Quà Tết
Sau một năm cùng làm việc, gắn kết, hỗ trợ nhau trong công việc, học hành, những người thân, đối tác, bạn bè thường tặng cho nhau những món quà biểu lộ tình thân, mối giao hảo thay lời cầu chúc cho một năm mới bình an, sức khỏe và thành công…
1. Bưởi hồ lô: Sản phẩm độc đáo với ý nghĩa mang lại sức khỏe và tuổi thọ Giá: từ 600.000đ – 2.000.000đ/cặp (tùy vào trọng lượng sản phẩm). Địa chỉ: Công ty Tuệ Gia, 260 Trịnh Đình Trọng, P.Phú Trung, Q.Tân Phú, TP.HCM.
2. Cây tài lộc: Đem lại lộc phát cho gia chủ, mang lại cát khí mạnh mẽ cho ngôi nhà, văn phòng… Giá: 180.000đ – 1.600.000đ/chậu. Địa chỉ: Hoa kiểng Thùy Dung, 58/C4 Phan Xích Long, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
3. Trà Việt: Là món quà ý nghĩa, sang trọng và thanh tao, gồm nhiều loại: trà ô long, trà móc câu, trà sen, trà lài, trà cổ thụ. Mỗi bộ trà chứa đựng nhiều ý nghĩa của Tết dân tộc: tâm phúc, tri kỷ, tri ân, phú quý. Giá: 97.000đ – 740.000đ/hộp. Địa chỉ: Trà Việt, 50 Út Tịch, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM.
4. Chocolate: Được làm từ nguyên liệu chocolate Bỉ, mẫu mã phong phú, phù hợp với Tết cổ truyền Việt Nam như: tranh Đông Hồ, Phúc Lộc Thọ, rồng Nhâm Thìn… Giá: 300.000đ – 450.000đ/hộp. Địa chỉ: D’Art Chocolate, 132 Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM.
5. Đá phong thủy: Với chất liệu bột đá và xi vàng, đá phong thủy là một món quà quý trong ngày Tết với ý nghĩa mang lại tài lộc cho người được tặng. Có đa dạng mẫu mã: rồng tụ bảo, tỳ hưu, bình long phụng… Giá: 350.000đ – 3.280.000đ/sản phẩm (tùy mẫu). Địa chỉ: Phong Thủy cho mọi người, 40 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
6. Mứt trái cây khô: Đủ loại trái cây phong phú như táo, mơ, kiwi, nam việt quất, sung Iran, hạt cọ, quả lý gai… Mứt được hút chân không nên vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin. Xuất xứ: Mỹ, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan… Giá: 207.000đ – 1.500.000đ/hộp (tùy vào số lượng, loại trái cây). Địa chỉ: Công ty Việt Thành Hưng, 84 đường số 1, P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM.
Video đang HOT
7. Tranh gạo rang: Sản phẩm làm bằng chất liệu gạo thiên nhiên, với sự khéo léo của nghệ nhân tạo nên những bức tranh độc đáo, sáng tạo đậm chất văn hóa Việt Nam. Giá: từ 400.000đ – 4.300.000đ/bức (tùy kích thước). Địa chỉ: Tranh gạo Thu Đông, 113/110 Trần Văn Đang, P.11, Q.3, TP.HCM.
8. Giá để rượu: Chất liệu inox, kiểu dáng phong phú, thuận tiện sử dụng khi tiếp khách trong những ngày xuân. Giá: 235.000đ – 550.000đ/sản phẩm. Địa chỉ: Công ty cổ phần Bếp Âu, phòng 3.18, lô B, tòa nhà Ruby Land, 58/4 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM.
9. Bộ lộc bình gỗ: Chất liệu gỗ trắc dây, gồm chín cái xếp theo hình ngọn núi, vững chãi, chắc chắn tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có của mỗi gia đình. Giá: 2.900.000đ/bộ. Địa chỉ: 179 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cai game - Gian khổ nhưng không phải không thể
"Cai game" hay "bỏ game" là chủ đề đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng game thủ trên khăp 5 châu chứ chẳng riêng gì tín đồ ảo quốc gia nào. Nếu như trước năm 2004 vấn đề này còn khá nhạt nhòa tại Việt Nam và chỉ gói gọn trong thế giới offline, thì cơn bão MMO ập tới khiến các cuộc tranh luận về nó trở nên nóng hổi và tốn nhiều giấy mực hơn bao giờ hết.
