Phú Yên: Vẫn còn tình trạng lạm thu và dạy thêm, học thêm trong trường học
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, qua thanh, kiểm tra phát hiện một số trường ở tỉnh này chưa thực hiện nghiêm túc về quy định dạy thêm, học thêm và hiện tượng lạm thu, chi sai Quỹ Cha mẹ học sinh.
Ảnh minh họa
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Yên vừa có thông báo kết quả kiểm tra và đề nghị khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác triển khai đầu năm học 2020-2021.
Theo đó, vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh này đã kiểm tra 15 trường học trên địa bàn tỉnh, qua đó phát hiện một số trường học vẫn chưa chấp hành các quy định về việc học thêm dạy thêm, cũng như tình trạng lạm thu đầu năm học.
“Vẫn còn không ít giáo viên cấp tiểu học tổ chức dạy thêm – học thêm tại nhà hoặc “núp bóng” tại các trung tâm kỹ năng sống, ngoại ngữ trái quy định (địa bàn TP. Tuy Hòa, TX. Đông Hòa, các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An).
Có tình trạng giáo viên tự thuê xe taxi, xe du lịch (không có giáo viên đi kèm quản lý) để đưa đón học sinh tại các cổng trường tiểu học. Đáng chú ý, có một số giáo viên “ép” học sinh học thêm ở cấp tiểu học.” – thông báo nêu.
Về tình trạng lạm thu, thông báo nêu: “Một số trường (nhất là ở cấp tiểu học) tự quy định thêm một số khoản thu trái quy định, gây dư luận không tốt. Một số khoản chi của Quỹ Cha mẹ học sinh sai quy định.
Video đang HOT
Cụ thể là lớp 3A của một trường Tiểu học và THCS ở phường 2 (TP. Tuy Hòa) có thu thêm các khoản: khấu hao cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp học, hỗ trợ giáo viên dạy 2 buổi/ngày; một trường Tiểu học ở huyện Tuy An thu thêm 100.000 đồng/học sinh/năm ở các lớp 3, 4, 5 để hợp đồng giáo viên dạy môn Tin học, làm đường bê tông, mua ghế đá…”.
Nói về tình trạng này, ông Trần Khắc Lễ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết: Trước tình trạng lạm thu sai quy định, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường phải tăng cường kiểm tra và xử lý những giáo viên cố tình vi phạm.
“Đối với các khoản thu đầu năm, các trường thực hiện chưa đúng quy định, thì Phòng GD&ĐT quản lý trường đó có trách nhiệm kiểm tra các khoản thu tại trường này, báo cáo về Sở GD&ĐT trước ngày 30/10/2020.” – ông Lễ cho hay.
Học phí trường công thấp nhưng lạm thu nhiều
Nói học phí trường công thấp nhưng lại "núp bóng" hội phụ huynh, đẻ ra các khoản thu vô lý ....
Từ câu chuyện chi phí dịch vụ bệnh viện tư được cho là cao hơn gấp 5-10 lần viện công, các chuyên gia đã chứng minh, bệnh viện công thu viện phí thấp nhưng lại đẻ ra nhiều loại dịch vụ, liên kết sân sau khiến chi phí khám bệnh dù thấp nhưng thực chi của người bệnh thậm chí còn cao hơn cả khu vực tư.
Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra với lĩnh vực giáo dục, giữa hai khu vực giáo dục công và giáo dục tư.
Cần công khai các khoản đóng góp. Ảnh minh họa: VTV
Bình luận về hiện tượng trên, LS Trương Xuân Tám cho biết, nếu so sánh về giá cả, chi phí giữa hai khu vực trường công và trường tư sẽ luôn có một khoảng cách rất lớn. Một khu vực có mức học phí thậm chí lên tới vài trăm triệu một năm so với một khu vực học phí vài triệu một năm là không thể so sánh được.
Không bàn về chất lượng đào tạo giữa hai khu vực này, tuy nhiên, ông Tám cho rằng, khoảng cách đóng góp ngoài lý do trường tư tính toán minh bạch, hạch toán đầy đủ thì cũng phải thừa nhận về chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư... của khu vực tư cũng được đầu tư nhiều hơn so với khu vực công. Xét từ góc độ này, việc chênh lệch về chi phí đóng góp giữa hai khu vực giáo dục công và tư là bình thường, "tiền nào của nấy", không có gì phải bàn cãi.
