Phương pháp kỳ lạ giúp Phần Lan chấm dứt nạn bắt nạt trong trường học
Phương pháp chống bắt nạt này hiện được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng bởi tính khả thi và mức độ thành công cao của nó mang lại.
Phần Lan được biết đến là một quốc gia luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu. Một lần nữa, đất nước này khiến cho cả thế giới ngưỡng mộ khi tạo ra Kiva, một chương trình chống bắt nạt được sử dụng rộng rãi trong các trường học. Sáng kiến sáng dục này có tầm quan trọng rất lớn vì theo dữ liệt do UIS công bố, 1/3 thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã phải trải qua việc bị bắt nạt ở trường.
Phương pháp Kiva
Phương pháp KiVa bao gồm một chương trình chống bắt nạt do Bộ Giáo Dục Phần Lan tạo ra. KiVa là chữ viết tắt của Kiusaamista Vastaan, có nghĩa là chống lại sự bắt nạt ở Phần Lan. Nó được tạo ra vào năm 2007 và trong cùng năm đó, chương trình này đã giúp giảm 40% các trường hợp bắt nạt. Hiện tại, 90% trường học Phần Lan đã áp dụng chương trình này.
Mục tiêu của KiVa là làm cho sinh viên, học sinh nhận thức được sự nguy hiểm của việc bắt nạt và giúp họ trở thành người bảo vệ những người đang bị bắt nạt. Trẻ em không còn là nhân chứng thụ động, nếu tất cả cùng đối mặt với kẻ bắt nạt, chúng sẽ không làm điều đó với bất kỳ đứa trẻ nào nữa.
Chương trình này dựa trên sự can thiệp và phòng ngừa và đây là cách thức hoạt động của nó:
-Sử dụng hộp thư ảo nơi các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.
Video đang HOT
-Có một giáo viên được tin cậy vì trẻ em cần một người lớn ở trường lắng nghe, hiểu họ và chăm sóc trẻ. Vào giờ ra chơi, giáo viên sẽ theo dõi hành vi của trẻ.
-Ủng hộ nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Sẽ có 3 chuyên gia chịu trách nhiệm trấn an nạn nhân và đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Bằng cách này, các chuyên gia có thể xác định được các hình thức bắt nạt khác nhau và tùy vào từng độ tuổi để có những cách giải quyết phù hợp.
Các quốc gia đang đưa chương trình này vào thực tế
Do tính hiệu quả và sự thành công của nó mang lại, hiện nay có rất nhiều quốc gia đã áp dụng theo. Năm 2015, giai đoạn đầu tiên thực hiện chương trình chống bắt nạt, KiVa đã được chấp nhận tại các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile. Vào thời điểm đó, nội dung chỉ có sẵn bằng tiếng Anh, vì vậy nó bắt đầu được sử dụng trong các trường song ngữ. Các quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Ý, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong một số trường học của nước mình.
Phụ huynh nên làm gì nếu con bạn bị bắt nạt?
Nếu trẻ nói với bố mẹ rằng mình đang bị bắt nạt, bố mẹ nên làm theo các hướng dẫn sau đây.
-Cho trẻ thấy bố mẹ là người có thể tin tưởng nhất, đó là cách tốt nhất để tạo ra bầu không khí của sự thấu hiểu và chia sẻ.
-Giải thích cho trẻ hiểu dù có chuyện gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng sẽ ở bên cạnh.
-Thông báo cho giáo viên và trường học về vấn đề này. Họ nên nhận thức được những gì đang xảy ra trong lớp học của họ và tìm cách loại bỏ điều đó.
-Bên cạnh đó còn có thể nhờ tới sự hỗ trợ tâm lý trong trường hợp trẻ bị sốc hoặc cảm thấy quá sợ hãi.
Theo Danviet
Binh sĩ Thụy Điển tập trận bị xe tăng chiến đấu cán chết
Một binh sĩ Thụy Điển đã bị xe tăng cán qua người và thiệt mạng trong lúc tập trận với quân đội Anh và Mỹ.
Xe tăng ngụy trang tham gia cuộc tập trận Gió phương Bắc (Northern Wind) của Thụy Điển với đồng minh. Ảnh: Reuters
Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của lực lượng vũ trang Thụy Điển cho biết nạn nhân tử vong trong cuộc tập trận chung quốc tế được tổ chức ở phía Bắc nước này.
Quân đội thông báo vụ tai nạn nghiêm trọng này xảy ra vào 1h sáng 25/3 (giờ địa phương) ở ngoài thị trấn Overkalix.
Người lính đến từ khu vực Jamtland đã bị một chiếc xe tăng chiến đấu thuộc dòng CV90 cán qua người. Lực lượng khẩn cấp được huy động tới hiện trường song nạn nhân không qua khỏi.
"Xác nhận một người tử vong sau khi bị xe tăng chiến đấu 90 đâm trúng. Không còn ai khác bị thương", lực lượng vũ trang đưa ra tuyên bố.
Ít nhất 10.000 binh sĩ thuộc các nước Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Mỹ và Anh đang tham gia cuộc tập trận có tên Gió phương Bắc kéo dài từ 18 đến 27/3 với mục đích huấn luyện quân sĩ trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist trả lời báo địa phương Aftonbladet rằng đơn vị cùng cảnh sát và Hội đồng Điều tra Tai nạn Quốc gia đang tiến hành điều tra vụ việc. Không có binh sĩ nước ngoài hiện diện trong khoảng thời gian xảy ra sự cố chết người.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Binh sỹ Thụy Điển bị xe tăng cán qua người trong cuộc tập trận quốc tế Một binh sỹ Thụy Điển đã thiệt mạng ở miền Bắc nước này trong một cuộc tập trận quốc tế chung khi anh bị một xe tăng chiến đấu cán qua người. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Theo AFP, các lực lượng vũ trang Thụy Điển ngày 25/3 cho biết một binh sỹ Thụy Điển đã thiệt mạng ở miền Bắc nước này...