Phút nói thật lý do đưa con vào nội trú của cha mẹ ‘đại gia’
Rất nhiều cha mẹ tin rằng giáo dục tốt là phải “ kỷ luật sắt” và trường tốt là trường có “kỷ luật sắt” nên đã chọn nội trú như giải pháp cho đứa con khó dạy của mình.
Học sinh một trường nội trú tại TPHCM trong giờ ôn tập, tự học – Ảnh: NHƯ HÙNG
Không ít gia đình có điều kiện hoặc có con cái khó dạy bảo nên đã chọn nội trú như một giải pháp, lấy nhà trường để thay gia đình chăm sóc giáo dục con mình.
Liệu ‘kỷ luật sắt’ trong trường nội trú có giáo dục trẻ nên người?
Nội trú – giải pháp cuối
Ông N.T.M. là một công chức ở tỉnh Quảng Ngãi, gia đình có điều kiện và có một con trai duy nhất là em N.T.H. Khi H. vào cấp II trường huyện cũng là lúc em bắt đầu mê game và bị bạn bè lôi kéo.
Áp dụng nhiều biện pháp con vẫn không chịu học, vợ chồng ông M. nhiều lần cãi nhau vì con.
Ông cho biết: “Khi đó tôi không biết cách nào cho con chịu học, nó đã có dấu hiệu sẽ hư, tiếp tục thế này thì hỏng mất. Tôi chuyển trường để cách ly con với bạn bè, nhưng sang trường mới con cũng không thay đổi”.
Ráng giữ đến năm lớp 9, sang lớp 10, được bạn bè giới thiệu, ông M. cho con vào Sài Gòn học nội trú tại Trường THPT Nguyễn Khuyến. Vợ chồng ông bớt lo nghĩ nhưng sau khi tốt nghiệp ra trường, con ông… vẫn vậy.
“Bây giờ tôi phải nhờ người thân bảo lãnh sang nước ngoài để may đâu sang đó nó có thay đổi gì không” – ông M nói.
Anh Đ.B.G. – thuộc một gia đình có bề thế kinh tế ở một huyện biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cũng rơi vào cảnh tương tự. Những năm tiểu học, con trai Đ.H.H. của anh ngoan ngoãn, chăm học, nhưng đến lúc lên cấp II, em gây sốc cho gia đình.
“Nào đánh nhau và công an phải vào cuộc, nào dùng điện thoại, nào chểnh mảng học, đủ các vi phạm… Thế là vợ chồng buộc lòng bàn nhau tìm giải pháp, hoặc vợ tôi bỏ việc ở công ty để theo sát con 24/24, hoặc tìm phương án là “nhốt” vô nội trú, tuyệt giao hẳn bên ngoài.
Video đang HOT
Chúng tôi đã tìm trường nội trú ở Sài Gòn cho con. Khi vào họp phụ huynh, từ thầy quản nhiệm nội trú cho đến cô quản nhiệm bán trú đều phàn nàn và phản ánh con tôi cứ lầm lì, học không tiến bộ”, anh G. than thở.
Ảo tưởng sức mạnh… nội trú
Chuyên gia tư vấn tâm lý Ngô Minh Uy, tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý và giáo dục TP.HCM, phân tích: “Thường thì theo lối tiếp cận hiện nay, rất nhiều cha mẹ tin rằng giáo dục tốt là phải kỷ luật sắt, và trường tốt là trường có kỷ luật sắt.
Nhưng tiếc là kỷ luật tốt là có cấu trúc hợp lý và phù hợp với học sinh chứ kỷ luật tốt không bao giờ là kỷ luật sắt. Kỷ luật sắt có vẻ là trừng phạt hơn là kỷ luật.
Trường học có lý do để xây dựng kỷ luật sắt: đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và được đánh giá là trường tốt, và kéo theo đó là kỷ luật để đảm bảo trẻ tốt nghiệp tốt.
Tôi không nói là mọi đứa trẻ đều có vấn đề với chuyện kỷ luật như thế, nhưng trong cộng đồng nào cũng sẽ luôn có những đứa trẻ không hợp với kỷ luật căng thẳng như trường hợp này.
Và chúng ta những người lớn so sánh: là do con thôi, chứ như thằng A con B kia nó vào trường và giờ rất thành công”.
“Và để nhìn một trường hợp, chúng ta phải chú tâm đến cả hai ba phía: gia đình thường là điều kiện cần; trường học là điều kiện đủ; và các yếu tố khác là điều kiện kích hoạt, là “ngòi nổ”.
Trường học tin rằng mấy đứa trẻ đó vào kỷ luật của trường là thay đổi hết. Thật ra sự thay đổi hành vi phải từ cả hai phía, và trường học nghĩ thế là dạng ảo tưởng sức mạnh”, chuyên gia Ngô Minh Uy nhấn mạnh thêm
Trong khi đó TS giáo dục học Võ Văn Nam (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khuyên: “Nguyên lý giáo dục là phối hợp ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội, nên phụ huynh đừng giao “khoán” theo kiểu trăm sự nhờ thầy.
