Quán cà phê phong cách Tây Bắc ở Sài Gòn
Hình ảnh các dân tộc Thái, Tày, H’Mông được tái hiện trong quán cà phê và khách có thể mượn đồ miễn phí để chụp hình.
Quán cà phê trên đường Vũ Huy Tấn (quận Bình Thạnh) thu hút du khách khi được thiết kế mang âm hưởng văn hoá của những dân tộc vùng núi rừng Tây Bắc.
Quán với một tầng lầu, tổng diện tích khoảng 200 m2, hoạt động ba tháng nay. Chị Lê Thị Hằng, chủ quán cho biết: “Tôi không sinh ra ở Tây Bắc nhưng có thời gian 20 năm lập nghiệp ở đây. Vậy nên tôi muốn mang một phần văn hoá nơi tôi từng gắn bó vào trong quán”.
Ở ngay lối vào quán được treo những bắp ngô phơi khô trên trần. Đây là phong tục của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc, họ thường treo lương thực như lúa, ngô, lạc… trên gác nhà sau khi thu hoạch xong để tích trữ, tránh ẩm mốc, giữ giống cho mùa vụ sau…
Khoảng 500 bắp ngô đã phơi khô được chủ quán mua của đồng bào dân tộc Tây Bắc về treo trên những cột gỗ. Một số kèo, cột, lan can… trong quán cũng được làm bằng gỗ nhằm tái hiện một góc nhà của cộng đồng người Thái, Tày, H’Mông.
Những bức chân dung đồng bao dân tộc Tây Bắc trong trang phục truyền thống được treo ở hành lang, cầu thang…
Một phòng khác treo bức tranh lớn vẽ cảnh núi rừng hùng vĩ, trang trí thêm những chậu hoa thiên điểu bằng nhựa, loài hoa đặc trưng miền núi.
Video đang HOT
Tầng lầu là phòng lạnh, đặt những chiếc bàn lớn phù hợp cho khách làm việc hoặc họp nhóm. Những chiếc ghế cũng có lớp vỏ nệm được may cách điệu bằng thổ cẩm.
Những chiếc đèn được làm bằng tre, vật liệu phổ biến mà các dân tộc Tây Bắc thường dùng để làm đồ dùng trong nhà.
Nhiều vật dụng trang trí bằng thổ cẩm, may theo phương pháp công nghiệp.
“Mỗi dân tộc đều có phong cách dệt thổ cẩm đặc trưng riêng. Họa tiết trên thổ cẩm thường đối xứng nhau tượng trưng cho quan niệm về sự hòa hợp trường tồn của tự nhiên, quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương…”, chủ quán cho biết.
Những quả cầu làm từ thổ cẩm có hoa văn độc đáo được trang trí trong quán.
Quán còn cho khách mượn miễn phí trang phục dân tộc để chụp ảnh. Diện bộ đồ của người Xa Phó, bạn Thanh Tú (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) thích thú chụp hình với người bạn đi cùng đang mặc trang phục của dân tộc H’Mông.
“Mình rất thích quán này vì có không gian yên tĩnh và được thiết kế mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc. Mình ấn tượng nhất với những bức tranh treo trong quán, đẹp và rất có hồn”, Thanh Tú chia sẻ.
Nhân viên trong quán mặc đồ cách điệu từ trang phục các dân tộc vùng Tây Bắc, nổi bật là chiếc mũ của người H’Mông.
Đồ uống có giá từ 35.000 đồng, trong đó một số món do quán tự pha chế, nổi bật là món trà nấu từ táo đỏ, kỳ tử, hạt chia… Quán còn có món cà phê trứng, ăn với bánh mì thường được nhiều khách đặt hàng.
Không gian bên ngoài quán khá yên tĩnh, bao quanh bởi những tán cây bàng. Quán có sức chứa khoảng 150 người, thường đông khách vào buổi sáng và dịp cuối tuần.
TP HCM liên kết với Tây Bắc phát triển du lịch
Hợp tác phát triển du lịch giữa TP HCM với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng sẽ góp phần xây dựng sản phẩm du lịch mới, khôi phục ngành công nghiệp không khói sau giai đoạn dịch Covid-19
Ngày 29-7, UBND TP HCM và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng - gồm Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái - đã tổ chức họp trực tuyến triển khai công tác phối hợp tổ chức hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP HCM và khu vực này.
