Phương án tuyển sinh phù hợp thực tiễn
Thông tin về việc tuyển sinh Đại học giai đoạn 2021 – 2025 vẫn giữ ổn định như năm 2020 đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của hầu hết các cơ sở giáo dục đào tạo; đặc biệt là học sinh và phụ huynh.
Ảnh minh họa/INT
Hầu hết ý kiến bày tỏ sự đồng tình và ghi nhận tính cầu thị của Bộ GD&ĐT khi đưa ra phương án tuyển sinh “dài hơi” nhưng “hợp lòng dân”. Không phải ngẫu nhiên phương án giữ ổn định về công tác tuyển sinh đại học giai đoạn 2021 – 2025 lại được các trường và xã hội đồng tình hưởng ứng.
Thực tế cho thấy, nhiều năm gần đây, công tác tuyển sinh đại học ngày càng đúng hướng, bảo đảm tính khách quan, trung thực. Đặc biệt năm 2020, công tác này diễn ra khá thuận lợi và ngày càng hoàn thiện trên mọi phương diện.
Với hệ thống văn bản chặt chẽ, các cơ sở giáo dục đại học được phát huy quyền tự chủ trong tuyển sinh, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý, đã góp phần tạo nên kết quả ấn tượng, với gần 500 nghìn thí sinh nhập học ở trình độ đại học và cao đẳng sư phạm mầm non. Điều đáng nói, hầu hết cơ sở đào tạo đều sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Video đang HOT
Điều này đã khẳng định kế hoạch và mục tiêu trong công tác tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT đề ra là đúng. Một trong những điểm nhấn trong công tác tuyển sinh năm 2020 là phần mềm tuyển sinh. Phần mềm được đánh giá cao bởi tính ổn định, không có hiện tượng nghẽn mạng. Qua đó, giúp cơ sở đào tạo thống kê, dự tính được thí sinh ảo để chủ động trong tuyển sinh; đồng thời giúp thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất…
Nhìn lại toàn bộ quá trình cho thấy, Bộ GD&ĐT đã chủ động tính toán các tình huống, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh, phù hợp với bối cảnh thực tiễn. Trên tinh thần đó, công tác tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng, đáp ứng được các yêu cầu, thí sinh yên tâm và dư luận đồng tình.
Những yếu tố nêu trên chính là điểm cộng để các trường nói riêng và xã hội nói chung tán thành với phương án giữ ổn định công tác tuyển sinh giai đoạn 2021 – 2025, có chăng chỉ là những điều chỉnh về mặt kỹ thuật để phù hợp với thực tiễn khách quan hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nên thành lập trung tâm khảo thí độc lập. Thực ra, chủ trương này đã được Bộ GD&ĐT tính đến, nhưng phải có lộ trình với các bước tiến hành chắc chắn, để khi thành lập, trung tâm phải hoạt động thực sự hiệu quả, chất lượng và đáp ứng lòng mong mỏi của xã hội.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT là, phát huy tối đa quyền tự chủ của trường đại học trong tuyển sinh, nhưng các trường phải có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội; hơn nữa còn là uy tín, thương hiệu để tồn tại, phát triển của từng cơ sở đào tạo. Do đó, các trường cần rà soát kỹ thông tin liên quan đến đề án tuyển sinh trước khi công bố công khai.
Ai cũng biết, tuyển sinh rất quan trọng, nhưng chỉ là một khâu và là bước đầu của quá trình đào tạo. Vì thế nếu chúng ta chỉ đề cập đến cơ chế, chính sách hay tổ hợp xét tuyển, đầu điểm… thì chưa đủ, mà quan trọng là tư vấn, hỗ trợ cho thí sinh, nhà trường gặp nhau và là sự chọn lựa của nhau để cùng phát triển. Hơn bao giờ hết, các cơ sở đào tạo cần cung cấp cho thí sinh và xã hội những thông tin trung thực, chính xác, góp phần tạo nên mùa tuyển sinh 2021 thành công.
Tuyển sinh ĐH 2021 -2025: Trung tâm khảo thí độc lập phục vụ xét tuyển
Bộ GD&ĐT cho biết, giai đoạn 2021-2025, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (ĐH) cơ bản giữ ổn định như năm 2020.
