Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, gây hội chứng xâm nhập với các biểu hiện như ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi thậm chí tiêu tiểu cả ra quần.
Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.
Trẻ em, nhất là từ 3-5 tuổi, đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, nên rất dễ trở thành nạn nhân của hóc dị vật mà phần lớn lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.
Một số thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:
* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.
* Xương cá
* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen
* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng
* Đồng xu
* Bi
* Pin đồng hồ dạng tròn
* Bút hoặc nắp bút
* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ
* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ
Video đang HOT
* Cúc áo
* Nắp chai nhựa
* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi
* Những túi hạt chống ẩm
Hình minh họa
Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.
* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà
* Tháo pin ra khỏi đồ chơi
* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn…
* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười
* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.
* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.
* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.
Cách sơ cứu trẻ khi mắc dị vật
* Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn giúp trẻ dễ thở hơn.
* Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.
* Đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp cứu.
Theo vietbao
Sinh viên và thú tiêu khiển với rượu kém chất lượng
Có học bổng nhậu. Có người yêu mới nhậu. Bố mẹ ở quê mới gửi tiền lên nhậu. Và thậm chí là chẳng có việc gì, ở nhà buồn buồn cũng... nhậu.
Rượu kém chất lương được bán và uống tràn lan
Là phần không thể thiếu trong những buổi tiệc nên rượu trắng được mua và bán khá dễ dàng. Chỉ cần từ 15.000 đến 20.000 đồng, khách hàng đã có thể có trong tay 1 lit rượu, loại nút lá chuối được nấu và chưng cất thủ công tại các hộ gia đình. Nếu sang hơn, khách hàng có thể chọn Vodka Hà Nội. Giá cả của loại rượu thương hiệu vodka hàng đầu này cũng rất đa dạng. Với chai nhỏ 300 ml, giá dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng. Với chai to 750 ml, giá vào khoảng 70.000 đến 100.000 đồng, tùy từng cửa hàng.
Các cuộc nhậu không thể thiếu bóng dáng chai rượu
Tuy nhiên khác với các nước phương Tây, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi được mua và uống rượu, ở Việt Nam, đó lại là điều khá đơn giản. Chỉ cần ra các quán cóc vỉa hè hoặc vào một số tiệm bán đồ uống và nước giải khát, những cô bé cậu bé mặc đồng phục các trường THPT vẫn có thể dễ dàng mua rượu mà không gặp phải bất cứ sự cản trở nào.
Điều đáng nói là ở độ tuổi quá trẻ và có quá ít kinh nghiệm phân biệt rượu đảm bảo chất lượng hay không. Chỉ cần khi uống vào, thấy có mùi cồn và phê phê là được. Đã có không ít trường hợp, sau khi uống rượu, các chiến hữu quay sang cãi nhau thậm chí đánh nhau ngay tại bàn nhậu. Lý do rất đơn giản, những chai rượu không có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng khiến người uống đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, từ đó dẫn đến mất tự chủ những hành vi của bản thân.
Mặc dù vậy khi phóng viên TS đi một vòng quanh các trường đại học có đông sinh viên nam trên địa bàn Hà Nội vào lúc chập tối như Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng hay Đại học Kiến trúc, cảnh các đệ tử của đấng lưu linh nối đuôi nhau vào bàn nhậu xảy ra nhan nhản. Có học bổng nhậu. Có người yêu mới nhậu. Bố mẹ ở quê mới gửi tiền lên nhậu. Và thậm chí là chẳng có việc gì, ở nhà buồn buồn cũng... nhậu.
Không chỉ có các đấng mày râu, các quán rượu vỉa hè bây giờ cũng chẳng thiếu những bóng hồng. Tư tưởng "bình đẳng" được các cô gái 9x quán triệt rất cao và họ thường chẳng chịu kém phái mạnh chén nào trên bàn nhậu.
không thiếu những bóng hồng tham gia cuộc nhậu
Điều nguy hiểm là ở chỗ, túi tiền của các cô cậu sinh viên thường không có được rủng rỉnh. Do vậy, loại "mỹ tửu" mà họ lựa chọn không quá cầu kỳ. Chẳng cần nhãn mác, chẳng cần chai lọ đàng hoàng, chỉ cần lướt qua miệng chai thấy có mùi thơm là được.
Vì thế mà rượu được giới sinh viên tìm đến thường chỉ là những chai "La Vie loại nhỏ" hoặc rượu đóng trong chai thủy tinh. Giá của chúng lại mềm hơn những thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng, chỉ khoảng 10.000 đồng/lit. Do rẻ như vậy nên có tới hơn một nửa trong số những bàn nhậu của sinh viên, sử dụng loại thức uống này.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng, cộng thêm đồ uống không đảm bảo như vậy đã để lại không ít hậu quả cho các "thượng đế". Nhẹ thì nghỉ học, nghỉ làm. Nặng thì vào viện, thậm chí mang bệnh cả đời.
