Quần bảo hộ ren và trang phục tennis nữ bị chê thiếu vải
Từ khi phụ nữ có thể chơi tennis như đàn ông, nhiều cuộc tranh luận về trang phục thi đấu của họ đã nổ ra.
Sự chuyên nghiệp và tinh thần thi đấu của họ hoàn toàn không thua kém các đồng nghiệp nam. Tuy nhiên, tài năng không phải thứ duy nhất công chúng quan tâm về họ. Theo New York Times, kể từ khi phụ nữ xuất hiện ở các môn thể thao mang tính cạnh tranh, họ luôn bị kiểm soát về vấn đề ăn mặc. Trang phục của họ đôi khi bị ép để giảm đi sự hấp dẫn của cơ thể. Có lúc, người ta lại muốn họ “phô” ra nhiều hơn để nam giới trả tiền đi xem. Ảnh: iStock.
Theo Time, tennis và thời trang là hai phạm trù liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong những ngày đầu, phụ nữ phải mặc những chiếc váy dài thường dùng tại các bữa tiệc ngoài trời. Có thể thấy trọng tâm trong trang phục tennis phụ nữ thời đầu nhắm nhiều đến thời trang, không phải chuyên môn. Ảnh: Reckon Talk.
Sách hướng dẫn tennis đầu những năm 1900 còn khuyên phụ nữ mặc đẹp nhất có thể trên sân. “Mọi con mắt đổ dồn vào họ. Nhiều người chẳng hiểu gì về môn thể thao này và chỉ quan tâm ngoại hình của các cô gái”, The Atlantic trích lại. Ảnh: GotCeleb.
Nhiều vụ “bê bối thời trang” đã được nhắc đến suốt chiều dài lịch sử của Wimbledon. Năm 1919, Suzanne Lenglen – 20 tuổi, người Pháp – gây sốc khi ra mắt Wimbledon với bộ trang phục thiếu vải. Cô mặc áo cổ thấp, tay ngắn, váy xếp ly dài đến bắp chân còn tất được cuộn trên đầu gối một chút. Lenglen không mặc áo nịt ngực cũng như váy lót. Dù bị chỉ trích là khiếm nhã, tay vợt này vẫn vô địch giải đấu vả cả 5 giải Wimbledon tiếp theo. Ảnh: Mairie de Paris.
Tuy nhiên, scandal của Lenglen vẫn chưa gây chú ý bằng Gertrude “Gussie” Moran – tay vợt nổi tiếng người Mỹ – ở Wimbledon 1949. Cô mặc váy ngắn, khi chơi để lộ ra chiếc quần lót ren. Các nhiếp ảnh gia đã chọn những góc tốt nhất để đưa loạt ảnh đó lên báo. Suốt sự nghiệp, Moran bị gán cho biệt danh “gussy” (tạm dịch: ghê tởm) vì chiếc quần lót ren ấy. Thời điểm này, vận động viên nữ vẫn phải mặc váy dài đến đầu gối để tránh việc lộ nội y khi thi đấu. Ảnh: Independent.
Tới năm 1958, Karol Fageros bị chỉ trích ở giải French Open vì để lộ nội y vàng. Nhiều người nói đồ lót của Fageros gây mất tập trung cho đối thủ. Sự cố này khiến tay vợt người Mỹ bị cấm ở Wimbledon trong năm đó. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Ngay cả với thế giới tennis hiện đại, những tranh cãi xoay quanh trang phục nữ giới vẫn chưa bao giờ “nguội”. Có thể lấy ví dụ từ chiếc váy babydoll được Nike tung ra năm 2016. Nó rộng rãi, thoải mái và siêu ngắn, khiến đồ lót lộ ra khi các tay vợt thi đấu. Đến năm 2018, Serena Williams lại bị chỉ trích vì mặc bộ catsuit với thắt lưng hồng. Lý do Williams mặc là cô mới trở lại sân đấu sau khi sinh con. Bộ trang phục giúp cô tránh các vấn đề đông máu. Ảnh: Si.
Tuy nhiên, nó lại bị đánh giá không phù hợp. Thậm chí, Bernard Giudicelli – chủ tịch liên đoàn tennis Pháp – còn khó chịu và nói bộ trang phục “đã đi quá xa”. Ông nói kiểu ăn mặc này không tôn trọng bộ môn thể thao và điểm thi đấu. Chia sẻ trên mạng xã hội, huyền thoại Billie Jean King đã nói về vụ việc này: “Việc kiểm soát cơ thể phụ nữ cần chấm dứt”. Trong khi đó, tay vợt Andy Rodick cũng gọi việc làm của liên đoàn tennis Pháp là “ngu ngốc và thiển cận”. Ảnh: Cbs.
