“Quả bom hẹn giờ”
Trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh lao đang có nguy cơ bùng phát trở lại, LHQ vừa đệ trình kế hoạch mới nhằm xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này tại 30 quốc gia có mức độ nhiễm bệnh thấp.
Tại một trung tâm chữa bệnh lao ở Ấn Độ
Kế hoạch do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội về các bệnh hô hấp châu Âu (ERS) soạn thảo với mục tiêu từ nay đến năm 2035 sẽ giảm 10 lần số trường hợp nhiễm lao tại các quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, từ dưới 100 ca/1 triệu người/năm xuống còn 10 ca/1 triệu người/năm. Đó là các nước như Australia, Áo, Bỉ, Canada, Costa Rica, Cuba, Pháp, Đức, Italy, Mỹ…
Đây là giai đoạn đầu trong kế hoạch đầy tham vọng mà LHQ đặt ra nhằm mục tiêu xóa bỏ gần như hoàn toàn bệnh lao vào năm 2050 với tỷ lệ nhiễm mới dưới 1 ca/1 triệu người/năm. Thường được xem là một căn bệnh của quá khứ hoặc tồn tại trong những cộng đồng tách biệt, nhưng trên thực tế hiện nay, mỗi năm bệnh lao gây thiệt hại trực tiếp khoảng hơn 500 triệu euro và gián tiếp 5,3 tỉ euro do làm mất khả năng lao động của người bệnh.
Video đang HOT
Kể từ khi WHO phát động chương trình chống lao toàn cầu năm 1995, tới nay đã có 56 triệu người được điều trị thành công và 22 triệu bệnh nhân được cứu sống. Tuy nhiên, lao vẫn là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao thứ 2, chỉ sau HIV/AIDS. Số liệu thông kê cua Tô chức Y tê thê giơi (WHO) cho thấy trung binh trên thê giới môi năm có khoảng 9 triệu bệnh nhân lao, 1,3 triêu người trong sô đó tử vong vì căn bệnh này. Gần 1/3 số trường hợp nhiễm lao trên thế giới là ở Đông Nam Á, hơn 1/4 ở châu Phi và khoảng 1/5 ở khu vực Tây Thái Bình dương. Riêng Ấn Độ chiếm 26% số ca nhiễm lao toàn cầu.
Đáng ngại hơn là tình trạng lao kháng nhiều loại thuốc (MDR-TB) ngày càng tăng, đe dọa phá hỏng những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống lao toàn cầu. WHO ước tính năm ngoái trên thế giới có 450.000 người bị MDR-TB, chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, trong đó 170.000 ca tử vong. Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị lao như isoniazid và rifampicin đang bị mất dần công dụng. Trong khi đó, phải đợi đến năm 2025 mới hy vọng có vaccine ngừa bệnh lao.
Bệnh lao đã trở thành “quả bom hẹn giờ” đầy nguy hiểm, đòi hỏi thế giới cần tận dụng mọi cơ hội để tăng nguồn lực tài chính và con người cho cuộc chiến này trong tương lai gần. Hiện nay, chiến lược DOTS của WHO (gồm 5 nhân tố: cam kết chính trị, các dịch vụ soi bằng kính hiển vi, nguồn thuốc sẵn có, các chế độ phát hiện và kiểm soát, sử dụng thuốc điều trị hiệu quả cao với sự giám sát điều trị trực tiếp) đã được thừa nhận là chiến lược hiệu quả cao và chi phí thấp. Báo cáo về hiện trạng bệnh lao toàn cầu của WHO khẳng định nếu liệu pháp điều trị DOTS được triển khai hiệu quả, bệnh lao có thể hoàn toàn được loại trừ.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đề ra là tât cả những người măc bệnh lao đều được nhanh chóng chân đoán và chữa trị kip thời, coi đó là sự công bằng xã hội cân có ở tât cả mọi nơi, mỗi năm thế giới cần khoảng 9 tỷ USD. Nếu những cam kết của các chính phủ và các nhà tài trợ không đủ, thế giới sẽ phải đối mặt với thực tế là 10 triệu người trên toàn cầu, trong đó 4 triệu là phụ nữ và trẻ em, có thể chết vì căn bệnh này trong thời gian từ nay đến năm 2015.
