Tranh cãi về quan hệ giữa Nelson Mandela với Israel
Tài liệu lưu trữ vừa được Israel công bố cho thấy mật vụ nước này từng huấn luyện Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào thập niên 1960, nhưng Quỹ Nelson Mandela đã bác bỏ thông tin vừa nêu.
Ông Nelson Mandela phát biểu trong một cuộc họp của đảng ANC – Ảnh: AFP
Theo báo Anh The Guardian, thông tin trên xuất phát từ một bức thư mật do Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) gửi cho Bộ Ngoại giao nước này cách đây hơn 50 năm. Bức thư được giải mật chỉ vài tuần sau khi Nam Phi chia tay vĩnh viễn nhà lãnh đạo mà tên tuổi gắn liền với cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc (apartheid).
“Qua mặt” Mossad
Bức thư trên tiết lộ việc huấn luyện cho ông Mandela được tiến hành vào năm 1962, khi ông rời Nam Phi để vận động lãnh đạo các nước châu Phi khác hỗ trợ tài chính và quân sự cho đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) trong cuộc đấu tranh chống chính phủ da trắng cầm quyền tại Nam Phi.
Ở Ethiopia, ông đã chủ động liên hệ với Đại sứ quán Israel tại đây. Bức thư đề ngày 11.10.1962 tiết lộ ông Mandela được huấn luyện quân sự và nhận vũ khí để chiến đấu chống nhà cầm quyền Nam Phi. Tên của ông khi làm việc với Mossad là David Mobsari, đến từ Rhodesia (nay là Zimbabwe). Các môn học được “những người Ethiopia” (mật danh của các điệp viên Israel) huấn luyện là đánh trận đôi công, phá hoại và sử dụng vũ khí.
Cũng theo bức thư, người có tên gọi Mobsari tỏ ra quan tâm đến cách thức lực lượng dân quân Do Thái Haganah, tiền thân quân đội Israel ngày nay, chiến đấu chống sự cai trị của Anh và lực lượng Palestine trong các thập niên 1930 và 1940, cũng như các phong trào bí mật của Israel. “Những người Israel đã cố gắng biến ông ta (Mandela) thành người ủng hộ chủ nghĩa phục quốc”, bức thư viết.
Theo báo Ha’aretz, Mossad đã không thể nhìn ra chân tướng của Mobsari cho đến khi ông bị bắt giữ vài tháng sau đó ở Nam Phi về tội chống chính quyền. Một dòng viết tay trên tài liệu ghi chú rằng Mobsari chính là Mandela. Cũng theo tờ báo này, bức thư được cất trong kho lưu trữ, và chỉ được phát hiện cách đây vài năm khi một sinh viên lục tìm tài liệu để làm luận văn về quan hệ giữa Israel và Nam Phi. Theo báo The Guardian, Bộ Ngoại giao Israel xác nhận có tài liệu này và khẳng định ông Mandela từng gặp một viên chức Israel tại Ethiopia hồi năm 1962, nhưng không đề cập đến Mossad hay bất kỳ hoạt động huấn luyện nào.
Thông tin gây tranh cãi
Bức thư đã gây tranh cãi ngay sau khi nó được công bố vào giữa tháng 12. Theo báo The Washington Post, Quỹ Nelson Mandela, tổ chức chính thức đảm trách việc quảng bá di sản của lãnh tụ Nam Phi, tỏ ra hoài nghi với thông tin từ bức thư. Trong một thông báo, quỹ trên khẳng định “không tìm thấy bằng chứng trong kho lưu trữ riêng của ông Nelson Mandela (bao gồm nhật ký và sổ ghi chép của ông vào năm 1962) cho thấy ông từng tiếp xúc với một điệp viên Israel trong chuyến đi chu du các nước châu Phi vào năm đó”.
Quỹ trên cho biết thêm rằng vào năm 1962, ông Mandela được huấn luyện quân sự bởi các tay súng chiến đấu vì tự do cho người Algeria ở Ma Rốc và từ Tiểu đoàn chống bạo động Ethiopia tại Kolfe, ngoại ô thủ đô Addis Ababa, trước khi quay về Nam Phi vào tháng 7.1962. Năm 2009, các viên chức của quỹ đã đến Ethiopia và phỏng vấn những người từng huấn luyện ông Mandela, song không ghi nhận bằng chứng nào về mối liên hệ với người Israel của nhân vật này.
Theo AP, việc công bố tài liệu trên dường như nhằm chỉ trích mối quan hệ gần gũi mà Israel thiết lập với giới lãnh đạo chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi. Sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, khi hàng chục quốc gia châu Phi cắt đứt quan hệ với Israel, nhà nước Do Thái đã thiết lập quan hệ quân sự thân cận với chính quyền apartheid của Nam Phi. Quan hệ giữa Tel Aviv với Pretoria thời hậu apartheid cũng không nồng ấm hơn. Chính phủ Nam Phi là những người ủng hộ nhiệt thành cho sự nghiệp của người Palestine. Năm ngoái, Pretoria đã quyết định hàng hóa nhập từ Israel ở khu vực Bờ Tây không được dán nhãn “sản phẩm Israel”. Đầu tháng 12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng hứng búa rìu dư luận do không sang Nam Phi dự lễ tang ông Mandela với lý do “chi phí cao”.
