Putin: Phương Tây tạo khủng hoảng Ukraine để “hồi sinh” NATO
Tổng thống Nga Putin hôm nay 10/9 cáo buộc các nước phương Tây đã tạo ra cuộc khủng hoảng Ukraine và dùng nó để làm “ hồi sinh” NATO.
Tổng thống Nga Putin.
“Cuộc khủng hoảng ở Ukraine, do một số đối tác phương Tây của chúng ta kích động và tiến hành, đang được sử dụng để làm hồi sinh khối quân sự này”, ông Putin cho biết trong một cuộc họp về phát triển chương trình vũ khí nhà nước năm 2016-2025.
“Điều này phải được và sẽ được xem xét khi đưa ra các quyết định liên quan đến an ninh quốc gia của chúng ta. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo an ninh của đất nước”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Putin khẳng định Nga sẽ không để mình vướng vào một vòng chạy đua vũ trang mới.
Sau khi Crimea, vùng đất từng thuộc Ukraine, được Mátxcơva cho sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng 3 năm nay, NATO đã củng cố sự hiện diện ở gần biên giới Nga. Mátxcơva liên tục bày tỏ quan ngại về sự hiện diện này.
Trong khi đó, quân đội chính phủ Ukraine đã tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào phe ly khai ở miền đông Ukraine từ giữa tháng 4. Theo Liên hợp quốc, cuộc xung đột vũ trang hiện nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 3.000 người và làm bị thương khoảng 6.000 dân thường.
Video đang HOT
Vũ Quý
Theo Dantri
Ly kỳ với câu chuyện kiếp trước của cô bé 3 tuổi
Những kí ức của Swarnlata bắt đầu trỗi dậy khi cô lên 3 tuổi và nó đã giúp tiến sĩ Stevenson xác định được gia đình "kiếp trước" của bé gái này.
Cô bé Swarnlata kể về 'kiếp trước' của mình
Swarnlata Mishra sinh năm 1948 trong một gia đình trí thức, giàu có ở Pradesh, Ấn Độ.Trong một lần cùng bố đến thị trấn Katni cách nhà hơn 160 km, cô bé 3 tuổi đột nhiên chỉ đường và yêu cầu người tài xế rẽ xuống một con đường đi về "nhà của mình" để uống những ly trà ngon hơn những gì bầy bán ở dọc đường đi.
Không lâu sau, cha Swarnlata bắt đầu ghi chép lại tất cả những liên hệ rõ ràng của cô với cuộc sống trước kia ở Katni. Swarnlata nói mình tên là Biya Pathak và đã có hai đứa con trai. Cô miêu tả từng chi tiết về ngôi nhà ở Katni được sơn màu trắng với những ô cửa đen và thanh chắn bằng sắt; bốn căn phòng đã được trát vữa nhưng những chỗ khác thì chưa làm xong hết; tầng một lát bằng đá phiến.
Swarnlata nói căn nhà nằm ở Zhurkutia, một quận thuộc Katni, phía sau nhà là một ngôi trường nữ sinh, đằng trước là đường ray xe lửa, và xung quanh có những lò luyện vôi. Swarnlata cũng cho biết thêm là gia đình cô còn có một chiếc xe ô-tô tự động (phương tiện khá hiếm ở Ấn Độ những năm 1950, và đặc biệt là trước khi Swarnlata ra đời). Swarnlata nói Biya qua đời vì "bị đau cổ họng" và được bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur chữa trị.
Mùa xuân năm 1959, khi Swarnlata 10 tuổi, những thông tin trên đã đến tai giáo sư Sri H. N. Banerjee, một nhà nghiên cứu những hiện tượng bất thường người Ấn Độ và là đồng nghiệp của tiến sĩ Stevenson. Banerjee tìm đến Katni theo lời nhắn của người cha để chứng thực những kí ức của Swarnlata.
Qua những lời kể của bé gái này, ông đã tìm thấy ngôi nhà trong "kiếp trước" của Swarnlata và lúc này nó đã được nới rộng và cải tạo từ năm 1939. Căn nhà thuộc quyền sở hữu của gia đình Pathak, một gia đình giàu có, có tiếng trong kinh doanh. Những lò vôi cũng nằm trong khu đất của gia đình này còn ngôi trường nữ sinh thì rộng hơn 80 mét vuông ở phía sau nhưng nhìn từ đằng trước thì không thấy.
Giáo sư Sri H. N. Banerjee đã phỏng vấn gia đình đó và khẳng định những gì Swarnlata nói là đúng. Biya Pathak đã qua đời năm 1939 để lại người chồng cùng hai đứa con trai nhỏ và những cậu em trai. Người thân của Pathak chưa từng nghe đến gia đình Mishra sống cách đó hơn 160 km, và nhà Mishra cũng không hề biết dòng họ Pathak.
Những chi tiết tiếp theo khiến người ta nghĩ đến những câu chuyện hoang đường nhưng tất cả đều là sự thật và được trích từ những nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson về trường hợp của Swarntala.
Mùa hè năm 1959, chồng, con trai và em trai lớn của Biya đã đến thị trấn Chahatarpur, nơi Swarnlata sống để kiểm chứng những kí ức kia. Họ cố tình không tiết lộ danh tính với bất kì ai, rồi thuê 9 người địa phương dẫn đến gia đình Mishra mà không thông báo trước.
Swarnlata ngay lập tức nhận ra em trai và gọi "Babu" (tên thân mật mà Biya thường gọi cậu ấy). Cô bé 10 tuổi đi khắp căn phòng nhìn kĩ từng người và nhận ra những người sống trong thị trấn và vài người lạ.
Rồi cô đi thẳng về phía Sri Chintamini Pandey, chồng của Biya. Swarnlata hạ thấp mắt, bẽn lẽn gọi Sri như những người vợ theo đạo Hindu vẫn làm. Và tiến sĩ Stevenson cũng không nói gì về phản ứng của Sri lúc đó khi tìm thấy vợ mình sau 20 năm.
Swarnlata Mishra ở tuổi trung niên
Swarnlata cũng nhận ra đúng con trai mình ở kiếp trước, Murli, cậu bé chỉ mới 13 tuổi khi Biya qua đời. Murli cố gắng đánh lạc hướng cô và khăng khăng nói mình không phải Murli mà là người khác trong suốt một ngày. Murli cũng dẫn theo một người bạn của mình để khiến Swarnlata nhầm lẫn. Anh nói người đó là đứa con trai khác của Biya, Naresh - cậu con trai đó cũng cùng tuổi với người bạn này. Nhưng Swarnlata vẫn khẳng định đó chỉ là người lạ.
Cuối cùng, Swarnlata nhắc Sri về chuyện anh đã ăn trộm 1200 rupi Biya giấu trong một chiếc hộp. Sri buộc phải thừa nhận chuyện này vì câu chuyện ăn trộm kia ngoài hai vợ chồng thì không ai biết cả.
Những năm tiếp theo, Swarnlata thường xuyên đến thăm gia đình Pathak. Tiến sĩ Stevenson đã phát hiện trường hợp này năm 1962 và chứng kiến tất cả các buổi viếng thăm. Ông trân trọng tình cảm giữa Swarnlata và những thành viên khác trong gia đình, vì họ chấp nhận một cô bé 10 tuổi này chính là Biya đang tái sinh.
Khi được hỏi rằng những kí ức về kiếp trước có gây hại gì không, ông Stevenson cho hay: "Tôi nghĩ là có. Những đứa trẻ bị buộc phải chọn lựa giữa hai bên. Có nhiều trường hợp, những đứa trẻ phải chọn lựa chối bỏ cha mẹ đẻ và bắt đầu dần chuyển về ở cái nơi nó gọi là nhà-thực-sự. Có trường hợp thì chúng khăng khăng đòi được tái hợp chồng trước, vợ trước và con cái." (Trích trong cuốn sách "Những bằng chứng về sự đầu thai: Nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson").
"Những trường hợp này không phải do thôi miên và không hoàn toàn đem lại lợi ích cho người nhớ được kiếp trước. Nó chỉ khiến họ bị ràng buộc với những kí ức đó mà thôi". - tiến sĩ khẳng định.
Theo Xahoi
Trung Quốc tử hình 13 nghi phạm khủng bố Tân Cương Chính quyền Trung Quốc ngày 16/6 đã xử tử 13 người về tội "tấn công khủng bố và các tội danh bạo lực", tại khu tự trị Tân Cương nhiều bất ổn, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin. Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ khủng bố vũ trang thời gian gần đây Thông tin được hãng thông tấn Tân Hoa...