Nhìn lại khu vực giáo dục công, đây là khu vực giáo dục được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, trường công được hỗ trợ từ mặt bằng xây dựng, cho tới đầu tư cơ sở hạ tầng, kể cả việc đào tạo con người, học phí có thấp hơn cũng là đương nhiên.
Tuy nhiên, nguồn đầu tư cho giáo dục tư ngân sách những năm gần đây đã không theo kịp được nhịp độ phát triển của kinh tế, xã hội, để bù đắp cho phần thiếu hụt, nhiều trường công đã tự đẻ ra các khoản thu vô lý khiến chi phí thực chi của phụ huynh và học sinh trên thực tế không hề thấp.
Rất nhiều bức xúc về việc các hội phụ huynh được lập ra dưới danh nghĩa là bình phong cho nhà trường, thay nhà trường đứng ra kêu gọi đóng góp theo hình thức xã hội hóa nhưng thực tế là bổ đầu học sinh như tiền mua điều hòa, lắp máy chiếu, bóng đèn...
Chưa nói tới các hình thức học thêm, dạy thêm, học sinh học trên lớp chưa đủ còn phải học thêm ở trường, học thêm nhà cô giáo dưới hình thức ký giấy tự nguyện... Theo ông Tám, tất cả những khoản thu nằm ngoài quy định đều không được phép.
Thừa nhận đầu tư cho giáo dục công còn khó khăn, hạn chế, tuy nhiên, ông Tám cho rằng không thể vì lý do đó mà lạm thu, núp bóng hội phụ huynh để lạm thu, như vậy là không được phép, không minh bạch.
Ông Tam cho hay, những khoản đóng thiếu minh bạch này chắc chắn không bao giờ được đưa về ngân sách.
Hơn nữa, do thiếu cơ chế quản lý, giám sát, nên những khoản đóng góp này dù nhân danh hỗ trợ, bù đắp những phần thiếu hụt về vật chất, hạ tầng của nhà trường nhưng vẫn có nguy cơ lớn gây thất thoát, đội giá, chi phí không rõ ràng khiến phụ huynh và học sinh chịu thiệt.
"Trong môi trường giáo dục là môi trường sư phạm, môi trường rất mô phạm, môi trường rất mẫu mực, cần phải trung thực, khách quan, minh bạch từ kể cả những khoản chi nhỏ nhất, bởi điều này sẽ tác động trực tiếp tới nhận thức của chính những học sinh đang theo học tại trường.
Vì thế không nên làm những việc thiếu minh bạch, rành mạch như vậy", ông Tám nói.
Dịch vụ khám bệnh tư gấp 5-10 lần viện công: Thật không?
Ông Tám cho rằng, việc đầu tiên cần phải làm là siết lại kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan quản lý nhà nước ở lĩnh vực giáo dục, không có cách nào khác.
Bên cạnh đó, ngân sách giành cho giáo dục cũng cần được quan tâm hơn, bảo đảm trang bị cho nhà trường đủ các thiết bị, hạ tầng cần thiết, khi đó, những khoản lạm thu cũng sẽ được hạn chế dần đi. Đặc biệt là cần giảm việc đi lòng vòng, tiền từ ngân sách về được tới trường mà qua quá nhiều tầng nấc, thì khi đến được trường ít nhiều cũng đã hao hụt đi đó cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng lạm thu tiếp diễn không sao chấm dứt được.
Vì thế, vị luật sư nhân mạnh, việc chống lạm thu phụ thuộc quan trọng vào công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng. Khi phát hiện có hành vi lạm thu cần phải xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để làm gương. Bên cạnh đó, bản thân các phụ huynh cũng cần phải thẳng thắn, kiên quyết lên tiếng trước các khoản thu bất hợp lý từ nhà trường.
10 địa phương dừng hoạt động nhà trẻ, trường học vì Covid-19 Đến ngày 3/8, 10 tỉnh, thành phố thông báo tạm dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19. UBND tỉnh Quảng Trị vừa có công điện khẩn gửi các sở, ban ngành đề nghị tạm dừng hoạt động tại cơ sở giáo dục, dạy thêm, học thêm, trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục...