Phương Tây “phát sốt” vì Nam Ossetia có thể là Crimea tiếp theo
Hiệp ước Liên minh và Hội nhập giữa Nga và Nam Ossetia hôm 18/3 đang khiến phương Tây lo ngại kịch bản Crimea sẽ lặp lại ở Gruzia.
Theo AFP, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/3 đã ký kết thỏa thuận liên minh với vùng lãnh thổ Nam Ossetia. Theo đó, Kremlin chính thức chịu trách nhiệm bảo vệ cho nước Cộng hòa tự xưng này, nơi mà Nga từng đưa quân đội vào đây trong cuộc chiến ngắn ngày với Gruzia năm 2008.
Tổng thống Putin và Nhà lãnh đạo Nam Ossetia lại lễ ký Hiệp ước Liên minh và Hội nhập (ảnh: Moscow Times)
AFP nhận định, quyết định của Nga là một “đòn hiểm” và cảnh báo phương Tây về khả năng Moscow sẽ mở rộng “ô bảo hộ” ra nhiều vùng đất đang đòi ly khai.
Mỹ, NATO nhảy dựng
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 19/3 được dẫn lời cho biết: Hiệp ước liên minh mới giữa Nga và Nam Ossetia, khu vực ly khai của Gruzia, vi phạm luật pháp quốc tế và cản trở các nỗ lực tăng cường an ninh trong khu vực.
Ông Stoltenberg nêu rõ, Hiệp ước này “vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, rõ ràng trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và những cam kết quốc tế của Nga”.
Theo ông Stoltenberg, thỏa thuận này là một động thái nữa của Liên bang Nga cản trở những nỗ lực hiện nay của quốc tế nhằm tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực. NATO không công nhận Hiệp ước này.
Trong khi đó, Mỹ cũng khẳng định không công nhận tính hợp pháp của hiệp ước liên minh Nga-Nam Ossetia. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh: “Các khu vực bị chiếm đóng Nam Ossetia và Abkhazia là một phần của Gruzia và chúng tôi tiếp tục ủng hộ nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia.”
Video đang HOT
Nam Ossetia sẽ sáp nhập Nga?
“Nam Ossetia hy vọng rằng ý tưởng gia nhập Nga sẽ sớm được thực hiện”. Đó là tuyên bố của nhà lãnh đạo Nam Ossetia Leonid Tibiliov đưa ra hôm 19/3.
“Tôi nghĩ rằng ý tưởng cho việc trở thành một phần của Nga đã tồn tại bên trong suy nghĩ của nhân dân, đó không còn là một bí mật. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch này và đề xuất và bước đi thích hợp cho cả Nga và Nam Ossetia” ông Tibiliov nói.
Ông Tibiliov còn tuyên bố Hiệp ước liên minh và hội nhập mà 2 bên vừa ký là bước đi đầu tiên cho quá trình kết nối nhân dân hai nước, tạo tiền đề cho một cuộc sáp nhập. Người dân Nam Ossetia sẽ sớm có được sự bảo vệ từ phía Moscow, chống lại các lực lượng thù địch.
Quân đội Gruzia trong trận chiến ngắn ngày với Nga
Moscow đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, hai khu vực ly khai của Gruzia, sau cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 năm 2008. Hầu hết các công dân Nam Ossetia và Abkhazia đều mang quốc tịch Nga từ nhiều năm nay.
Kể từ khi Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực trên, Nga và Gruzia đã cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố Moscow sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ người dân ở khu vực này.
Trước khi ký hiệp ước liên minh với Nam Ossetia, năm 2014, Nga đã ký một hiệp ước với Abkhazia, theo đó lực lượng quân đội Nga và Abkhazia trở thành một đội quân chung được dẫn dắt bởi một chỉ huy người Nga.
