễ nhậm chức của ông.
Kênh truyền hình Channel 12 của Israel ngày 16/1 đưa tin các quan chức Mỹ cũng đã thông tin cho Tel Aviv về vấn đề này.
Video đang HOT
Mặc dù chi tiết nội dung được thảo luận trong các cuộc tiếp xúc hiện chưa được tiết lộ, song phía Israel tỏ ra quan tâm tới một thỏa thuận hạt nhân dài hạn và được cải thiện, trong đó bao gồm các điều khoản hạn chế chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và các hoạt động liên quan đến khủng bố.
Theo các thông tin trước đó, đại diện từ các quốc gia Arab và Israel đã đề xuất Tổng thống đắc cử Biden cho họ tham gia các cuộc đàm phán tương lai liên quan đến thỏa thuận hạt nhân JCPOA.
Trong khi Tổng thống đắc cử Biden nhiều lần ẩn ý muốn đưa Washington quay lại JCPOA, nhà lãnh đạo cũng không quên đề cập một khi tiếp tục đạt thỏa thuận với Iran, chính quyền của ông sẽ thắt chặt và kéo dài các quy định ràng buộc hạt nhân, cũng như bàn thảo về chương trình tên lửa của nước này.
Iran cũng yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt trước khi Washington quay trở lại thỏa thuận hạt nhân.
“Nếu Mỹ quyết định quay lại JCPOA mà không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đây sẽ là hành vi tống tiền, bởi vì khi đó Washington sẽ đưa ra yêu cầu mới để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm”, ông Kamal Kharrazi, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược về Quan hệ Đối ngoại của Iran, cho biết vào đầu tuần.
JCPOA là thỏa thuận hạt nhân được 8 bên ký kết vào năm 2015, bao gồm Iran, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức và Liên minh châu Âu. Các điều khoản được đưa ra trong thỏa thuận bao gồm Tehran sẽ thu hẹp chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ cấm vận. Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã đơn phương đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuận và áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Tehran. Động thái đơn phương của Tổng thống Trump đã khiến Iran từ bỏ các cam kết hạt nhân. Đầu tháng này, Iran tuyên bố nước này sẵn sàng nâng mức độ làm giàu uranium lên tới 20%.
EU hối thúc Iran đảo ngược quyết định làm giàu urani cấp độ cao
Iran phải đảo ngược quyết định làm giàu urani ở các cấp độ cao hơn và tạo cơ hội để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), văn kiện mà Tehran đã ký năm 2015 với Nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức).
Bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố đưa ra tối 11/1, Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ: "Việc Iran bắt đầu quá trình làm giàu urani tới 20% tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow... là một diễn biến rất nghiêm trọng và gây quan ngại sâu sắc. Vào thời điểm quan trọng hiện nay, hành động của Iran có nguy cơ phá hoại những nỗ lực được xây dựng dựa trên tiến trình ngoại giao. Chúng tôi hối thúc Iran kiềm chế leo thang và ngay lập tức dừng hành động này".
Về phía Iran, cùng ngày Cố vấn cấp cao của Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ali Khamenei, ông Ali Akbar Velayati tuyên bố, trong mọi cuộc đàm phán hạt nhân mới với các cường quốc, Iran sẽ yêu cầu loại bỏ khỏi JCPOA cơ chế được gọi là "quy trình đảo ngược".
Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web của ông Khamenei, ông Velayati nhấn mạnh: "Cơ chế (kích hoạt) này phải bị loại bỏ vì đó là nguyên tắc bất hợp lý trong trường hợp tiến hành đàm phán thêm".
Theo thỏa thuận JCPOA, Iran đã nhất trí hạn chế phát triển chương trình hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ giảm các biện pháp trừng phạt. Thỏa thuận này bao gồm lựa chọn cơ chế kích hoạt các biện pháp trừng phạt của LHQ nếu Iran vi phạm thỏa thuận, yêu cầu Tehran đình chỉ tất cả hoạt động hạt nhân liên quan đến làm giàu và tái chế, bao gồm nghiên cứu và phát triển.
Căng thẳng liên quan JCPOA gia tăng kể từ tháng 5/2018, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran nhằm gây áp lực buộc Tehran đàm phán lại thỏa thuận. Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu uranium. JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu uranium ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Mức làm giàu urani để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết 90%.
Lãnh đạo tối cao Iran hối thúc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương Ngày 8/1, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei khẳng định nước này không vội vàng để Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhưng nhấn mạnh các lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này phải được dỡ bỏ ngay lập tức. Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong bài phát biểu phát...