Cha mẹ có 1-2 đứa con nhưng thầy cô có đến mấy chục đứa con thì làm sao quan tâm xử lý hết được. Giáo dục không thể hoàn toàn nhờ thầy cô theo mô hình nội trú mà phải có trực tiếp dạy dỗ của cha mẹ, tình huyết thống không thể thay thế bằng tình cảm nào khác.
Đừng ỷ lại nhà trường dù trường có vì và quan tâm học sinh nhiều đi nữa. Tuổi trẻ bên cạnh học còn vui chơi, vui mà học không phải lo mà học, sau này đuối sức không còn năng lượng học tập. Nhà trường nội trú cũng phải làm sao có tiềm lực để dạy đường dài chứ đừng vì lấy tú tài là xong”.
Theo tuoitre.vn
Niềm hạnh phúc được đến trường của cậu bé tý hon
Ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba (Quảng Ngãi), cậu bé 10 tuổi nặng 3,9kg rất tinh nghịch, được bạn bè, thầy cô yêu quý.
Đinh Văn K'Rể là người dân tộc H'Rê ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Em mắc chứng bệnh hiếm gặp - Seckel (người lùn, đầu chim) nên 10 tuổi nhưng chỉ nặng 3,9kg. Thầy Đặng Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Hà, sau một lần tình cờ gặp K'Rể ở bản Gò Ra, đã đưa em về trường cho ở nội trú, chăm sóc, dạy học.
Hội chứng K'Rể mắc phải, ngoài khiến cơ thể phát triển không bình thường, còn làm em chậm nói, trí nhớ hạn chế. Thầy Cương và các giáo viên vì thế không đề cao việc dạy chữ mà chú trọng hướng dẫn kỹ năng sống cho K'Rể. 3 năm ở trường, cậu bé tí hon đều học lớp một. Dù kém tập trung, thi thoảng nghịch ngợm nhưng K'Rể vẫn ngồi học cùng các bạn đủ số buổi, số tiết. Theo giáo viên chủ nhiệm Phạm Thị Khánh, đây là cách giúp học trò tí hon hòa nhập với bạn bè, xóa khoảng về sự khác biệt của em, trong suy nghĩ của K'Rể và mọi người.
Dưới sự hướng dẫn của thầy cô trường Phổ thông dân tộc bán trú Sơn Hà, K'Rể từ chỗ không biết làm gì, giờ có thể tự đi vệ sinh hoặc ra dấu nhờ người khác. Giống như các bạn cùng trường, em tự xúc cơm ăn, tự tháo dép, đi đến lớp học và trèo lên đúng nghế ngồi...
K'Rể giờ cũng biết khoanh tay "ạ" chào hỏi người khác và xòe tay xin nếu muốn được giúp đỡ. Cậu bé rất giỏi làm dấu để mọi người hiểu, em cũng hiểu hết những điều người khác nói.
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Hà nô đùa cùng bạn học tí hon.
K'Rể được nhiều thầy cô, bạn bè nhận xét là tinh nghịch nhưng đáng yêu nên ai cũng quý, cố gắng chăm sóc, giúp đỡ.
Một nữ sinh giúp K'Rể mặc lại quần áo sau khi đi vệ sinh.
Đinh Văn Siêng (bên phải, 11 tuổi), anh ruột của Đinh Văn K'Rể cho biết, em trai rất vui khi ở trường. K'Rể thích chỗ có đông bạn để cùng đùa nghịch, đặc biệt là chơi đá bóng, ôtô. 3 năm trước khi mới về trường, cậu bé rụt rè, sợ giao tiếp với người lạ.
Đinh Văn K'Rể đùa nghịch trong phòng ngủ nội trú.
Tại trường em được Hiệu trưởng Đặng Văn Cương chăm sóc, tắm rửa, vệ sinh, dạy dỗ. Cứ cách một tuần về nhà với bố mẹ ở bản, cuối tuần sau K'Rể lại được về nhà hiệu trưởng và chơi đùa với hai con của thầy.
Đinh Văn K'Rể gọi hiệu trưởng là "Vá" (tức là bố theo tiếng người dân tộc H'Rê). Em thường xuyên trèo vào lòng thầy ngồi, trốn trong nách thầy khi trêu đùa cùng chúng bạn.
"Ở bản, người ta gọi K'Rể là con toạc, tức con khỉ theo tiếng địa phương và nhìn nhận em như con vật, không quan tâm. Giờ ở trường, K'Rể được hòa nhập, chăm sóc và đối xử công bằng như bao đứa trẻ khác. Em rất hòa đồng, được bạn bè, thầy cô quý yêu", Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú Sơn Hà - Phạm Thanh Hiền nói.
Theo vnexpress.net
Sinh viên Y bức xúc trước dự thảo ưu tiên thi bác sĩ nội trú Cho rằng thi nội trú cạnh tranh từ 0,01 điểm, nhiều sinh viên không đồng tình trước dự thảo cộng điểm cho cán bộ lớp, người sinh hoạt Đoàn hội. (Ảnh minh hoạ). Ngày 29/12, trên diễn đàn dành cho sinh viên Đại học Y Hà Nội với hơn 10.000 thành viên, nhiều người bức xúc khi nhận được thông báo lấy ý...