Câu chuyện săm soi trang phục phụ nữ trong giới tennis khiến những người ủng hộ nữ quyền phẫn nộ. Tại US Open 2018, Alize Cornet – tay vợt chuyên nghiệp người Pháp – bị cảnh cáo vì thay chiếc áo mặc ngược ngay trên sân. Bên trong, Cornet vẫn mặc áo lót thể thao màu đen. Tuy nhiên, khi các tay vợt nam làm điều tương tự, không ai ý kiến gì. Ảnh: Sky News.
Không chỉ về trang phục, sự bất bình đẳng nam nữ trong tennis còn biểu hiện rõ ở những bình luận khiếm nhã. Người đưa ra những phát ngôn này lại chính là các phát thanh viên. Năm 2013, sau khi chiến thắng ở Wimbledon, tay vợt Marion Bartoli bị người dẫn chương trình nhận xét “sẽ không bao giờ thành một phụ nữ đẹp”. Hay trường hợp của Eugenie Bouchard tại Australian Open năm 2015. Cô bị phát thanh viên Ian Cohen yêu cầu “xoay một vòng cho khán giả xem”. Điều này khiến Bouchard ôm mặt xấu hổ. Ảnh: T star.
Sohinee – cây viết của The Bridge – chỉ ra các tay vợt nữ đang bị nhìn nhận dưới hình ảnh “phụ nữ” hơn là vận động viên. Kể cả với Serena Williams hay Sania Mirza, những nhà vô địch Grand Slam, vô số tìm kiếm trên Google cho ra các gợi ý liên quan đến hình thể, quần áo hay cuộc sống… của họ. Ảnh: ABP.
Phong trào nữ quyền và những cuộc đấu tranh suốt chiều dài lịch sử cũng giúp các tay vợt nữ được nhìn nhận đúng đắn hơn. Họ được tham gia các sự kiện lớn, trả lương ngang bằng hay thậm chí cao hơn đồng nghiệp nam. Tuy nhiên, những định kiến hay tiêu chuẩn kép về thứ họ mặc vẫn còn tồn tại và gây tranh cãi liên tục. Ảnh: Npr.
Khi vận động viên nữ bị nhắc nhở trang phục ở Olympic Tokyo
Nhiều đội tuyển quyết định làm trái quy chuẩn để được diện quần áo thoải mái, giúp kết quả thi đấu tốt hơn.
Theo France 24, bóng chuyền bãi biển không phải là môn thể thao duy nhất gây tranh cãi về trang phục. Gần đây, đội bóng ném bãi biển của Na Uy bị phạt vì chuyển sang mặc quần đùi. Trong khi vận động viên Olivia Breen bị phản ánh về việc quần bikini của cô quá ngắn.
Chia sẻ với France 24 , Olivia Breen nói: "Tôi đã mặc kiểu quần này để thi đấu trong nhiều năm. Tôi nhận ra cần phải có các quy định và hướng dẫn cụ thể về trang phục thi đấu. Trên hết, chúng phải thoải mái và dễ chịu".
Vận động viên Olivia Breen bị phê bình khi diện trang phục thi đấu quá ngắn. Ảnh: 15 Minute News.
Cô gái 24 tuổi cho biết bản thân hoàn toàn tuân thủ các quy định về đồng phục thể thao cho phép các vận động viên mặc đồ của nhà tài trợ. Miễn là họ mặc áo khoác của quốc gia và trang phục không phản cảm hoặc xuyên thấu.
Breen đã đệ đơn khiếu nại chính thức tới England Athletics nhưng cô chưa nhận được phản hồi. Vận động viên trẻ sẽ tham gia Paralympic Tokyo vào tháng 8 này và dự định vẫn mặc chiếc quần bikini "gây tranh cãi".
Phân biệt giới tính và tiêu chuẩn kép trong trang phục
Theo France 24 , Alice Diding - vận động viên bơi lội da màu đầu tiên từng đại diện cho đội tuyển Anh tại Thế vận hội Tokyo - sẽ không được phép đội mũ bơi được làm riêng cho mái tóc đen tự nhiên mà cô quảng cáo.
Đầu tháng 7/2021, Liên đoàn Bơi lội Quốc tế (FINA) cấm sử dụng các loại mũ bơi được sản xuất đặc biệt để bảo vệ tóc cho Thế vận hội năm 2021. Soul Cap, công ty sản xuất mũ bơi bị FINA phê bình là sản phẩm của họ không phù hợp với "hình dạng tự nhiên của đầu".
