Phú Thọ tập huấn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho gần 300 cán bộ, giáo viên
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được tổ chức từ ngày 6-8/7. Năm nay, tỉnh Phú Thọ có trên 16.000 thí sinh (bao gồm cả thí sinh tự do) dự thi, tăng hơn 2.000 thí sinh so với năm 2020.
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: Mai Hoa
Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và thành công, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ và sử dụng phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT, đăng ký tuyển sinh năm 2021.
Tại buổi tập huấn, gần 300 các cán bộ quản lý, giáo viên được triệu tập đã được học tập quy chế thi; hướng dẫn đăng ký dự thi, công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, TC và diện ưu tiên, khuyến khích, khu vực tuyển sinh… Đồng thời, lãnh đạo PA03 Công an tỉnh Phú Thọ cũng hướng dẫn công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong kỳ thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay về cơ bản giữ ổn định như năm 2020. Quy chế thi có một số điểm sửa đổi, chủ yếu điều chỉnh về kỹ thuật tổ chức thi để tăng tính khách quan và đảm bảo lợi ích cho học sinh. Do đó cần đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị cùng vào cuộc để tổ chức tốt các khâu của kỳ thi.
Video đang HOT
Để người học vận dụng tốt kiến thức được trang bị
Những ngày này, cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ Trường Quân sự Quân khu 5 nô nức thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập trường (11-4-1961 - 11-4-2021).
Kế thừa và phát huy truyền thống "Nhà trường gắn với chiến trường", những năm qua, nhà trường đã kết hợp chặt chẽ phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại, đào tạo sát thực tế chiến đấu, góp phần bồi đắp cho người học bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Học viên lớp tiểu đội trưởng bộ binh, Trường Quân sự Quân khu 5 thực hành bắn chiến đấu tiến công trong diễn tập cuối khóa.
Đến Trường Quân sự Quân khu 5 vào những ngày đầu tháng 4, trên thao trường, mặc cho sự oi nồng của nắng mới, thầy và trò lớp bồi dưỡng kiến thức quân sự vẫn hăng hái luyện quân. Thượng tá Nguyễn Văn Hội, Tổ trưởng Tổ Chiến thuật Khoa Binh chủng hợp thành hướng dẫn nội dung huấn luyện.
Các học viên chăm chú dõi theo từng cử chỉ, động tác mẫu của thầy. Chấp hành mệnh lệnh dõng dạc, dứt khoát, các quân nhân tự giác vào "vị trí chiến đấu". Gạt vội những giọt mồ hôi chảy trên mặt, những động tác của học viên thể hiện thuần thục, tất cả đều tỏ rõ quyết tâm "Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi". Bám sát hành động của từng quân nhân, giáo viên tận tình hướng dẫn, uốn nắn để triển khai đúng ý định chiến thuật.
ược biết, để giờ thực hành đạt kết quả cao, các khoa giáo viên của nhà trường đều chuẩn bị tốt thao trường bãi tập, giáo án, bài giảng, vũ khí, trang bị, mô hình, đồ dùng huấn luyện. Quá trình luyện tập, đội ngũ giáo viên thường xuyên bám lớp, bám thao trường, kết hợp huấn luyện giữa lý thuyết với thực hành, lấy thực hành làm chính, học mới, ôn cũ, giúp học viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào quá trình huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng chiến đấu sau này.
Học viên Lê Ngọc Bình chia sẻ: Chúng tôi xác định "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", thầy và trò cùng nghiên cứu, thảo luận, làm cho không khí luôn sôi động, khẩn trương. Nhà trường luôn gắn học đi đôi với hành, lý thuyết với thực tiễn, tạo khí thế thi đua đuổi vượt lẫn nhau giúp chúng tôi dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu".
Tại bãi tập cách đó không xa, học viên lớp nhân viên quản lý bếp ăn đang thực hành kỹ thuật đào và sử dụng bếp Hoàng Cầm. Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Mạnh Lừng, giáo viên Hậu cần, Khoa Chuyên môn kỹ thuật giới thiệu: Trong chiến tranh, nấu ăn là việc khó giấu kín, vì ban đêm thấy lửa, ban ngày thấy khói. Bếp Hoàng Cầm mang tên người sáng tạo ra nó, bảo đảm phương châm "i không dấu, nấu không khói, nói không tiếng".
Mô hình bếp Hoàng Cầm ngày càng được cải tiến, nâng cấp, đã cùng các đơn vị bộ đội tham gia các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp tục phát huy trong suốt thời kỳ chống đế quốc Mỹ. Bếp Hoàng Cầm đã vào lời bài hát "Nổi lửa lên em" đi cùng năm tháng: ôi quang gánh nặng tình yêu đất nước/ Hơi bếp Hoàng Cầm ta sưởi ấm khắp nơi nơi...".
Sau phần giới thiệu của thầy giáo, các học viên vận dụng những kiến thức về công dụng, cấu tạo, cách đào bếp Hoàng Cầm vào thực hành. Mỗi người một việc: Xác định vị trí, kích thước, nghiên cứu đặc điểm địa hình, bố trí nhân lực, trình tự đào bếp bảo đảm tiến bộ, kỹ thuật - mỹ thuật.
Căn cứ vào các loại hình chiến đấu khác nhau như: tiến công, tiến công kết hợp với phòng ngự, hay phòng ngự nơi địch đánh phá ác liệt mà thi công bếp Hoàng Cầm cấp 1, cấp 2, hay cấp 3 cho phù hợp. Thi công bếp Hoàng Cầm trong điều kiện "thời chiến", ai nấy đều cố gắng hoàn thành sản phẩm đạt chất lượng cao: bếp cháy tốt, tiết kiệm củi, thuận tiện trong thao tác.
Trực tiếp đi kiểm tra công tác huấn luyện của các lớp trên thao trường, bãi tập, ại tá Huỳnh Phước Lượng, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Trường Quân sự Quân khu 5 ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Thực tế chiến trường đã giúp nhà trường đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá, bài học thực tiễn bổ ích, thật sự là cuộc "sát hạch" nghiêm túc và khắc nghiệt về chất lượng dạy và học cho cán bộ, giáo viên, học viên.
Hiện nay, ảng ủy, Ban Giám hiệu đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục - đào tạo theo hướng "giảm lý thuyết, tăng thực hành, lấy thực hành làm chính", coi trọng "Dạy thực chất, học thực chất, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực chất", thực hiện mô hình "Bài giảng ba tiêu chí" (Khởi động trí tuệ, thực hành bài giảng điện tử, ứng dụng bản đồ tư duy).
Nhờ đó, học viên tốt nghiệp ra trường cơ bản đáp ứng yêu cầu theo chức trách, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 5 ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
"Lấy học viên làm trung tâm", lấy kết quả đào tạo làm thước đo đánh giá năng lực, các thầy giáo, cô giáo Trường Quân sự Quân khu 5 thật sự là những tấm gương sáng cho học viên học tập, noi theo; đồng thời tạo điều kiện để người học phát huy tốt những kiến thức đã được trang bị đủ sức hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT: Phù hợp thực tiễn Đề tham thảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đón nhận nhiều ý kiến tích cực từ đội ngũ giáo viên. Đề thi tham khảo giúp học sinh cuối cấp định hình và tập trung ôn kiến thức. Ảnh: KT Nhận định chung là phạm vi kiến thức hợp lý, gắn nhiều với thực tiễn. Thầy cô cũng đưa ra những lời...