Theo ANTD
Đi đầu thanh toán bệnh lao
Dù là quốc gia ít người bệnh, song Canada đang được cộng đồng thế giới đánh giá rất cao bởi những đóng góp thiết thực vào phòng tránh bệnh lao, giúp ngăn ngừa hàng triệu ca mắc mới và giảm hàng trăm nghìn trường hợp tử vong mỗi năm.
Các bệnh nhân lao người Myanmar đang được điều trị tại một cơ sở y tế nằm trên khu vực biên giới giáp với Thái Lan
Phát biểu nhân Ngày Thê giới phòng chông bệnh lao (24-3), Bộ trưởng Phát triển quốc tế Canada Christian Paradis khẳng định, nước này đang đóng góp to lớn vào việc loại trừ các trường hợp tử vong vì bệnh lao cũng như các ca mắc lao mới. Nỗ lực của Canada góp phần từng bước đẩy lùi một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện vẫn khiến hơn 9 triệu người mắc mới và khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới.
Một trong những đóng góp hiệu quả của Canada là tích cực hỗ trợ sáng kiến "Reach the Three Million" chữa trị cho 3 triệu người mắc bệnh lao trên thế giới chưa được điều trị. Sáng kiến này là một thành phần trong Đối tác chặn đứng bệnh lao (STBP) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm chẩn đoán những người mắc bệnh sớm nhất có thể, đảm bảo chữa trị kịp thời và triệt để cũng như duy trì tỷ lệ cao người được chữa khỏi bệnh.
Đáng chú ý là sáng kiến "Reach the Three Million" chủ yếu nhằm trợ giúp các đối tượng là người nghèo, người dễ bị tổn thương và khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế ở các nước đang phát triển trên thế giới. Từ năm 2010 tới nay, STBP với 109 dự án "Reach Three Millions" tại 44 nước đã xác định được thêm 210 nghìn trường hợp mắc bệnh lao, cứu sống 105 nghìn người và ngăn ngừa 2,1 triệu ca mắc mới.
Bên cạnh đó, Canada hiện cũng cũng đang dẫn đầu trong tài trợ cho Quỹ Phòng chống AIDS, lao phổi và sốt rét toàn cầu (GFATM). Đến nay, Canada đã cam kết đóng góp 2,1 triệu USD cho GFATM trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh truyền nhiễm này, góp phần tăng cơ hội, đặc biệt đối với người nghèo, được chẩn đoán và điều trị bệnh. Năm 2002, GFATM đã phát hiện và chữa trị cho 11,2 triệu trường hợp mắc lao, 64 ngàn bệnh nhân lao đa kháng thuốc vốn đang là thách thức lớn cho toàn cầu.
Bộ trưởng Christian Paradis nhấn mạnh, thông qua GFATM đến nay, Canada đã góp phần cứu sống 8,7 triệu người trước nguy cơ tử vong vì các căn bệnh AIDS, lao và sốt rét. Ông cũng cam kết Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ người mắc lao cũng như góp phần ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh chết người nhưng có thể chữa trị được.
Nỗ lực hiệu quả của các nhà tài trợ quốc tế cũng như Canada đã góp phần đáng kể vào chương trình chống lao toàn cầu do WHO phát động năm 1995 và tính tới nay đã điều trị thành công cho 56 triệu người bệnh và cứu sống 22 triệu người mắc lao. Tuy nhiên, phát biểu ngày 24-3, Tông Thư ky LHQ Ban Ki-moon cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiên chông bệnh lao cũng như trợ giúp quốc tế để đạt mục tiêu triệt tiêu hoàn toàn bệnh lao trên pham vi toan câu vào giữa thê kỷ 21.
Đạt nhiều thành tựu trong việc giảm thiểu cả số người mắc và người tử vong mỗi năm, song hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất toàn cầu với trung bình khoảng 130 nghìn người mắc lao mới và 18 nghìn người chết mỗi năm. Bên cạnh triển khai các nỗ lực trong nước, Việt Nam cũng tham gia tích cực các chương trình, sáng kiến chống lao trên toàn cầu để phấn đấu đạt mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, sớm hơn thế giới 20 năm.
Theo VNE
Bệnh lao giết chết 1,3 triệu người trong năm 2012 Nỗ lực kiềm chế bệnh lao trên toàn cầu đã giúp giảm số người chết do căn bệnh này xuống còn 1,3 triệu người trong năm 2012, tuy nhiên tình trạng bệnh kháng thuốc đã làm dấy lên mối lo ngại lớn, AFP dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23.10. WHO đang lo ngại về bệnh lao...