Phương pháp giáo dục kỳ lạ của người Đức: Để trẻ em thua ngay vạch xuất phát
Người Đức luôn được cả thế giới biết đến với sự nghiêm khắc không thể tách rời triết lý giáo dục trẻ em, đặc biệt là giáo dục mầm non.
Khác với các quốc gia khác, các trường mẫu giáo ở Đức không có lớp, và mọi lứa tuổi đều học xen kẽ nhau, các trường tiểu học ở Đức chỉ dạy học nửa buổi, không có lớp vào buổi chiều, chỉ có các hoạt động ngoại khóa.
Tiếng Anh chỉ bắt đầu từ lớp ba, đến lớp bốn thì trẻ tốt nghiệp tiểu học Theo thống kê, số lượng sinh viên ở Đức theo học các trường trung cấp kỹ thuật, hoặc trường trung cấp nghệ thuật tự do cao hơn sinh viên học đại học.
Tuy nhiên, tại sao người Đức lại chiếm khoảng một nửa số giải Nobel của thế giới? Câu trả lời hóa ra là “Đừng khám phá trí thông minh của trẻ quá sớm, hãy để trẻ thua ngay từ vạch xuất phát.”
Người Đức coi trẻ em như một hạt giống, các bé cần một môi trường sinh trưởng tự nhiên, không nên quá kiểm soát mà hãy để càng nhiều không gian phát triển tự do cho trẻ càng tốt.
Hiến pháp Đức cấm giáo dục mầm non
Nền giáo dục ở phương Tây, đặc biệt là giáo dục ở Đức đều chú trọng về phát triển con người cho trẻ em trước khi dạy trẻ viết văn hay làm toán, bởi vậy phương châm “vui chơi là chính – học là phụ” trong trường hợp này hoàn toàn đúng.
Theo quan điểm của người Đức, nếu cần phải giáo dục trẻ trước khi đến trường, thì trọng tâm của giáo dục chỉ là ba khía cạnh:
- Ý thức chung xã hội cơ bản, chẳng hạn như không cho phép bạo lực, không nói to nơi công cộng.
- Khả năng thực hành của trẻ. Trong thời gian học mẫu giáo, trẻ sẽ được tham gia vào việc tự tay làm theo sở thích của mình, và để trẻ chủ động làm những việc cụ thể ngay từ khi còn nhỏ.
- Bảo vệ sự hình thành cảm xúc của trẻ em, nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc, và trau dồi khả năng lãnh đạo. Điều này cũng được áp dụng tương tự như các nước châu Âu khác.
Video đang HOT
Theo người Đức, trẻ em phát triển theo quy luật riêng
Với nhiều cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ châu Á, trẻ nhỏ cần được học càng nhiều càng tốt và các ông bố bà mẹ sẽ không khỏi “phổng mũi” tự hào khi con mình biết được nhiều kiến thức hay kỹ năng hơn các bạn. Tuy nhiên, với người Đức, điều này hoàn toàn ngược lại. Người Đức cho rằng điều này là không cần thiết.
Giáo dục “tàn nhẫn”
Người Đức cho rằng khi lớn lên con cái sẽ rời xa cha mẹ, thay vì để sau này đối mặt với thất vọng, bất lực thì nên cho trẻ sớm đối mặt với những khó khăn và thách thức trong cuộc sống.
Người Đức không bao giờ ép trẻ
Cha mẹ Đức thường không áp đặt mà để bé tự do lựa chọn những gì bé muốn. Điều này có thể thấy ngay trong bữa ăn thường ngày của trẻ. Khi ăn, bọn trẻ được phép tự quyết định ăn gì và uống gì theo sở thích của mình, bố mẹ sẽ không ép bé ăn. Nhưng để cân bằng dinh dưỡng hơn, cha mẹ sẽ khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây hoặc chế biến đa dạng món ăn cho trẻ.