Việc Nga thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gắn kết với Abkhazia và Nam Ossetia diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với phương Tây đang “xấu chưa từng có” vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Động thái mới của Nga đang không chỉ khiến phương Tây hoảng hốt mà thậm chí Ukraine cũng giật mình.
Donbass – lời cảnh báo với Ukraine
Việc Ukraine ngấp nghé gia nhập NATO được cho là một động thái “nguy hiểm” đối với Nga; và đương nhiên Moscow cũng phải có một phương án “phòng thủ” trước sự bao vây của những “thế lực không thân thiện”. Moscow sẵn sàng làm tất cả để ngăn chặn NATO áp sát biên giới, đe dọa đến an ninh và lợi ích chiến lược của mình.
Bản thân Nga cũng có sự tính toán vô cùng kỹ lưỡng, không tạo cớ để Mỹ và EU có thể tố cáo là “Nga xâm lược” bằng những Hiệp định liên minh với Abkhazia 2014 và Nam Ossetia vừa xong, hoàn toàn “hợp pháp hóa” sự hiện diện của quân đội Nga tại những vùng đất này.
Theo chuyên gia Mark Galeotti, Khoa lịch sử an ninh Nga, Đại học New York Mỹ, đây chính là lời cảnh báo với Kiev. “Vũ khí cũng như lực lượng huấn luyện quân sự từ Nga sẽ giúp Donbass đánh bại quân đội Kiev. Sẽ là nguy hiểm nếu Hiệp định tương tự Abkhazia và Nam Ossetia sẽ được ký kết với Donbass”.
Không chỉ với Donbass, việc Nga và Nam Ossetia ký hiệp định liên minh hôm 18/3 còn là lời cảnh báo với 2 vùng lãnh thổ ly khai nữa bao gồm Transnistria, trước đây thuộc Moldova và Nagorno Karabakh, do Azerbaijan quản lý trên danh nghĩa. Đến thời điểm này, tuy Nga chưa đồng ý sáp nhập nhưng đã chấp nhận đóng vai trò “bảo hộ”, với nhiều lợi ích rõ ràng.
Chuyên gia Mark Galeotti nói rằng: “Việc để ngỏ khả năng sáp nhập các vùng đất ly khai là một toan tính không đơn giản của Nga. Đó là con bài để mặc cả với phương Tây trong trường hợp Moscow bị o ép”./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Quan hệ Nga - NATO: Nguy cơ đối kháng lâu dài
80 vụ phóng tên lửa, 30 đợt cất cánh của các máy bay tiêm kích, khoảng 800 lần bắn đạn pháo... nằm trong kế hoạch tập trận của hơn 45.000 binh sĩ kéo dài từ ngày 16-3 đến ngày 10-4 trên toàn lãnh thổ, được đánh giá là một trong những đợt phô diễn quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Trong khi đó, cách đây ít ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhấn mạnh, năm 2015, khối quân sự này sẽ tăng cường các cuộc tập trận với cường độ và quy mô lớn nhất kể từ sau cuộc chiến không tiếng súng này, cũng như đẩy nhanh quá trình thành lập lực lượng phản ứng nhanh (VJTF) gồm 5.000 người triển khai ở các nước đồng minh phía đông, trong đó có Ba Lan và các nước Baltic. Những cuộc điều động lực lượng quân sự liên tiếp được cả Nga và phương Tây thực hiện từ đầu năm tới nay khiến giới quan sát không khỏi lo ngại về việc mở ra một thời kỳ đầy nguy hiểm. Đó là một giai đoạn đối kháng lâu dài với quá trình hàn gắn mâu thuẫn trở nên xa vời giữa hai bên.
