Phu nhân Tổng thống Nam Phi bị hãm hiếp
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma mới đây đã tiết lộ vợ ông từng bị những kẻ trộm hãm hiếp cách đây hơn 10 năm, trong một nỗ lực nhằm thuyết phục người dân ủng hộ kế hoạch chi 23 triệu USD ngân sách tăng cường an ninh trước ngày bầu cử Tổng thống.
Ông Jacob Zuma cắt bánh cùng 4 phu nhân trong sinh nhật năm 2012
Ông Zuma khẳng định những kẻ côn đồ này đều “đã bị bắt, khởi tố và kết tội”, trong vụ việc chưa từng được công bố, diễn ra tại trang trại Nkandla của ông tại quê nhà ở KwaZulu-Natal, trước khi ông lên nắm quyền Tổng thống năm 2009.
Tổng thống Zuma không cho biết người nào trong số 4 người vợ của ông tại thời điểm đó là nạn nhân của vụ tấn công. Kể từ đó đến nay, một người đã tự tử, còn một người khác là chủ tịch liên minh châu Phi Nkosazana Dlamini-Zuma, đã ly hôn với ông.
Ông Zuma, 72 tuổi, đã gặp nhiều chỉ trích về những khoản chi tiêu trước cuộc bầu cử diễn ra hôm nay. Nhiều dự báo cho thấy ông Zuma sẽ lần thứ hai đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm bất chấp những chỉ trích này.
“Có những vấn đề đòi hỏi phải tăng cường an ninh, đặc biệt tại quê nhà của tôi”, ông Zuma nói. “Trang trại của tôi đã hai lần bị phóng hỏa trong các cuộc bạo loạn. Và hai là những tên tội phạm đã đến, hãm hiếp vợ tôi khi tôi còn là MEC (thành viên hội đồng điều hành)…(hoặc) có lẽ là khi tôi đã là phó Tổng thống”.
“Do vậy vấn đề an ninh tại Nkandla không chỉ là lý thuyết. Hơn nữa, đã có một phiên tòa về vụ việc đó. Do đó chính những việc này cho thấy cần đảm bảo an ninh, không chỉ bởi đây là một điều bình thường. 2 vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra tại nhà tôi. Một là nó bị phóng hỏa, không chỉ một mà hai lần.
Hai là những kẻ tội phạm đột nhập, hãm hiếp vợ tôi. Chúng đều đã bị bắt, khởi tố và kết tội. Và mọi thành viên trong chính phủ, một khi Zuma trở thành Tổng thống, phải nêu lên vấn đề an ninh mà Tổng thống gặp phải. Tôi không nghĩ việc này có gì bất thường”.
Video đang HOT
Vụ hãm hiếp nêu trên được nhiều phóng viên Nam Phi biết tới, nhưng không được phép đăng tải do các điều luật về bảo vệ danh tính nạn nhân các vụ hãm hiếp.
Nhưng năm 1998, đài truyền hình quốc gia Nam Phi SABC từng đăng tải thông tin rằng, một người vợ của ông Zuma đã bị tấn công khi một nhóm nam giới xông vào nhà và lấy đi một số tài sản.
Hiện tại Nam Phi đang phải đối mặt với tình hình thất nghiệp tăng cao, khi số liệu chính thức công bố ngày thứ Hai cho thấy tỉ lệ này ở mức trên 25%. Trong khi đó những ước tính phi chính thức khẳng định tỷ lệ này là gần 40%.
Dù vậy, lịch sử chống phân biệt chủng tộc của đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) có khả năng vẫn sẽ giúp ông Zuma chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử đang diễn ra. ANC đã thắng toàn bộ 4 cuộc bầu cử gần nhất kể từ khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid bị loại bỏ năm 1994.
Theo Dantri
Thế giới tiếc thương người con ưu tú Nelson Mandela
Lãnh đạo nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã bày tỏ tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20.
Biểu tượng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã ra đi.
Trong tuyên bố đầu tiên sau khi nhận được tin về cái chết của ông Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự thương tiếc với người mà ông ca ngợi là có "phẩm giá, tính kiên cường" và "hy sinh cả tự do của mình để giành lại tự do cho người khác".