Không thể đếm hết được những ý kiến cho rằng cai game không khó, và cũng chẳng thể nói xuể được những lập luận cho rằng từ giã game cực kỳ gian khổ. Tuy nhiên nếu suy xét kỹ càng, chúng ta cũng phần nào tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất cho vấn đề này.
Bị động hay chủ động
Trước hết, phải xác định rõ ràng rằng bạn chủ động hay bị động trong chuyện cai game. Chủ động có nghĩa là chẳng ai ép buộc, tự bản thân cảm thấy phải tạm dừng loại hình giải trí này (có thể là do cảm thấy nó quá ảnh hưởng tới cuộc sống thực, hoặc chỉ là thử xem mình có đủ can đảm cũng như khả năng hay không). Còn bị động là bị gia đình, xã hội tác động hoặc thậm chí là NPH quyết định đóng cửa game.
Với khả năng thứ hai, tức bị động, rõ ràng rất khó để game thủ dời bỏ món ăn mình yêu thích. Một game thủ VLTK kỳ cựu từng tâm sự rằng càng bị cha mẹ thúc ép bỏ game thì anh càng cảm thấy yêu game hơn, thậm chí tìm mọi cách để chơi vụng chơi trộm, mãi đến khi... lấy vợ thì mọi chuyện mới giảm đi một chút.
Còn với trường hợp NPH đóng cửa game, đây là vấn đề "nhỏ như con thỏ" vì trong nước vẫn còn cả tá trò chơi để gắn bó, ngay cả khi game trong nước đóng cửa hết thì họ vẫn có thể chu du ra các server nước ngoài. Nên nhớ rằng với sự phát triển của internet hiện tại, hầu như không có cách nào để ngăn cản người ta chơi game online, trừ khi nhốt chặt trong nhà và cắt đường truyền.
"Nếu chưa nghĩ đến chuyện bỏ game thì chưa thể bỏ được!".
Với khả năng đầu tiên, tức chủ động, bỏ game cũng... không hề dễ, tuy nhiên so với việc bị ép buộc thì tỷ lệ % thành công cao hơn nhiều. "Thứ nhất bạn tự hỏi bạn xem bạn có muốn bỏ game không, nếu bạn chưa muốn nghĩ đến chuyện bỏ game thì bạn chưa thể bỏ được đâu", A.T, một GM tâm sự, đó cũng là trải nghiệm rút ra từ chính bản thân anh.
Kết luận trên cũng dễ hiểu, với một game thủ thì việc đi đến suy nghĩ tự giác bỏ game không phải là điều dễ dàng. Để đi đến quyết định ấy đòi hỏi họ đã phải đấu tranh với bản thân suốt một thời gian dài, đồng thời nhiều khi là kết quả của những kinh nghiệm học được trong cuộc sống thực. Dĩ nhiên không hiếm trường hợp biết rằng mình cần cai mà vẫn chẳng thế dứt ra được, khi đó thì quả thực chỉ còn cách... tới gặp chuyên gia hoặc bác sỹ tư vấn.
Phong cách chơi game
Nghĩ đơn giản, nhưng phong cách chơi cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để biết rằng một game thủ có dễ bỏ game hay không. Ở đây có thể xét tới hai khả năng, một là chơi đại trà (bất cứ game nào cũng chơi và cày kéo khỏe như nhau), hai là chỉ thích 1 game và say mê nó đến nỗi không muốn chuyển sang game khác nữa.
Rất khó để dứt được niềm đam mê với tựa game "ruột".
Rõ ràng, khả năng thứ hai khiến vấn đề cai game trở nên khó khăn hơn nhiều, đối với những gamer như vậy, mọi chi tiết liên quan tới trò chơi họ yêu thích đều dẫn tới cảm giác "nôn nao". Thậm chí chỉ cần nghe tới bản nhạc nền lúc bắt đầu log-in là đã bủn rủn tay chân.
"Cabal với tôi còn hơn một trò chơi, nó là nhà tôi, nơi mỗi ngày tôi log vào để nghe tiếng chim hót, mưa rơi, tiếng suối chảy róc rách, tiếng gió reo nhè nhẹ... là nơi tôi ngồi mỗi chiều nhìn hoàng hôn bên hồ đỏ thẫm, nhìn tuyết rơi trắng trời trắng đất, nhìn mưa tí tách giữa lòng suối... hay đơn giản là nửa đêm ngồi lặng ngắm ánh đèn chớp sáng giữa lòng thành phố cùng người mình yêu thương...", đó là tâm sự thật lòng của một gamer Cabal, chừng đó đủ để thấy được lôi họ ra khỏi niềm đam mê tận đáy lòng còn khó hơn lên trời.