Máy bay chiến đấu Su-25 của Nga trong một cuộc diễn tập tại khu vực Stavropol, LB Nga
Có thể nói rằng, khủng hoảng tại Ukraine bắt đầu từ cuộc cách mạng có tên gọi Maidan, dẫn tới việc lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich kéo theo sự can dự của nhiều quốc gia đã khiến cấu trúc an ninh, quân sự tại Châu Âu thay đổi đáng kể. Để giữ thế thượng phong trên bàn cờ địa chính trị, các nước lớn trong đó có Nga, Đức, Mỹ và cả NATO bắt buộc phải thay đổi chiến lược quốc phòng, an ninh nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ. Điều này có nguy cơ đẩy Cựu lục địa vào cuộc chạy đua vũ trang mới với những diễn biến khó lường, nhất là khi Hiệp định về lực lượng thông thường ở Châu Âu (CFE) đang đứng trước bờ vực đổ vỡ.
Trên thực tế, CFE được các thành viên NATO và thành viên của khối Hiệp ước Warzsawa trước đây gồm Nga, Ukraine, Kazakhstan và Belarus ký kết khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1990. Hiệp định này đã được điều chỉnh một lần vào năm 1999 với nội dung nhằm hạn chế số lượng xe tăng, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công triển khai và tập hợp tại khu vực giữa Đại Tây Dương và dãy núi Ural của Nga.
Vì thế không phải ngẫu nhiên từ nhiều năm nay, CFE được coi là "hòn đá tảng" của an ninh Châu Âu. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George Bush triển khai dự án xây dựng Hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) vào năm 2002 và NATO thực hiện chiến dịch Đông tiến ồ ạt bằng việc kết nạp 7 thành viên Đông Âu năm 2004, quan hệ Nga và phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng.
Nói một cách khác, điện Kremlin và phương Tây đã không thành công trong việc thiết lập được cơ chế đối thoại trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Kết quả là, "thời kỳ lãng mạn" trong quan hệ giữa hai bên nhanh chóng kết thúc và thay thế bằng một cuộc đối đầu ngày càng gay gắt mà đỉnh cao là những gì đang diễn ra ở Ukraine.
Tuyên bố rút khỏi CFE cách đây ít ngày của Nga đồng nghĩa với việc thời gian tới, số lượng vũ khí hạng nặng có khả năng nhanh chóng được lấp đầy ở khu vực quy định trong hiệp ước - điều mà dư luận bấy lâu nay vẫn lo ngại khi nhắc tới sự sống lại của bóng ma Chiến tranh lạnh. Cuộc chiến lần này có thể khốc liệt hơn nhiều so với cuộc chiến trước vì tâm điểm của nó đã lan tới Ukraine, sát biên giới với Nga.
Nhìn lại quá khứ, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, NATO và xứ Bạch dương đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác mới, thay thế cho sự đối đầu. Trong suốt hơn 25 năm qua, mối quan hệ này dù trải qua nhiều thử thách, nhưng vẫn được duy trì với một phương thức hợp tác đặc biệt. Bất kể là rạn nứt sau khủng hoảng tại Kosovo, chiến tranh Iraq hay vấn đề Gruzia, quan hệ Nga và phương Tây luôn sẵn sàng được điều chỉnh để tái lập trạng thái cộng sinh, dù không vững chắc và ổn định.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự lớn dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và những bất ổn ở khu vực Trung Đông cùng với những nguy cơ đe dọa cuộc sống loài người như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu thì một cuộc chiến giữa các cường quốc sẽ phá vỡ hình thái quan hệ từng được thiết lập giữa nhiều quốc gia từ năm 1989. Rõ ràng, điều đó khiến trật tự toàn cầu đứng trước những thay đổi không mong muốn.
Theo Quỳnh Dương
Hà Nội mới
Những hình ảnh đẹp về nhật thực toàn phần Nhật thực toàn phần - một hiện tượng thiên văn hiếm gặp - hôm nay đã xảy ra đúng vào ngày xuân phân, khi ngày và đêm dài ngang nhau, trong một sự trùng hợp mà phải gần 20 năm nữa mới lại xuất hiện. Mô phỏng đường đi của nhật thực. Nhật thực lần này có đường đi khoảng 480 km. Toàn...