"Hôm nay ông ấy đã đi xa và chúng ta mất đi một trong những người có ảnh hưởng nhất, can đảm và tốt đẹp nhất. Ông không còn ở bên chúng ta nữa mà đã trở thành người thiên cổ", Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ nói.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Thủ tướng Anh David Cameron cũng lên tiếng ca ngợi người con xuất chúng của dân tộc Nam Phi.
"Nhiều người trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh vì nhân phẩm, sự công bằng và tự do cho người khác của ông", ông Ban Ki-moon nói.
"Một nguồn sáng vĩ đại đã tắt... Nelson Mandela là anh hùng của thời đại chúng ta. Tôi đã yêu cầu treo cở rủ tại số 10 (phố Downing - Dinh Thủ tướng Anh)", Thủ tướng Anh viết trên trang Twitter cá nhân.
Phát biểu trên đài Fairfax, Thủ tướng Australia Tony Abbott ca ngợi ông Nelson Mandela là một con người thực sự vĩ đại. "Nelson Mandela là người khai sinh một Nam Phi hiện đại. Đó là nhân vật thực sự vĩ đại.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người lãnh đạo nước Mỹ cùng thời điểm ông Mandela nắm quyền tại Nam Phi, khẳng định "lịch sử sẽ ghi nhớ Nelson Mandela là chiến sĩ đấu tranh vì phẩm giá và quyền tự do con người, vì hòa bình và hòa giải".
Còn ông Goodluck Jonathan, Tổng thống Nigeria - quốc gia đông dân nhất châu Phi, gọi ông Mandela là "biểu tượng của nền dân chủ thật sự... là nguồn cảm hứng cho nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới".
Tại Nam Mỹ, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff ca ngợi ông Mandela là "nhà lãnh đạo vĩ đại... chỉ lối cho những người chiến đấu vì công bằng xã hội và hòa bình trên toàn thế giới".
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius bày tỏ sự tôn kính ông Mandela, coi ông là "người cha của Nam Phi... động lực cho nền tự do và hòa giải".
Trước đó vào đêm qua theo giờ Việt Nam, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã công bố thông tin về sự ra đi của ông Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và là một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20.
"Ông ấy đã yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Dân tộc chúng ta đã mất đi một người con vĩ đại", Tổng thống Jacob Zuma nói.
Người con xuất chúng của dân tộc Nam Phi và người anh hùng của hàng triệu người dân trên thế giới đã qua đời ở tuổi 95 sau hơn 3 tháng được điều trị tích cực trong bệnh viện.
Ông trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994 sau 27 năm trong tù. Ông là một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất thế giới, người đã dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi, thay thế nó bằng một nền dân chủ đa chủng tộc.
"Tôi ca tụng lý tưởng dân chủ và xã hội tự do, nơi mọi người chung sống hòa hợp và có các cơ hội như nhau. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng được sống vì nó, sống để tạo dựng nó. Nhưng nếu cần, thì tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó", một câu nói nổi tiếng của ông khi dẫn dắt dân tộc Nam Phi bước qua bùn đen của chế độ Apartheid.
Sau khi rời khỏi chức tổng thống vào năm 1999, Mandela trở thành đại sứ nổi danh nhất của Nam Phi vận động chống lại HIV/AIDS và giành về cho nước ông quyền đăng cai Giải bóng đá thế giới World Cup 2010.
Ông cũng tham gia vào quá trình đàm phán hòa bình ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi và các nước châu Phi khác.
Ông rời chính trường vào năm 2004 khi bước sang tuổi 85 cũng với một câu nói nổi tiếng: "Đừng gọi cho tôi, tôi sẽ gọi cho quý vị". Thế nhưng trái tim ấy, khối óc ấy và con người vĩ đại ấy từ nay đã mãi mãi không thể gọi cho chúng ta.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Cảnh sát Thái Lan trông nhà cho người dân ăn tết Trong dịp Tết năm mới (Songkran) đang diễn ra Thái Lan, cảnh sát nước này đảm nhiệm việc trông nom 3.471 ngôi nhà, riêng Bangkok là 925 nhà cho người dân đi nghỉ lễ. Kế hoạch trông hộ nhà này do ông Pongsapat Pongcharoen - Tổng Thư ký Ủy ban Kiểm soát ma túy Thái Lan (ONCB) giám sát. Cảnh sát đã được...