Quán bún cá chấm bán 300 bát/ngày, khách xếp hàng đợi thưởng thức
Đem hương vị mới mẻ vào thức quà truyền thống của người Hà Nội, quán bún cá chấm của chị Vũ Thu Trang đã chinh phục được nhiều thực khách khó tính.
Quán bún cá chấm bán 300 bát/ngày, khách xếp hàng đợi thưởng thức
Người Hà Nội thường nói với nhau, cái tiết giao mùa từ hạ sang đông là lúc ẩm thực Hà thành “lên ngôi”. Trong cái se se lạnh đầu mùa, khó ai có thể cưỡng lại mùi vị của những món bún, phở nghi ngút khói, đậm đà hương vị từ đầu môi đến cuống họng.
Dọc phố cổ Hà Nội hay tít sâu trong các ngõ ngách chỉ đủ lách chiếc xe máy, những quán phở bò, bún chả, bún ngan… lúc nào cũng tấp nập người ra người vào, có khi là xếp hàng chờ đợi. Trong những thứ bún phở truyền thống ấy, đặc trưng nhất của lúc giao mùa, khi tiết trời vừa lạnh vừa rả rích mưa, có lẽ là hương vị tô bún cá.
Nhưng bún cá phố cổ Hà thành ngày nay đa dạng và có nhiều “phiên bản” độc đáo hơn trước đây, trong đó có bún cá chấm. Món ăn này mỗi phần thường gồm: tô bún chan nước dùng nghi ngút khói, đĩa cá rô chiên vàng ươm, bát nước chấm chua chua ngọt ngọt và đĩa rau sống ăn kèm xanh mướt. Khi thưởng thức, thực khách chấm cá rán vào bát nước mắm sền sệt, cắn một miếng giòn rụm, rồi từ từ thêm lát măng cay tê tê đầu lưỡi và thìa bún nóng trong bát nước dùng thanh thanh.
11:30 phút trưa, ghé quán bún cá chấm trên đường Bát Đàn (Hà Nội), thực khách tới nườm nượp, kín từ chỗ để xe đến các bàn ăn. Chị Vũ Thu Trang – chủ quán, vừa thoăn thoắt tay lấy bún, lấy rau, chan muôi nước dùng nóng hổi vừa giục nhân viên chuẩn bị nào nước chấm, nào măng ớt, rau sống và đĩa cá chiên vàng giòn rụm cho khách.
Không phải một quán ăn thuộc hàng “lâu đời” nơi phố cổ, nhưng cái hay của quán bún cá chấm này là chinh phục được cả những thực khách phố cổ thực thụ và sành ăn nhất.
“Khi mở cửa hàng, mình muốn lấy món ăn truyền thống của Hà Nội làm chủ đạo nhưng nó vẫn phải có cái riêng, tạo ra chút mới mẻ cho thức quà đã quá đỗi quen thuộc. Đó là lí do cá bên mình được chiên giòn rồi để riêng ra đĩa, thay vì đặt cùng trong bát bún và nước dùng”, chị Trang cho biết.
Mỗi ngày, quán chị Trang phục vụ hơn 300 bát bún cá chấm cho thực khách, ngày lễ tết thì lên đến 500 – 600 bát/ngày. Một quán ăn chỉ 3 – 4 năm tuổi, nhưng thu hút lượng khách chẳng kém những quán bún 15 – 20 năm ở phố cổ không phải chuyện dễ. Món ăn phải thực sự tinh tế, tròn vị, đậm đà.
“Tôi là người gốc phố cổ, mấy chục năm nay đều thưởng thức bún cá đôi ba bữa trong tuần. Đồ ăn ở phố cổ ngon từ xa xưa nên người ở đây ăn quen, thành ra sành ăn, hơi khó tính. Bún cá mà cá tanh, không tươi hay nước dùng quá mặn, quá ngọt đều không được. Cá rán ở quán này lúc nào cũng nóng, bên ngoài thì giòn, bên trong thì mềm, ngọt, không dai không bở. Thêm cái vị nước dùng thanh thanh từ dứa, cà chua, dấm bỗng…”, ông Hảo (Hàng Khay, Hà Nội) – một thực khách 73 tuổi chia sẻ.
Mỗi sáng, chị Trang nhận khoảng 40kg cá rô phi tươi, loại cá được chọn lọc, mỗi con nặng từ 1,2 – 1,5 kg trở lên. Từ 4h sáng, đầu bếp đã bắt đầu sơ chế cá: bóp muối, rửa sạch, lọc thịt, thái miếng. Xương cá được sử dụng để ninh nước dùng cùng với xương lợn từ 10 – 12 tiếng.
