Quá tải trong học trực tuyến: ‘Không thể bê tiết học trực tiếp sang trực tuyến’
Học trực tuyến từ sáng đến chiều, bài tập cô giao làm đến khuya không hết là thực trạng vừa được phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận.
Học sinh tại TP.HCM học trực tuyến – Ảnh: DUYÊN PHAN
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết: Ngay từ năm học trước, Bộ GD-ĐT đã có các hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức dạy học trực tuyến.
Mới đây, trong các đợt tập huấn triển khai vào tháng 10-2021, cán bộ quản lý và giáo viên các cấp cũng được cung cấp tài liệu hướng dẫn, kèm theo là link các video bài giảng minh họa để các thầy cô hiểu cách dạy online là như thế nào.
Các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục
Theo ông Thành, Bộ GD-ĐT cũng đã xây dựng hành lang pháp lý cho phép các trường chủ động trong xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng phương án dạy học. Trong đó có thể linh hoạt lựa chọn hình thức dạy học, phương pháp dạy học, thiết kế thời khóa biểu và bám sát nội dung cốt lõi của môn học đã được Bộ GD-ĐT công bố trong hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học.
Nhưng theo ông Nguyễn Xuân Thành, việc vẫn xảy ra tình trạng học sinh bị học quá nhiều tiết/ngày, giáo viên dạy trực tuyến kêu không đủ thời gian để đảm bảo chương trình là do giáo viên chưa nắm được cách dạy học trực tuyến và các nhà trường chưa nghiên cứu kỹ hướng dẫn, tận dụng tối đa quyền chủ động được phép để thiết kế kế hoạch dạy học một cách linh hoạt, hợp lý.
Video đang HOT
“Không thể bê nguyên xi tiết dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến. Nếu sự khác nhau giữa hai hình thức dạy học chỉ là một bên thì học ở lớp, một bên học qua một đường link thì giáo viên và học sinh kiệt sức là điều tất yếu, trong khi lại không hiệu quả, lãng phí thiết bị do không tận dụng được những ưu điểm của dạy học trực tuyến” – ông Thành chia sẻ.
Theo ông Thành, các thầy cô giáo cần thiết kế trước các video clip bài giảng nội dung dạy học cốt lõi gửi cho học sinh trước tiết học, kèm theo nhiệm vụ cụ thể khi nghiên cứu học liệu. Thời gian tại lớp học trực tuyến giáo viên sử dụng để cho học sinh thảo luận, giải đáp, sửa chữa, chốt kiến thức, tăng cường tương tác với học sinh.
Với cách này, tiết học trực tuyến có thể giảm xuống được còn 30 – 35 phút mà vẫn đảm bảo được mục tiêu. Thậm chí, nó còn có ưu điểm khuyến khích học sinh tự học, đọc tài liệu, thực hiện nhiệm vụ được giao, có nghĩa là học chủ động thay vì thụ động như trước.
“Tôi ví dụ thời khóa biểu có hai tiết/tuần, giáo viên hoàn toàn có thể chỉ dạy trực tuyến một tiết, dành một tiết còn lại để giao nhiệm vụ cho học sinh, nhận và đánh giá sản phẩm của học sinh gửi lại. Mặc dù online một tiết nhưng cần tính thời gian làm việc của giáo viên khi thực hiện xây dựng các video clip bài giảng, thiết kế các nhiệm vụ học tập, hướng dẫn, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh thành một tiết nữa.
Dĩ nhiên việc này sẽ giao chủ động cho các trường. Mỗi trường có một cách triển khai linh hoạt khác nhau. Các trường chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, trong đó nêu rõ việc thực hiện nội dung dạy học ra sao, ở trên lớp và ngoài lớp thế nào, kết quả cuối cùng là đạt mục tiêu mà chương trình môn học đặt ra” – ông Thành nói.
“Không đúng với chỉ đạo”
Về câu chuyện “quá tải bài tập”, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết do tâm lý giáo viên lo lắng, sợ học sinh không hiểu bài nên đã giao nhiều bài tập để “luyện tập tại nhà”.