Khi trẻ lớn dần lên, cha mẹ cho trẻ tự lựa chọn nhiều thứ hơn, ví dụ như trong việc mua quần áo, trang trí phòng ở, nuôi vật nuôi hoặc quyết định ngành học mà trẻ sẽ theo học sau này. Cách giáo dục này thể hiện sự tôn trọng của bố mẹ dành cho các bé, qua đó trẻ con cũng học được cách tôn trọng bố mẹ và mọi người, đồng thời nhận thức và tinh thần trách nhiệm của trẻ cũng được thúc đẩy phát triển.
Cha mẹ Đức luôn tôn trọng ý kiến của con
Dám bộc lộ cảm xúc, bày tỏ ý kiến của bản thân là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Việc để trẻ nghe theo ý kiến của người lớn một cách mù quáng sẽ khiến trẻ đánh mất đi chính kiến, lâu dần sinh ra ỷ lại vào người khác và trở thành một người không nghe lời, nhu nhược.
Cha mẹ Đức không ngại xin lỗi con
Tiến sĩ Susanna tin rằng cha mẹ cần làm tốt việc kiểm soát cảm xúc của mình trước các con. Thay vì chiều chuộng trẻ, cha mẹ có thể thể hiện tình yêu của mình bằng cách thể hiện sự tôn trọng lòng tự trọng của con.
Luật Đức cấm cha mẹ la mắng con
Ở Đức, việc chăm sóc trẻ em và bảo vệ các quyền hợp pháp của trẻ em đã được đưa vào các quy định của pháp luật.
Người Đức xem trẻ như một hạt giống
Có thể nói mỗi trẻ sinh ra đều là những cá thể khác biệt, không có trẻ nào giống trẻ nào. Mỗi bé có những tính cách, sở thích và thế mạng riêng. Việc bắt buộc các con học tập hay hành động theo một khuôn mẫu sẽ khiến các bé khó có thể thể hiện được bản thân.
Vì vậy, từ khi con còn nhỏ, cha mẹ có thể học hỏi người Đức để sớm dạy cho hình thành sự tự ý thức cũng như tôn trọng bản thân.
Vì sao Trường Quốc tế Á Châu ngưng tiếp nhận học sinh có phụ huynh phản đối tăng học phí?
Sáng 9-6, một số phụ huynh phản đối mức tăng học phí năm học 2021-2022 của Trường Quốc tế Á Châu đã nhận được thông báo nhà trường không thể nhận tiền học phí năm học tới để tiếp nhận học sinh tiếp tục học tập tại trường.
Thông báo nêu, nhà trường luôn quan tâm lắng nghe và tôn trọng ý kiến của phụ huynh học sinh, đã tiếp đón các nhóm đại diện phụ huynh vào ngày 12-5 và 20-5, giải trình về việc học phí năm học 2021-2022, mong phụ huynh chia sẻ và vì mục tiêu xây dựng, phát triển bền vững chất lượng của trường. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn tiếp tục khiếu nại khắp nơi.
Thông báo ngưng tiếp nhận học sinh của Trường Quốc tế Á Châu. Ảnh: PHCC
"Nhà trường rất lấy làm tiếc, đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng thuận và hợp tác của phụ huynh về việc điều chỉnh học phí năm học 2021-2022, mặc dù trường đã lắng nghe và giải trình. Vì vậy, để đảm bảo quyền được phát triển tốt nhất và việc học tập của học sinh được thuận lợi, nhà trường buộc lòng phải thông báo đến phụ huynh về việc sẽ không thể nhận tiền học phí năm học 2021-2022 để tiếp nhận các em tiếp tục học tập tại trường khi năm học đến. Nhà trường sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ học thuật để phụ huynh có thể đến nhận từ ngày 11-6, trong giờ làm việc của trường"- thông báo nêu.
Phụ huynh V.N, có 3 con đang theo học cơ sở Nguyễn Văn Hưởng của trường này, cho biết khi nhận được thông báo từ trường, ngay chiều 9-6, chị đã đến gặp nhà trường để trao đổi nhưng không có kết quả. Chị V.N khẳng định sẽ tiếp tục cho 3 con học ở trường và vẫn đến nộp học phí vào ngày 2-8.