Khai thác thế mạnh từng địa phương
Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 8-2020. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm cho biết trong bối cảnh tình hình diễn biến của dịch Covid-19 như hiện nay, TP và các địa phương sẽ chuẩn bị về chương trình hợp tác, kết nối, sản phẩm du lịch... Riêng thời điểm tổ chức hội nghị liên kết sẽ được quyết định sao cho phù hợp tình hình thực tế.
Du khách tham quan gian hàng của tỉnh Hà Giang tại Ngày hội Du lịch TP HCM vừa được tổ chức. Ảnh: LAM GIANG
Đây là chuỗi hoạt động liên kết phát triển du lịch đã được TP triển khai trong thời gian qua, sau khi hợp tác, liên kết với các địa phương vùng ĐBSCL, các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Theo lãnh đạo TP và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, việc liên kết sẽ góp phần xây dựng sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, nhất là khu vực Tây Bắc.
Trong tháng 7 vừa qua, đoàn khảo sát của TP HCM gồm Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn như Saigontourist, Vietravel... đã tìm hiểu nhiều điểm đến ở các địa phương vùng Tây Bắc nhằm xây dựng sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng.
Thu hút du khách nhiều hơn
Ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, nhìn nhận việc liên kết phát triển du lịch mở rộng giữa TP HCM và 8 tỉnh Tây Bắc là rất cần thiết. Tỉnh Điện Biên có di tích lịch sử Điện Biên Phủ và tiềm năng cho nhiều sản phẩm du lịch sinh thái... Tiềm năng rất lớn nhưng thời gian qua, việc khai thác còn hạn chế do gặp nút thắt về giao thông như đường bay tần suất thấp, đường bộ chưa phát triển.
"Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp lữ hành lớn nên việc kết nối tour với các địa phương rất khó; du khách đến chủ yếu là tự phát, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Do đó, kết nối du lịch với TP HCM, nếu triển khai thành công sẽ góp phần xây dựng tour tuyến mới, được TP hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy du lịch các địa phương phát triển" - ông Lê Văn Quý nói.
Thực hiện liên kết phát triển du lịch giữa TP và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, theo ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, sẽ tạo động lực thúc đẩy du lịch vùng phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương. Các địa phương vùng Tây Bắc cũng có sản phẩm du lịch tương tự nhau nên cần hợp tác để cùng tìm ra sản phẩm đặc trưng, nổi bật của từng nơi, từ đó cùng khai thác, thu hút du khách nhiều hơn, ở lâu hơn và quay lại nhiều hơn nữa...
"Tây Bắc là điểm đến nhiều bản sắc. Chủ trương của tỉnh Hòa Bình cũng xác định thế mạnh địa phương trong tương lai là phát triển dịch vụ cao hơn cả công nghiệp, nông nghiệp, trong đó du lịch là trọng tâm. Sáng kiến của TP HCM và 8 tỉnh Tây Bắc cùng nhau liên kết, phát triển du lịch được đánh giá cao và sự ủng hộ của các địa phương" - lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình nhận định.
Xây dựng sản phẩm tinh hoa Tây Bắc
Theo ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, các tỉnh vùng Tây Bắc có nhiều điều kiện tự nhiên tương tự nên để khai thác du lịch hiệu quả, mỗi địa phương cần tạo nét đặc trưng và có sản phẩm chung cho cả vùng. Chẳng hạn, có thể xây dựng sản phẩm du lịch "Tinh hoa Tây Bắc", được tổ chức luân phiên hằng năm tại các tỉnh Tây Bắc mở rộng với mục tiêu quảng bá, giới thiệu đặc trưng của từng nơi tới du khách.
Đẩy mạnh kích cầu du lịch vùng Tây Bắc Góp phần hiện thực hóa những mục tiêu của Chương trình kích cầu du lịch toàn quốc, Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa tổ chức phát động chương trình kích cầu du lịch trong nước tại các tỉnh Tây Bắc với sự hưởng ứng của 150 doanh nghiệp du lịch trên cả nước. Thông qua thúc đẩy khai thác những tiềm năng...