“Việc ra bài tập hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh làm trước hoặc sau tiết học cần phải chọn lọc tinh sao cho đảm bảo tối thiểu về số lượng nhưng tối đa về dạng. Giao nhiều nhưng không cần thiết sẽ chỉ khiến học sinh quá tải. Về điều này trong các đợt tập huấn của Bộ GD-ĐT cũng đã đề cập và mong muốn giáo viên cần tư duy nhiều hơn khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc nội dung giao việc” – ông Thành nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, hành lang pháp lý nói chung và hệ thống các văn bản hướng dẫn cho việc thích ứng, chuyển trạng thái của năm học này đã đầy đủ và không thể bất cứ sự vụ cụ thể nào là cơ quan quản lý lại phải ra một văn bản mới để nói lại cái đã hướng dẫn. Ở đây đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục phải nghiên cứu kỹ các văn bản quy định, hướng dẫn để chủ động vận dụng linh hoạt. Vì hướng đổi mới của Bộ GD-ĐT là giao chủ động mạnh mẽ cho các nhà trường trong hoạt động chuyên môn.
Ông Thành cho rằng: Việc bố trí học sinh học online đến 8 tiết/ngày, giao nhiều bài tập khiến học sinh làm đến đêm không hết như báo chí phản ánh là việc không đúng với chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, học sinh học 2 buổi/ngày tại trường chỉ học tối đa 7 tiết/ngày đối với cấp THCS và không quá 8 tiết/ngày đối với cấp THPT; trong 7-8 tiết đó không phải giáo viên dạy liên tục mà có những tiết tự học có hướng dẫn. Vì thế với hình thức trực tuyến, nơi nào bố trí đến 8 tiết/ngày cần phải điều chỉnh phù hợp.
Bộ GD-ĐT cho phép các trường linh hoạt khi tổ chức dạy học trực tuyến nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc giãn thời gian dạy học/ngày và cố gắng giảm thời gian của một tiết học xuống dưới 45 phút/tiết, tăng giờ nghỉ giữa các tiết và giảm số tiết/buổi học so với dạy học trực tiếp. Bù vào đó, học sinh sẽ tăng thời gian tự học tại nhà có sự hướng dẫn của giáo viên và hỗ trợ của cha mẹ học sinh.
Áp dụng nhiều phương pháp dạy học
Bộ GD-ĐT cũng cho phép các trường chỉ đạo các tổ chuyên môn áp dụng nhiều phương pháp, cách thức tổ chức dạy học khác nhau.
Ở bậc trung học có thể dạy học qua giao sản phẩm học tập, dạy học theo chủ đề tích hợp, qua thảo luận, trải nghiệm, nghiên cứu từ thực tế… Đây là những hình thức đa dạng, không bắt buộc giáo viên – học sinh phải ngồi ngay ngắn trong lớp học hay chăm chăm ngồi trước máy tính để nghe giảng.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hiệu trưởng, giáo viên trong giai đoạn dạy học trực tuyến rất vất vả với các lao động ngoài lớp học: chuẩn bị video clip bài giảng, trao đổi giao nhiệm vụ cho học sinh, đánh giá bài tập/sản phẩm, nhận xét về sản phẩm học tập của từng học sinh, nhận xét từng học sinh sau giờ học… Những lao động này không được quy đổi ra tiết học do cấp trên kiểm tra máy móc, đòi phải “thực dạy mới được tính”.
'Còn gì vui hơn những giờ lên lớp được nghe trò trả bài, nhìn trò chăm chú học'
Tôi nghĩ thời điểm này, bất kỳ thầy cô giáo nào cũng đã nhớ trường lớp giống mình. Tôi dạy online nhiều tháng nay, chỉ tương tác với học trò qua màn hình máy tính, bục giảng chính là góc phòng nhỏ khiến mỗi buổi lên lớp luôn thiếu tương tác.
Học sinh tại Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh (TP.HCM) tiêm vắc xin phòng COVID-19 vào chiều 29-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trong khi đó, việc dạy và học rất cần những tương tác trực tiếp. Từ bục giảng nhìn xuống ánh mắt học trò, người thầy có thể đọc được độ hiểu và lắng nghe của trò để nhấn nhá, phát triển bài giảng thêm cảm xúc.
Trong khi đó, việc giảng bài qua các nền tảng công nghệ, người thầy chỉ cung cấp đủ nội dung, kiến thức cơ bản cho học sinh. Việc học sinh hiểu đến mức nào, có hứng thú với tiết học hay không là một ẩn số. Suốt ngày quanh quẩn trong nhà để chờ giờ "lên lớp" nghe thầy giảng mỗi ngày, không được vui chơi, chạy nhảy trong không gian trường lớp, với nhiều học sinh là một sự ức chế.