Bất kể lí do gì cũng là cái cớ để SV nhậu và nhậu
Sở dĩ như vậy là bởi nguyên liệu pha chế loại rượu không có nhãn mác rõ ràng, chủ yếu là cồn không rõ nguồn gốc và nhiều tạp chất nguy hiểm cho sức khỏe như Methanol. BS Trần Ánh Tuyết - BV Nhân dân Gia Định, TP.HCM, cho biết, bia rượu kém chất lượng có rất nhiều tác hại như xuất huyết hoại bao tử, có thể gây tử vong do choáng, trụy tim mạch, suy thận nếu không được can thiệp. Ngoài ra, bia rượu còn tác động tiêu cực lên nhiều chức năng khác của cơ thể.
Nếu bia rượu không được kiểm soát liều lượng đúng mực có thể gây tổn thương tế bào gan, xơ gan. Lâu ngày, các chức năng về gan sẽ suy giảm và kéo theo bệnh ung thư gan dễ phát triển hơn. Cũng tương tự, nếu bia rượu được hấp thu qua màng ruột quá nhiều thì dịch vị trong đường tiêu hóa có thể bị phá hỏng.
Quan trọng, nếu phụ nữ có thai mà nghiện bia rượu thì các nghiên cứu khoa học đã thực hiện cho thấy, nguy cơ đến 35% trẻ sinh ra sẽ bị khuyết tật. Bên cạnh đó, bia rượu nếu được uống nhiều sẽ gây rối loạn hành vi, tâm thần sa sút, trí nhớ giảm sút, giảm khả năng tình dục, kinh nguyệt đối với nữ sẽ không đều...
Để tránh uống phải rượu kém chất lượng, Mạnh, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội, cũng như nhiều thực khách quen thuộc của những quán ốc vỉa hè cho biết, bản thân cậu rất cẩn thận trước những chai rượu loại này. Mỗi khi gọi đồ uống, Mạnh luôn gọi Vodka Hà Nội bởi thương hiệu cũng như uy tín và sự đảm bảo của nó.
Mạnh cho hay: "gia đình em cũng từng nấu rượu ở quê nên em không lạ gì vị của rượu gạo xịn. Rượu gạo xịn khi ngửi có mùi thơm của gạo, khi nhấp môi lưỡi bị tê và có cảm giác cay cay. Còn khi uống ực xuống cổ họng thì thấy có hơi nóng cũng như phảng phất hương gạo rang bốc lên.
Song sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe nếu đó là rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
Những chai rượu được bày bán ở các quán vỉa hè và kể cả trong những cửa hiệu lớn ngửi cũng rất thơm. Nhưng khi uống vào lại thấy êm, và nhất là lúc ngửa cổ để uống thì không cảm nhận được mùi gạo. Vị của nó khá "chì", giống như uống rượu sắn".
Khi được phóng viên TS hỏi tại sao biết là rượu không có nhãn mác mà vẫn uống thì Mạnh chỉ cười trừ. Em giải thích, những dịp vui mà không có rượu thì không "bốc" được. Bạn bè rủ vào quán, tiện ở đâu thì tạt vào đó chứ ít khi biết trước mà lựa chọn. Đôi khi biết uống phải rượu nút lá chuối nhưng vẫn phải "dô" để không làm mất lòng anh em.
Không chỉ riêng Mạnh mà với những dân nhậu "chuyên nghiệp", họ đã từng không ít lần nhắm mắt đưa chân, chấp nhận uống rượu không có nhãn mác. Bởi thế mà sau khi uống rượu xong, Mạnh hay có thói quen đi trà đá để hãm bớt độ cồn lại.
"Hồi trước em chưa có thói quen này đâu. Nhưng một lần, có người bạn đi nhậu về say quá, gục ra giữa đường mà không ai biết. Bình thường bạn ấy uống cũng tốt lắm, nhưng hôm đó đến quán lạ, chắc uống phải rượu kém chất lượng nên đổ luôn. Thế nên bọn em từ đó rút kinh nghiệm, nhậu xong phải đi cùng nhau xem có việc gì không rồi mới dám về", Mạnh bùi ngùi chia sẻ.
Việc phải tham gia các tiệc rượu thường xuyên và không thể phân biệt được rượu kém chất lượng, hơn lúc nào hết người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình. GS Nguyễn Lân Dũng khuyên: Nếu uống rượu ngoại thì không quá lo vì thường đã được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn nếu thường xuyên uống rượu sản xuất trong nước, bạn nên chọn mua sản phẩm của các loại rượu của các nhà máy lớn và có đủ uy tín. Các loại rượu tự chế tại các cơ sở tư nhân rất khó xác định được chất lượng.
Và để tự bảo vệ mình sau mỗi chầu nhậu, bạn nên lưu ý: không uống nhiều trong một lần để giảm cơn say. Tránh đổ một lượng cồn lớn bất ngờ vào cơ thể trong thời gian ngắn vì điều này có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.
Bạn cũng nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia, làm ấm rượu để loại bỏ các chất có hại.
Theo vietbao
Điều chế thành công vacxin phòng viêm màng não B Các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Australia) cho biết, họ đã điều chế thành công một loại vacxin có tác dụng phòng bệnh viêm màng não B, một căn bệnh cướp đi hàng trăm sinh mạng ở châu Âu và Bắc Mỹ mỗi năm. Thử nghiệm lâm sàng loại vacxin này trên các bệnh nhân trưởng thành ở Úc, Tây Ban...