Cá được chiên ngập trong chảo dầu sôi với nhiệt độ phù hợp sao cho bên ngoài giòn, bên trong không ngấm dầu, giữ được độ mềm, ngọt. “Đây là bí quyết riêng của bên mình”, chị Trang cho biết. Trước khi đưa ra đĩa cho thực khách thưởng thức, cá được chiên nóng lại một lần nữa.
Nước dùng tại quán được làm những những nguyên liệu quen thuộc, với mong muốn mang đến “vị nhà” cho thực khách. Chị Trang sử dụng cà chua, dứa, dấm bỗng để gia giảm vào nồi xương ninh.
Bún cá chấm thì không thể thiếu nước mắm chấm – linh hồn của món ăn. Cái đĩa mắm sền sệt, thơm mùi chanh, tỏi, ớt, chua chua ngọt ngọt, tê tê đầu lưỡi khiến thực khách mê mẩn. Miếng cá chấm qua chút mắm trở nên dậy mùi, kích thích vị giác hơn hẳn.
Loại mắm dùng để làm mắm chấm là mắm cốt Phú Quốc, “đi” hàng ngàn km ra Hà Nội. Các loại gia vị đường, cốt chanh, ớt, tỏi băm nhỏ đều được cân đong tỉ mẩn theo tỉ lệ sẵn có.
Ngoài cá rán giòn rụm, chị Trang cũng có thêm những thức ăn kèm để “chiều lòng” khách khó tính như: trứng cá chiên, bao tử cá giòn, chả cá. Những thứ ấy hòa vào nhau hài hòa, trọn vị, không có chút vị tanh sót lại.
Món trứng cá chiên thơm bùi, béo ngậy.
“Bát bún cá chấm ở đây nhìn rất ưng mắt. Bát bún có chút vàng của trứng cá, chút xanh của rau cải, rau cần, chút đỏ cà chua… Đĩa cá rán thì vàng ươm, nóng giòn, dậy mùi. Mỗi lần từ Hạ Long lên công tác, tôi đều ghé quán thưởng thức bún cá chấm. Tôi đã ăn bún cá chấm ở một vài nơi nhưng ở đây vẫn có vị riêng hấp dẫn hơn cả”, anh Vũ Duy Nam – thực khách chia sẻ.
Chị Trang cho biết, hiện quán phục vụ từ 7h sáng đến 14h chiều, trong đó khung giờ cao điểm là từ 6h30 – 8h sáng và 11:30 – 13h. “Nhà mình phục vụ tối đa được 150 khách/lượt nhưng nhiều thời điểm buổi trưa các ngày trong tuần, khách vẫn phải xếp hàng đợi 10 – 15 phút mới có chỗ. Quán luôn có 8 – 10 nhân viên/ca mới có thể phục vụ cho cả khách tại chỗ, và khách đặt mang về”, chị Trang chia sẻ.
Chỉ mất từ 15 nghìn bạn đã thưởng thức "ngon miệng" 1 trong 6 loại bánh nổi tiếng của các quốc gia trên thế giới
Với giá thành phải chăng, những món bánh đặc trưng của các quốc gia trên thế giới cũng là gợi ý không tồi trong ngày mát trời hoặc vi vu đi chơi, tụ tập của chị em rồi đấy.
1. Bánh Macaron của Pháp: 40K/chiếc
Macaron là một loại bánh ngọt nổi tiếng của Pháp được làm từ lòng trắng trứng, đường bột, đường cát, bột hạnh nhân và thêm màu thực phẩm. Nhân bánh thường được lấp đầy với mứt, ganache hoặc kem bơ kẹp giữa hai mặt bánh. Đây là một trong những món quà đặc biệt được nhiều lựa chọn khi có dịp tới thăm Pháp.
Tại Việt Nam, bánh macaron thực sự rất đắt. Không nói đến những chiếc Macaron Haute Couture ở Paris với giá hơn 7000 USD một hộp, thì ngay cả những chiếc bánh bình thường từ một hãng nhà làm không có nhãn hiệu cũng đã lên tới 25k - 30k một chiếc.
Chiếc macaron của những tiệm bánh càng có tiếng thì càng đắt. Chiếc đắt nhất được bán ở một khách sạn tại quận 3, Sài Gòn có giá đến 40k/chiếc.
2. Bánh mochi của Nhật Bản: 15K - 25K/chiếc
Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp không những được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.
Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Nhân bánh có thể làm từ đậu đỏ, đậu trắng hoặc dâu tây hay một số loại hoa quả khác kết hợp với đậu đỏ.
Tại Việt Nam, bánh mochi Nhật Bản được bán khá nhiều với các hương vị nhân đa dạng khác nhau cho bạn lựa chọn. Từ hương vị nhân hoa quả, đậu xanh, đậu đỏ,... đều được rất nhiều người yêu thích.
3. Bánh Tiramisu của Ý: 45K - 250K/chiếc
Tiramisu là một loại bánh ngọt tráng miệng vị cà phê của nước Ý. Chiếc bánh gồm các lớp bánh quy savoiardi, nhúng cà phê xen kẽ với hỗn hợp trứng, đường, phô mai đánh bông, thêm một ít bột cacao.
Tiramisu là món tráng miệng đẳng cấp trong nền ẩm thực Ý và trở thành món ăn phổ biến nhất trong nhiều nhà hàng tại Châu Âu. Khi thưởng thức, vị bánh mềm mại như tan chảy đều trên đầu lưỡi nhưng vẫn mang vị xốp của bánh gato.
4. Bánh Apple Pie của Mỹ: 155K/chiếc
Apple pie (bánh táo) là 1 món tráng miệng truyền thống trong hầu hết tất cả các nhà hàng ở Mỹ. Vỏ bánh ăn giòn xốp chứ không cứng và đặc bột như bánh quy. Nhân bánh gồm có táo chua ngọt, mềm mềm dai dai, bột quế, và nước sốt táo caramel sóng sánh thơm đặc trưng mùi quế.
Bánh ngon nhất khi dùng nóng. Cũng như nhiều loại bánh nướng khác, để lâu bên ngoài lớp vỏ sẽ bớt giòn. Muốn thưởng thức được hết giá trị của bánh thì nên ăn sớm khi bánh mới ra lò. Hoặc nếu ăn có thể quay trong lò vi sóng hoặc bỏ lò nướng làm nóng lại sẽ ngon hơn.
5. Bánh gạo Tteokbokki của Hàn Quốc: 15K - 35K/suất
Tteokbokki hay còn được gọi là bánh gạo cay truyền thống, là một trong những món ăn phổ biến nhất tại Hàn. Tteokbokki được làm từ bột gạo nặn thành viên dài, sau đó hầm với ớt đỏ và hành nên mang một màu đỏ cam rất đặc trưng.
Đây là một món ăn nhanh bình dân thường bán ở các quầy hàng ven đường. Nó có nguồn gốc từ món tteok jjim, một món ăn cung đình làm từ bánh dày thái mỏng, thịt, trứng và gia vị rồi nướng lên.
Tại Việt Nam, Tteokbokki thường được bán ở những cửa hàng chuyên các món ăn của Hàn, hay những quán ăn nhỏ. Giá cả của món ăn này cũng khá bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng.
6. Bánh Pastel de Nata của Bồ Đào Nha: 15K/chiếc
Pstel de nata là bánh tart trứng có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha, được sáng tạo nên bởi những vị mục sư người Pháp di cư sang nơi đây trước thế kỷ 18.
Vỏ bánh tart rất giòn với nhân kem trứng thơm lừng, ăn nhiều chỉ no chứ không ngán. Tuy chưa bao giờ được chính thức công nhận, nhưng bánh tart trứng dường như đã trở thành một trong những món ăn "đại biểu" cho đất nước Bồ Đào Nha xinh đẹp.
Tại đất nước này, bất kì tiệm bánh nào, dù là cửa hàng sang trọng trên đường lớn hay chỉ là một quầy hàng trong con hẻm nhỏ, bạn đều có thể nhìn thấy những chiếc bánh trứng xếp hàng san sát. Những chiếc bánh với lớp vỏ mỏng tang cuộn tròn bao lấy phần nhân trứng vàng xuộm điểm vài vết xém lửa đặc trưng.
Tại Việt Nam, loại bánh Pastel de Nata cũng được bán ở nhiều địa chỉ online với mức giá phải chăng, hợp ví tiền.
Dưới 200K có ngay set trà thưởng thức cùng bánh Trung thu, thiết kế tao nhã khiến cô nàng "mộng mơ" chỉ muốn rinh ngay về Tạm bỏ qua các loại trà được làm từ búp chè xanh thì ít ai biết được còn rất nhiều loại trà khác được chế biến từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên. Đây cũng có thể là lựa chọn không tồi nếu bạn muốn lựa chọn một combo tao nhã để thưởng cùng với bánh Trung thu. Vượt qua...