Nhưng chơi "đại trà" thì sẽ bỏ dễ dàng.
Còn với đối tượng chơi game đại trà, có thể cày một lúc 3, 4 MMO thì khác. Người ta thường quan niệm rằng càng chơi nhiều game, càng thích nhiều game thì cai càng khó, thực chất mọi chuyện ngược lại hoàn toàn, có thể ban đầu họ khó dứt ra được nhưng chỉ cần 1 tuần, 2 tuần không động đến thì "cắt cơn" ngay.
Tuổi tác, vợ con
Tuổi tác cũng là chìa khóa tác động cực lớn và có thể là lớn nhất trong số các yếu tố giúp họ bỏ game dễ hay khó. Với một game thủ còn đang trong tuổi ăn tuổi lớn (14 ~ 23 tuổi), giã từ trò chơi gần như là điều gì đó quá xa xỉ với họ, tuy nhiên khi đã có vợ, có con và phải chăm lo cho gia đình thì lại khác.
Lấy một ví dụ, hẳn nhiều người chơi Linh Vương hoặc Kiếm Thế đều ít nhiều biết đến nickname BigHit02. Game thủ này được coi là một đại gia ở bất cứ game nào anh chơi, thế nhưng cuối cùng khi sắp làm lễ cưới, anh cũng phải đi đến quyết định mà bản thân tự cho rằng "khó khăn nhất trong đời", đó là từ giã thế giới ảo.
Tỷ lệ gamer đã có vợ nghiện game ít hơn hẳn so với các "single".
Tất nhiên, không phải ai đã lớn tuổi (> 25t) hoặc lập gia đình đều phải cai game ngay tức khắc, thế nhưng với nhiều vấn đề đau đầu ngoài cuộc sống thực, họ dễ dàng "cáo lão về quê" mà không cảm thấy quá nuối tiếc. Trong khi đó khi còn trẻ chưa phải lo lắng chuyện cơm áo bạc tiền, game là hình thức giải trí không thể đánh bại.
Ngoài ra, không phải là phổ biến nhưng sau khi có người yêu, tỷ lệ dừng chơi thành công cũng cao lên đáng kể, đơn giản vì họ đã tìm thấy thứ để mình "bỏ thời gian" nhiều hơn. Có điều, sau khi... thất tình thì khả năng trở lại gắn bó với thế giới ảo gần như là 99%.
Mức độ gắn kết cộng đồng
Không phải là yếu tố quá lớn, nhưng mức độ gắn kết, hòa nhập với cộng đồng cũng tác động không nhỏ tới việc cai game thành công ít hay nhiều. Nếu một game thủ ít có bạn bè in-game, ít tham gia các hoạt động offline bang hội thì họ chỉ phải tranh đấu với niềm đam mê bản thân mà thôi, trong khi đó ngược lại, mọi chuyện khó hơn nhiều.
Chơi theo phong cách cá nhân, ít hòa đồng thì cai cũng dễ hơn.
"Đây đã là lần thứ 3 mình cố cai game rồi nhưng vẫn không ăn thua, mấy đứa bạn cùng lớp cứ rủ rê, rồi mỗi lần đi chơi với các anh em trong bang thì toàn nghe họ bàn chuyện trong game, nghe đã muốn quay lại rồi, mà không đi offline thì bất lịch sự quá, căn bản anh em cũng thân thiết nhau lâu rồi", Hoàng Long, một gamer Kiếm Thế tâm sự.
Nói chung, sẽ không bao giờ có được một câu trả lời chung nhất cho vấn đề "Cai game khó hay dễ", với mỗi người chơi kết quả lại khác nhau, vì thế các cuộc tranh luận xưa nay chỉ mang lại hàng chục trang giấy cãi vã mà vẫn không đi đến đâu. Còn nếu bạn đang muốn từ bỏ thế giới ảo thì hãy "check" lại xem mình ở vào các trường hợp nào bên trên.
Theo Game Thủ
'Yêu' sau khi cưới giúp hôn nhân bền chặt Ngày nay, việc trai - gái "vượt quá giới hạn" trước khi kết hôn khá phổ biến. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây nhận thấy những cặp đôi từ từ tiếp cận, biết chờ đợi, thường có thể gắn kết lâu dài và có mối quan hệ sâu sắc hơn. Nghiên cứu gồm 2035 người đã kết hôn tham gia đánh giá...