Qua thời mọc như nấm, chiếm địa bàn, hàng trăm cửa hàng VinMart+ không hiệu quả sẽ bị đóng cửa
Vinmart và Vinmartplus sẽ đổi mới danh mục sản phẩm, bổ sung thêm sản phẩm phù hợp theo vùng miền và mùa vụ. Đặc biệt, không thể thiếu các sản phẩm do thành viên của Masan sản xuất.
Theo tài liệu Đại hội cổ đông vừa được công bố của Tập đoàn Masan – ông chủ mới của chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi Vinmart , trong năm nay, thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan sẽ đóng cửa tối đa 10 siêu thị và 150-300 cửa hàng hoạt động không hiệu quả.
Đây là chiến lược mở rộng chuỗi cửa hàng theo cách chọn lọc, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu. Masan dự kiến sẽ mở mới 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart trong năm.
Ông chủ mới cũng bắt tay vào thực hiện nhiều thay đổi đối với chuỗi siêu thị này. Cụ thể, Masan sẽ đối sánh các điều khoản thương mại với nhà cung cấp nhằm đạt mức ngang bằng thị trường, tập trung vào việc giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng.
Điều mà có lẽ người tiêu dùng sẽ rất quan tâm và chờ đón, đó là Vinmart và Vinmart sẽ đổi mới danh mục sản phẩm hệ thống thông qua phát triển danh mục hàng hóa chủ chốt, đảm bảo các sản phẩm trong danh mục này có mặt tại tất cả các cửa hàng, đồng thời bổ sung thêm danh mục sản phẩm phù hợp theo vùng miền và mùa vụ.
Có thể thấy, sau khi về tay Masan, mặt hàng tại các siêu thị VinMart đã thay đổi khá lớn. Nếu như trước đây, VinMart thường bị người tiêu dùng đánh giá kém hơn SaiGon CoopMart ở mức độ phong phú của mặt hàng tươi sống (thịt, cá, rau củ) thì thời gian gần đây, điều này được cải thiện tốt hơn hẳn.
Video đang HOT
Đặc biệt, mặt hàng do các đơn vị thành viên của Masan sản xuất đã phủ rộng siêu thị, bố trí tại các vị trí dễ nhìn để kích thích khách hàng mua sắm. Đáng chú ý nhất chính là các sản phẩm của MeatDeli như thịt tươi sống và sản phẩm mang thương hiệu Bếp Việt như giò chả, thịt kho trứng.
Hồi cuối năm 2019, khi Vinmart được bán cho Masan, đại diện doanh nghiệp đã cho biết mỗi cửa hàng VinMart sẽ trở thành điểm bán MeatDeli.
Theo tài liệu nói trên, Masan đặt kế hoạch công ty VCM (đơn vị điều hành hệ thống bán lẻ Vinmart và Vinmart ) sẽ đạt doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng năm nay, tăng 64% so với năm 2019. Trong đó, tăng trưởng doanh thu đến từ 24-25% các cửa hàng VinMart và VinMart hiện hữu, còn lại là đóng góp từ các cửa hàng được mở trong năm 2020.
Masan đặt kỳ vọng giảm lỗ cho hệ thống Vinmart và Vinmart đến cuối năm 2020 và thậm chí chính thức hoà vốn.
Quý 1/2020, Tập đoàn báo lỗ ròng 216 tỷ trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận lãi 1.000 tỷ đồng. Được biết, đây là lần đầu Masan thua lỗ sau 6 năm, nguyên nhân chủ yếu do tác động hợp nhất kinh doanh với VCM (đơn vị điều hành hệ thống bán lẻ Vinmart và Vinmart ).
Hậu bắt tay Masan, nhiều cửa hàng Vinmart có nguy cơ đóng cửa
Loạt hơn 300 cửa hàng VinMart và VinMart cũ có nguy cơ bị đóng cửa do hoạt động thiếu hiệu quả. Cùng lúc đó hàng trăm cửa hàng mới cũng được mở ra.
Theo thông tin từ Zing, lãnh đạo VinCommerce cho biết đến cuối năm 2019, công ty đang vận hành 3.022 điểm bán lẻ mang hai thương hiệu VinMart và VinMart .
Trong đó, số siêu thị VinMart là 134 với diện tích trung bình 1.500-5.000 m2/cửa hàng, và 2.888 cửa hàng VinMart , diện tích 80-100 m2/cửa hàng.
Tuy vậy, công ty đang ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019, bất chấp việc doanh thu lên tới 26.000 tỷ đồng.
VinCommerce ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019
Năm 2019, doanh thu của VinCommerce đã tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng doanh số từ các cửa hàng hiện hữu 20% tại VinMart và 17% tại VinMart .
Theo Thương trường, cuối năm 2019, CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) đã tiếp nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM) - công ty sở hữu cả VinCommerce và VinEco. Đồng thời, MSN đã phát hành quyền chọn cho bên bán VCM mà qua đó bên bán sẽ được nhận cổ phần của một công ty mới là công ty con của MSN, và công ty này sẽ sở hữu 83,74% cổ phần VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings.
Được biết, tính đến cuối năm 2019, Hà Nội chiếm 34% lượng cửa hàng Vinmart và 29% lượng cửa hàng Vinmart . Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2019, VCM có tổng nợ vay khoảng 5 nghìn tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh, Masan đặt kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 64%) trong năm 2020 nhờ 24-25% SSSG cho Vinmart và Vinmart và đóng góp cả năm từ các cửa hàng được mở trong năm 2019.
Cùng với đó, trong năm 2020, việc mở rộng cửa hàng của VinCommerce sẽ diễn ra chọn lọc vì ban lãnh đạo công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.
Theo đó, năm 2020, ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ mở mới từ 20-30/300-500 cửa hàng Vinmart/Vinmart trong khi đóng cửa từ 0-10/150-300 cửa hàng Vinmart/Vinmart hoạt động không hiệu quả.
Masan đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống cho VinCommerce và thương hiệu thịt Meat Deli, sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này.
Tập đoàn này hiện đang trong quá trình lựa chọn các địa điểm Vinmart phù hợp để triển khai bán Meat Deli và kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng tươi sống cho Vinmart lên mức 35% vào cuối năm 2020 so với khoảng 30% ở thời điểm hiện tại.
Về mặt sinh lời, ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu cải thiện biên EBITDA cho năm 2020 lên mức từ -3% cho đến 0%, chủ yếu nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.
Theo VN Review
VinMart kinh doanh như thế nào sau khi về tay Masan Trong quý đầu tiên được Masan tiếp quản, doanh thu bán lẻ của VinCommerce (sở hữu VinMart, VinMart ) tăng 40% so với cùng kỳ. Tập đoàn Masan vừa công bố sơ bộ tình hình kinh doanh của tập đoàn và các công ty thành viên trong quý I/2020. Trong đó, lần đầu tiên những chỉ số tài chính của 2 chuỗi bán...