Đã có ghi nhận về sự ảnh hưởng tâm lý đối với học trò khi học online. Thầy cô giáo cũng không tránh khỏi được tác động tiêu cực của dạy online. Do vậy, ngay sau thông tin TP.HCM sẵn sàng mở cửa trường lớp, tôi và đồng nghiệp rất phấn khởi. Còn gì vui hơn những giờ lên lớp, cầm micro để chia sẻ với học trò rồi gọi các em lên bảng trả bài, lắng nghe tiếng các em rôm rả trao đổi, ý kiến về giờ giảng.
Lên lớp cũng giúp người thầy thăng hoa việc dạy. Có những tiết học, nếu học trò chú tâm nghe giảng thì bữa đó giáo viên sẽ hứng thú hơn, dạy xuất sắc hơn. Gặp gỡ, trò chuyện, tương tác bằng mắt giữa người với người trong mọi mối quan hệ đều dễ giãi bày, tháo gỡ những điều chưa hiểu của nhau trong quá trình truyền đạt các nội dung, thông tin, kiến thức.
Giáo dục càng cần điều này, nhất là với những lớp ở bậc tiểu học. Ở tuổi này, các bạn nhỏ đang tập quen dần với trường lớp, để tương tác với thầy cô, tập đọc tập viết thì phải... làm quen với máy tính, màn hình, Zoom học trực tuyến.
Chính vì vậy, nhiều thầy cô cho ý kiến cần ưu tiên cho học sinh lớp 1 đến trường vì tiếp tục học online các bạn sẽ khó đọc thông viết thạo. Riêng tôi, dạy học sinh lớp 12, cũng thấy sự cần thiết để các em đến trường sớm vì đây là năm học quan trọng trong việc hoàn thiện các kỹ năng, bài vở cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Có thể nói, mỗi lớp học và cấp học đều cần được đến trường, mỗi thầy cô giáo cũng mong ước được trở lại những giờ dạy trực tiếp với tương tác thầy trò. Điều này vừa giúp cho việc truyền đạt kiến thức thuận lợi, đồng thời chuyển hóa tâm lý ức chế khi suốt ngày học online, gắn với chiếc màn hình, đôi khi gián đoạn vì rớt mạng.
Kết hợp nhiều hình thức dạy học để tranh thủ 'thời gian vàng' Theo số liệu của Bộ Giáo dục - đào tạo, tính đến ngày 26-10, số tỉnh, thành có 100% học sinh học trực tuyến vẫn duy trì như 2 tuần trước, nhưng số địa phương kết hợp nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt gia tăng. Học sinh Hà Nội vẫn mong chờ quyết định được quay lại trường học trực...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Một bài hát viral trở lại khiến netizen tin rằng: Hoá ra Wren Evans sáng tác dựa trên đời thật?
Nhạc việt
12:17:43 15/05/2025
Nỗi ám ảnh thời lượng pin iPhone sẽ biến mất nhờ iOS 19
Thế giới số
12:14:53 15/05/2025
Đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Chú rể lần đầu lộ diện, cô dâu mặc áo dài và 4 chiếc váy cưới khác biệt!
Sao việt
12:11:48 15/05/2025
Phối đồ phá cách cùng chân váy jean
Thời trang
12:11:32 15/05/2025
Lộ ảnh Văn Hậu cùng vợ đi chọn nội thất cho căn biệt thự chục tỷ, nhan sắc tiểu thư Doãn Hải My gây sốt
Sao thể thao
12:02:26 15/05/2025
Selena Gomez: phú bà là 'vỏ bọc', lộ đoạn ghi âm nghi phá sản, nợ chồng nợ?
Sao âu mỹ
11:57:06 15/05/2025
Loạt khoảnh khắc của Tâm Tít khiến dân tình ngưỡng mộ "đẳng cấp" của hot girl đời đầu
Netizen
11:52:59 15/05/2025
Trước lùm xùm tình ái, Wren Evans ghi điểm với phong cách độc lạ
Phong cách sao
11:47:16 15/05/2025
Bí quyết để có một làn da như sương mai
Làm đẹp
11:30:34 15/05/2025
Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon
Ẩm thực
11:20:47 15/05/2025