Phụ nữ khó phát hiện bệnh tim mạch hơn nam giới
Phụ nữ ngày càng đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng do khác biệt về sinh lý và biểu hiện lâm sàng, khó phát hiện sớm.
Phụ nữ bị bệnh tim mạch có biểu hiện đau lưng. Ảnh: Shutterstock.
TS.BS Trần Hòa, Phó khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nam giới dễ bị bệnh tim mạch vì hút thuốc uống rượu và ít vận động, trong khi đó phụ nữ dễ bị bệnh vì ưu tiên sức khỏe của gia đình. Họ chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo, làm chậm trễ quá trình điều trị khi mắc bệnh tim mạch.
Khi nói đến phụ nữ, bệnh lý thường được nhiều nghĩ đến là ung thư vú, ung thư cổ tử cung nhưng có mối đe dọa âm thầm khác là bệnh tim mạch.
Hiện, xã hội chưa thực sự chú trọng đến bệnh tim mạch ở phụ nữ. Thông tin về bệnh tim mạch thường tập trung vào nam giới, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây không phải là mối lo ngại lớn đối với phụ nữ.
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh tim mạch ở phụ nữ thường không rõ ràng. Thay vì cơn đau thắt ngực điển hình như ở nam giới, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau lưng, thậm chí buồn nôn.
Những triệu chứng trên quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, dễ bị nhầm lẫn với căng thẳng, lo âu hoặc các bệnh lý khác nên thường bị chị em bỏ qua hoặc chủ quan. Trong khi đó, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ.
Video đang HOT
Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch là người sau tuổi mãn kinh, người mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu thường có nguy cơ cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
Nhóm người bị béo phì, ít vận động, căng thẳng kéo dài hay các bệnh mạn tính khác như suy thận, viêm khớp dạng thấp… cũng dễ mắc phải tim mạch.
Thêm nữa, các vấn đề về sức khỏe sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang, vô sinh, mãn kinh sớm hay các biến chứng trong thai kỳ cũng có thể là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ máu?
Cholesterol cần thiết trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch.
Cholesterol là một loại lipid thực hiện nhiều công việc thiết yếu trong cơ thể. Lipid là những chất không hòa tan trong nước nên cholesterol không bị phân hủy trong máu.
Ảnh minh họa
Thay vào đó, cholesterol di chuyển qua máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, góp phần trong việc tạo ra hormone, vitamin D và các chất giúp tiêu hóa thức ăn.
Cholesterol cần thiết trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch.
Cholesterol di chuyển trong máu một cách âm thầm, khi cholesterol cao có thể kết hợp với các chất khác trong máu tạo thành mảng bám, bám vào thành động mạch, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh động mạch vành, khiến động mạch vành bị hẹp, thậm chí tắc nghẽn hoàn toàn.
Nhiều người có mức cholesterol cao trong thời gian dài nhưng không có triệu chứng nào cụ thể, cho đến khi xuất hiện cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Do đó, việc kiểm tra lượng cholesterol định kỳ là điều cần thiết, giúp phát hiện sớm tình trạng tăng lipid máu, có biện pháp khắc phục để đưa cholesterol về mức ổn định.
Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới.
Thực tế cho thấy theo các chuyên gia, hiện không ít người trẻ 20-30 tuổi, thậm chí trẻ 4-5 tuổi cũng bị nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân có thể do tình trạng di truyền gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH).
Những trường hợp có người thân bị cholesterol cao hoặc nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi với nam và 65 tuổi đối với nữ, trẻ em, thanh thiếu niên nên kiểm tra FH.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol sau mỗi 4-6 năm. Người trên 45 tuổi hoặc có tiền sử gia đình, tiền sử bản thân mắc bệnh tim có thể sàng lọc thường xuyên hơn.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị tất cả trẻ em nên được sàng lọc cholesterol cao trong độ tuổi 9-11, sớm hơn nếu trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm.
PGS-TS.Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, di truyền là yếu tố nguy cơ rối loạn mỡ máu không thể thay đổi được. Bên cạnh di truyền, các nguyên nhân góp phần gây rối loạn mỡ máu thường bắt nguồn từ thói quen, lối sống không lành mạnh.
Người tiêu thụ quá nhiều calo, chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa, lạm dụng đồ uống kích thích, đồ uống có cồn, ít vận động, thừa cân béo phì dễ mắc bệnh.
Người mắc các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường, suy giáp, xơ gan - mật nguyên phát, các bệnh gan ứ mật khác, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing, rối loạn đường ruột (IBS)... cũng có nguy cơ cao.
Các biện pháp cụ thể gồm ciều chỉnh chế độ dinh dưỡng như tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; Ưu tiên ăn chất béo tốt có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá cơm hoặc quả óc chó, hạnh nhân, dầu oliu.
Đồng thời, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, phô mai; tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn; giảm lượng đường, muối khi chế biến món ăn.
Tập luyện thể dục điều độ: Dành ít nhất 30 phút để vận động vào 5-7 ngày trong tuần. Duy trì chế chế tập luyện đều đặn có thể giúp nâng cao HDL cholesterol.
Giữ cân nặng ở mức độ khỏe mạnh, nên giảm cân khoa học nếu bị thừa cân, béo phì.
Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá. Hạn chế uống rượu, bia. Nếu lượng cholesterol cao, việc điều chỉnh về lối sống không đem lại hiệu quả cao, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giảm cholesterol hoặc áp dụng phương pháp lọc lipoprotein đối với người bị tăng cholesterol máu gia đình.
Khi đó, người bệnh vẫn nên có sự kết hợp giữa uống thuốc và điều chỉnh lối sống khoa học để đưa cholesterol về mức ổn định.
Sáng dậy thấy 5 bất thường này rất có thể nhiều mạch máu ở tim tắc nghẽn Muốn biết tim mạch khỏe hay không, buổi sáng khi vừa thức dậy là 'thời điểm vàng' để tự kiểm tra. Khi tim mạch gặp vấn đề, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi từ bên trong ra đến bên ngoài, từ thể chất ảnh hưởng tới cả tinh thần. Trong đó, có 3 thời điểm được các chuyên gia cho là...