Protein từ sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa Covid-19?
Theo các nhà khoa học Nga, một loại protein có trong sữa mẹ có thể bảo vệ hệ miễn dịch và chống lại virus cũng như vi khuẩn.
Trẻ em dường như ít có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn so với nhóm đối tượng khác. Các nhà khoa Nga cho rằng điều này có thể do protein trong sữa mẹ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của trẻ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một loại thuốc mới dựa trên protein trong sữa mẹ.
Protein trong sữa mẹ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của trẻ em. Ảnh minh họa: Getty.
“Chúng tôi thấy rằng trong số hàng triệu người mắc Covid-19, số ca nhiễm là trẻ sơ sinh rất ít”, Igor Goldman, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện sinh học Gene (IGB) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn với News.ru.
Theo ông Goldman, phát hiện này đã mang đến cho nhóm nghiên cứu ý tưởng thử nghiệm lactoferrin – một loại protein thường có trong sữa mẹ, giúp bảo vệ hệ miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh và chống lại virus và vi khuẩn.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho rằng, lactoferrin hoạt động như một chất kích thích miễn dịch giúp tăng cường khả năng ngăn ngừa virus của con người, không chỉ ở trẻ sơ sinh mà cả ở người trưởng thành.
Cùng với các đồng nghiệp đến từ Belarus, năm 2007 nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại protein biến đổi gen giống như trong cơ thể con người nhưng được chiết xuất từ sữa dê. Loại protein có tên gọi neolactoferrin với đặc tính chống vi khuẩn, virus và nấm. Đồng thời, neolactoferrin có khả năng ức chế hoạt động của các loại virus như virus rota, viêm gan C và HIV. Các chuyên gia tại IGB tin rằng, loại protein này thậm chí có thể chống lại siêu vi khuẩn và vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Ý tưởng sử dụng neolactoferrin để ngăn nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 dựa trên một cơ sở khoa học bắt nguồn từ một nghiên cứu kéo hàng thập kỷ về neolactoferrin được thực hiện cùng Viện miễn dịch Nga, ông Goldman cho biết.
Giờ đây, các nhà khoa học tin rằng loại protein này có thể kích thích khả năng miễn dịch ở những người mắc Covid-19 và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Về mặt lý thuyết, nó cũng có thể bảo vệ những người khỏe mạnh không bị nhiễm virus và có cơ chế hoạt động tương tự như vaccine.
Các nhà khoa học cho rằng việc vệ sinh miệng với chất lỏng có chứa neolactoferrin sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus và một viên thuốc chứa neolactoferrin có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn.
Tuy nhiên, nhà miễn dịch học Vladimir Bolibok cảnh báo vẫn còn quá sớm để cho rằng loại thuốc mới có hiệu quả trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2. Tới nay, khi nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Y tế Sinh học Nga, các nhà nghiên cứu thuốc đã tiến hành thử nghiệm phương thuốc mới./.
Sai lầm "chết người" khi ăn bưởi bạn tuyệt đối phải tránh
Bưởi là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng và cung cấp nhiều Vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn bưởi đúng cách, đúng thời điểm.
Bưởi là một loại trái cây thơm dịu, thanh mát, có vị ngọt chua. Do có lớp vỏ dày nên bảo quản được lâu chính vì lẽ đó nó còn được gọi là "trái cây hộp thiên nhiên".
Trong bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, Kali, Canxi, Natri giúp phòng ngừa cảm cúm, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bưởi chứa ít calo nên nó cũng là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả.
Bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, bổ huyết, kiện tì, là một loại trái cây tốt cho sức khỏe- Ảnh minh hoạ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, bưởi có thể thúc đẩy gan tiêu hóa phân giải chất béo. Nước bưởi tươi có tác dụng hạ đường huyết nên những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên ăn loại trái cây này sẽ rất tốt. Ngoài ra bưởi còn có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Còn theo Đông y, bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, bổ huyết, kiện tì, là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Nếu ăn vào mùa thu sẽ có tác dụng bổ phổi. Ngoài ra nó còn có công dụng giảm triệu chứng ho cho những người bị cảm cúm.
Dù bưởi tốt nhưng những "đối tượng" sau không nên hoặc hạn chế ăn bưởi:
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc: Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.
Ăn bưởi khi đang uống thuốc: Những người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Hay một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim... nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Ăn bưởi khi đang đau bụng: Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng, đi ngoài.
Ăn bưởi khi đói: Bưởi là loại quả có tác dụng giảm cân hiệu quả. Chính vì thế nhiều người chọn bưởi làm điểm tâm cho mỗi bữa sáng hoặc ăn bất cứ khi nào đói để hạn chế ăn những đồ ăn gây béo. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên, bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.
Những cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết Vàng da kéo dài là tình trạng bệnh lý dễ gặp đối với trẻ sinh non thiếu tháng. Để xử trí với tình trạng này, cha mẹ nên biết những phương pháp sau đây. Cách trị vàng da cho trẻ sơ sinh cực kì hiệu nghiệm. Ảnh Vinmec Cách trị vàng da cho trẻ sơ sinh cực kì hiệu nghiệm, bất cứ mẹ...