Các quy định trong trang phục thi đấu có nhiều bất lợi cho phái nữ. Ảnh: Espn.
Liên đoàn bóng ném châu Âu (EHF) đã phạt đội bóng ném bãi biển nữ Na Uy 1.780 USD vì mặc quần đùi thay vì quần bikini tại giải vô địch Euro 2021. EHF cho biết quy định về đồng phục yêu cầu các vận động viên nữ mặc quần bikini "bó sát và không quá dài".
Mặt khác, các vận động viên nam môn bóng ném bãi biển được tự do mặc quần shorts dài trên đầu gối 10 cm, miễn là không "rộng thùng thình".
Nhiều đội đã tiếp cận EHF trước khi thi đấu để xin phép diện quần đùi. Câu trả lời họ nhận được là bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ bị phạt.
Đội bóng ném bãi biển nữ Na Uy bị phạt tiền vì tự ý thay đổi đồng phục bikini. Ảnh: The New York Times.
Ai quyết định về quy chuẩn trang phục tại Olympic?
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) - cơ quan phụ trách tổ chức Thế vận hội Olympic - cho biết họ không có trách nhiệm thiết lập và thực thi các quy định về đồng phục. Tùy thuộc vào các liên đoàn quốc tế đối với từng môn thể thao riêng lẻ để quyết định trang phục phù hợp cho từng nhóm giới tính.
Helen Jefferson Lenskyj, giáo sư tại Đại học Toronto chia sẻ các quyết định thống nhất dựa trên "những cân nhắc thực tế liên quan đến nhu cầu của môn thể thao, nguồn gốc truyền thống hoặc phân biệt giới tính". Một số liên đoàn cũng cho biết quyết định của họ đảm bảo tính công bằng.
Tuy nhiên, Lenskyj nhận thấy sự phân biệt giới tính rõ ràng khi thi đấu, đặc biệt là nhiều liên đoàn vẫn chủ yếu do nam giới điều hành.
"Các môn thể thao được đánh giá dựa trên tính thẩm mỹ như trượt băng nghệ thuật có quy tắc về trang phục làm nổi bật vẻ đẹp nữ tính. Ngược lại, tiêu chuẩn đồng phục của bóng chuyền bãi biển nữ chỉ dựa trên sự hấp dẫn về giới tính", cô nói.
Trang phục dự thi môn trượt băng nghệ thuật giúp tôn lên vóc dáng cho người diện mà không cần hở hang. Ảnh: Pop Sugar.
Janice Forsyth - cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Olympic Quốc tế của Đại học Western ở Ontario - nói với France 24 : "Các liên đoàn quốc tế cố gắng lôi kéo người xem thể thao nữ bằng cách bắt họ diện trang phục ngắn. Điều này giúp họ sinh lợi hơn nhờ thu hút các nhà tài trợ và hợp đồng quảng cáo cho vận động viên".
Ngay trước Thế vận hội London 2012, Hiệp hội Quyền anh Quốc tế nghiệp dư bắt các nữ võ sĩ mặc váy thay vì quần đùi. Lý do của họ là khán giả sẽ dễ dàng phân biệt võ sĩ nữ và võ sĩ nam.
Đề nghị này đã gây ra nhiều phẫn nộ. Võ sĩ nghiệp sư Elizabeth Plank quyết định gửi bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu phụ nữ được tự do lựa chọn trang phục họ mặc trên võ đài. Sau khi thu hút hơn 57.000 chữ ký, quyết định được sửa đổi và các võ sĩ nữ được tự do lựa chọn giữa quần đùi hoặc váy.
Cùng năm đó, Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) đã thay đổi quy định về trang phục. Trước khi có sửa đổi, người chơi nữ buộc phải mặc bikini hoặc đồ bó sát trong các trận đấu. Tuy nhiên, áp lực của công chúng tăng lên và FIVB công bố các quy định mới, cho phép phụ nữ mặc quần đùi và áo có tay vì tôn trọng " yêu cầu về tôn giáo và văn hóa" của một số quốc gia.
Do khác biệt về văn hóa và tôn giáo, quy định về trang phục cần phải thay đổi để phù hợp hơn. Ảnh: DW.
Trang phục của vận động viên gốc Việt gây chú ý ở Olympic Kim Bui mặc quần tất kín mít khi thi đấu thể dục dụng cụ ở Thế vận hội, gửi thông điệp chống phân biệt giới tính. Trong chung kết tối 29/7 và ở vòng loại trước đó, Kim Bui mặc quần tất dài, trong khi đa số diện bikini. Theo Reuters, trang phục của cô nhằm tránh phô trương hình thể, đồng thời...