"Việc phụ huynh yêu cầu trường xem xét lại mức học phí, không có nghĩa là phụ huynh sẽ rút hồ sơ cho con. Nhà trường cũng không có thông báo chính thức nào đưa ra với phụ huynh để thể hiện có đồng ý với yêu cầu của phụ huynh hay không. Nhà trường đơn phương ngưng tiếp nhận học sinh, điều này khiến các em bị tổn thương, chẳng khác nào bị cho thôi học" - chị V.N cho hay.
Phụ huynh Trường Quốc tế Á Châu đến đối thoại cùng nhà trường ở cơ sở Nguyễn Văn Hưởng ngày 20-5. Ảnh: PHCC
Anh H, phụ huynh có con đang theo học lớp 8 tại trường, cũng nhận được thông báo trên, dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho con chuyển trường nhưng anh cũng thấy bất ngờ trước hành động của nhà trường. Vì để con không buồn và mặc cảm, anh H. đã giấu việc nhận thông báo ngưng tiếp nhận học sinh từ nhà trường.
Anh H và chị V.N là hai phụ huynh đã ký vào đơn khiếu nại lên Trường Quốc tế Á Châu về mức tăng học phí năm 2021-2022, cùng hơn 1.000 phụ huynh khác.
Trả lời vấn đề này, ông Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh của Trường Quốc tế Á Châu, khẳng định trong các trường quốc tế, Trường Quốc tế Á Châu có mức học phí rất thấp.
Hàng năm nhà trường đều đầu tư rất nhiều để duy trì tiêu chuẩn trường quốc tế theo tiêu chí kiểm định của các tổ chức giáo dục uy tín thế giới; phát triển các hoạt động, tiện ích phục vụ và nâng cao chất lượng công tác dạy - học, sinh hoạt, chăm sóc học sinh... như kỳ vọng của phụ huynh.
Thay vì phải điều chỉnh học phí một lần thì mới đảm bảo được những tiêu chuẩn trên, nhà trường đã cố gắng thực hiện việc điều chỉnh dần qua từng năm để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phụ huynh mong muốn con học trường quốc tế đều có thể thực hiện được.
Nhà trường tin rằng sự đồng thuận và mối quan hệ tốt đẹp trên tinh thần thúc đẩy nhau cùng phát triển là nền tảng để đảm bảo môi trường giáo dục, chăm sóc học sinh như phụ huynh mong muốn. Nhà trường luôn quan tâm lắng nghe và trân trọng ý kiến của phụ huynh học sinh, đã giải trình về việc học phí năm học 2021-2022 trên nhiều kênh thông tin khác nhau, mong phụ huynh chia sẻ và vì mục tiêu xây dựng, phát triển bền vững chất lượng của trường.
Tuy nhiên, một số rất ít phụ huynh vẫn tiếp tục khiếu nại khắp nơi, liên tục truyền tải những thông tin không chính xác trên mạng xã hội nhằm hạ thấp uy tín và hình ảnh của nhà trường, gây hoang mang cho các phụ huynh khác. Điều này làm ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng đến tinh thần của giáo viên, nhân viên. Vì vậy, nhà trường đã đưa ra quyết định trên.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đưa tin, hơn 1.000 phụ huynh Trường Quốc tế Á Châu đã phản đối mức tăng học phí cho năm học 2021-2022 cao nhất đến 15% (tùy từng khối lớp) của trường này.
Chàng trai Đức 'ăn chực' để cưa đổ cô gái Việt Phải lòng Thùy Anh nhưng không dám thổ lộ, suốt mấy tháng ròng, Johannes Ott ngày nào cũng vượt 10 km đến phòng trọ, ở lại "ăn chực" để được gần bạn gái. "Đẹp trai không bằng chai mặt. Đã thế tôi vừa đẹp trai lại vừa chai mặt nên phải tận dụng hết thế mạnh của mình", Johannes Ott cười. Bằng vốn...