Tuy vậy, Bộ đưa ra một số điều chỉnh kỹ thuật để tiến tới thi tốt nghiệp THPT trên máy tính và thành lập các trung tâm khảo thí độc lập phục vụ tuyển sinh cho các trường ĐH.
Sẽ có những điều chỉnh trong thi và xét tuyển ĐH thời gian tới Ảnh: Như Ý
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (GDĐH) - Bộ GD&ĐT, cho biết, giai đoạn 2021-2025 vẫn giữ ổn định và từng bước hoàn thiện mô hình kỳ thi như 2020; phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở GDĐH. Để bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới tuyển sinh, cơ sở đào tạo có phương án, kế hoạch rõ ràng, thực hiện đúng cam kết tạo lòng tin, sự ủng hộ; nên ổn định trong nhiều năm (khi thay đổi lớn, cần thông báo trước 2-3 năm).
Tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên giấy; từng bước tổ chức thi trên máy tính ở những nơi có đủ điều kiện, tiệm cận dần với tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Về tuyển sinh, các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định.
"Cổng đăng ký thi và xét tuyển sẽ tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong đó, đơn vị dịch vụ công của Bộ GD&ĐT vận hành, hoặc đơn vị trung gian vận hành, Bộ GD&ĐT chuyển giao phần mềm. Các trường ĐH cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong kỳ thi riêng để tuyển sinh. Kỳ thi này nên tổ chức gọn nhẹ, 1-2 môn, hoặc thi năng khiếu, hoặc kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT", bà Thủy nói.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, theo sự thống nhất cao của các trường ĐH và chủ trương của Bộ, sẽ giữ ổn định phương thức xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT với những cải tiến về mặt kỹ thuật như ứng dụng công nghệ thông tin, công tác xét tuyển, lọc ảo.
Các trường tăng cường vai trò tự chủ và với những trường cần yêu cầu năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo kết hợp thành các nhóm để tổ chức thành các bài thi đánh giá năng lực gọn nhẹ dùng chung cho nhiều trường.
Điểm mới là năm 2021 sẽ đưa đăng ký thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh lên cổng dịch vụ công quốc gia, yêu cầu các trường chuẩn bị đầy đủ thông tin, có xác thực để đưa lên cổng. Về tầm nhìn dài hạn hơn, theo ông Sơn, sẽ cố gắng xây dựng trung tâm khảo thí độc lập.
Các trung tâm này có nhiệm vụ làm dịch vụ, có thể các trường sử dụng kết quả đó để tuyển sinh. Các trường ĐH cũng đề nghị Bộ giữ vai trò chủ động việc này. "Để phát huy tối đa vai trò tự chủ của các trường, trong chừng mực nào đó, Bộ sẽ hỗ trợ nhưng quan điểm vẫn là phát huy quyền tự chủ tối đa của các trường", ông Sơn nói.
Ngoài ra, phân biệt rạch ròi giữa việc thi trên máy tính và các kỳ thi do các trung tâm khảo thí độc lập sẽ tổ chức, ông Sơn cho biết. Thi trên máy tính là các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức phục vụ xét tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ ban hành văn bản, chính sách để tổ chức kỳ thi thật tốt.
Về lộ trình thực hiện, ông Sơn cho biết, địa phương nào có điều kiện sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính trước. Nơi nào chưa có điều kiện thì vẫn thi trên giấy. Ưu điểm của thi trên máy tính là gọn nhẹ, giảm sự can thiệp của con người.
Các trường ĐH đã có đề xuất đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo đó, Bộ GD&ĐT cần tăng cường vai trò giám sát của các trường ĐH để đảm bảo công bằng, khách quan. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định, kỳ thi này không phải chỉ có vai trò của Bộ GD&ĐT mà đề cao trách nhiệm của địa phương.
Sau 3 năm bất ngờ nổi tiếng, nhan sắc hiện tại của "hot girl dân tộc" khiến dân mạng trầm trồ "Hot girl dân tộc" ngày nào còn chia sẻ nhiều thông tin xung quanh cuộc sống của cô sau quãng thời gian bỗng nổi tiếng trên MXH. Cuối năm 2017, cộng đồng mạng truyền tay nhau clip một cô gái xinh đẹp trong trang phục truyền thống của người vùng, đồng ý nhận lời hỏi cưới từ anh chàng mua nón với giá...100.000...