Ông Mandela bị chế độ apartheid cầm tù 27 năm trước khi được trả tự do và trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Ông từ trần ở tuổi 95 vào ngày 5.12.2013 tại Johannesburg sau một thời gian dài chống chọi bệnh viêm phổi.
Theo TNO
Thế giới tiễn biệt nhà lãnh đạo Nelson Mandela
Sau một loạt 21 phát súng tiễn biệt, toàn thể đội lính danh dự của Nam Phi đã tháp tùng thi hài của cố Tổng thống Nelson Mandela đến nơi an nghỉ cuối cùng theo nghi thức quốc tang, trước sự chứng kiến và tiếc thương của hàng nghìn quan khách khắp thế giới.
Buổi lễ diễn ra tại thị trấn Qunu, thuộc tỉnh Eastern Cape, quê nhà của Nelson Mandela đúng như di nguyện của ông. Nơi diễn ra lễ tang là một căn lều bằng bạt màu trắng khổng lồ, được dựng trên sườn đồi.
Lễ an táng Mandela diễn ra trang trọng và thành kính
Video đang HOT
Tới dự buổi lễ là khoảng 4500 quan khách, trong đó có nhiều chính khách quốc tế, những nhân vật nổi tiếng thế giới, từ thái tử Anh Charles tới nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey, Tổng thống nước chủ nhà Jacob Zuma, lãnh đạo đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền, cùng gia quyến của ông Mandela.
Quan tài của Mandela được phủ cờ Nam Phi và đặt trên những tấm da bò, vây quanh là 95 ngọn nến, tượng trưng cho số năm ông đã sống.
"Con người đang nằm tại đây là người con vĩ đại nhất của Nam Phi", phó chủ tịch ANC tuyên bố.
Lễ an táng đã khép lại một chương cuối cùng trong cuộc đời của một con người vĩ đại, người mà sự dũng cảm và tinh thân ngoan cường đã biến ông trở thành một biểu tượng toàn cầu của tự do và hy vọng. Đồng thời nó cũng khép lại 10 ngày tưởng nhớ ông, với hàng trăm nghìn lượt người dân Nam Phi đã tới để tỏ lòng thành kính, tri ân vị Tổng thống da màu đầu tiên của đất nước, bất chấp thời tiết mưa tầm tã hay nắng gay gắt.
Trước khi buổi lễ chính thức diễn ra, rất nhiều người tham dự đã hát hò, nhảy múa để mừng cho cuộc đời vĩ đại của Mandela.
Phần chính thức của lễ quốc tang kéo dài khoảng 2 giờ và được phát sóng khắp thế giới.
Công chúng tại địa phương không được tham dự do gia đình Mandela khẳng định đây là một buổi lễ của gia đình với những bạn bè thân thiết.
Nơi Mandela sẽ yên nghỉ nằm trên khu đất rộng mênh mông mà ông đã xây dựng tại Qunu sau khi được trả tự do năm 1990.
"Chính tại ngôi làng này tôi đã có những năm tháng hạnh phúc nhất của thời niên thiếu và là nơi tôi lần tìm lại những ký ức sớm nhất của mình", Mandela viết trong cuốn tự truyện về Qunu.
Được giám sát bởi những thành viên nam trong bộ tộc, lễ mai táng sẽ có một màn giết thịt một con bò - một nghi lễ được thực hiện tại nhiều thời điểm có tính cột mốc quan trọng trong cuộc sống của mỗi người thuộc bộ tốc của Mandela.
Bên cạnh đó, tên của ông trong lễ tang được gọi là Dalibhunga - tên ông được ban cho ở tuổi 16 để đánh dấu sự bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành.
Một số hình ảnh từ lễ tang của Nelson Mandela
Các quan chức quân đội tháp tùng thi hài Mandela sau khi tới Qunu
Đoàn xe tháp tùng thi hài Mandela tới địa điểm tổ chức lễ truy điệu
Theo phong tục của người địa phương, cháu trai Mandela (phải) luôn đi theo để nói với ông về hành trình về với quê hương
Dọc hai bên đường đoàn xe tang đi qua, người dân hát múa để tri ân
Một người dân địa phương hướng về căn lều nơi lễ truy điệu diễn ra và cầu nguyện
Hải quân Nam Phi mặc lễ phục đứng tri ân Mandela từ xa
Đoàn xe tháp tùng đến nơi tổ chức lễ truy điệu
Loạt súng tiễn biệt Mandela
Những người ủng hộ đảng ANC múa hát trước lễ truy điệu
Trong số khách mời có thái tử Charles của Anh
Tổng thống Sinn Fein Gerry Adams
Vợ chồng "nữ hoàng" truyền hình Mỹ Oprah Winfrey ngồi kế tỷ phú Anh Richard Branson (phải)
Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu
Vợ cũ của ông Mandela, bà Winnie Mandela (trái) và bà quả phụ Graca Machel (giữa)
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ngồi giữa hai người vợ của ông Mandela
95 ngọn nến tượng trưng cho số tuổi của Mandela
Một lá cờ được đặt trong khung và đặt lên quan tài của Mandela
Quan tài Mandela được đặt lên trên những tấm da bò theo nghi thức địa phương
Tổng thống Nam Phi Zuma khẳng định Mandela là suối nguồn của sự thông thái, một trụ cột của sức mạnh và biểu tượng của hy vọng
Tổng thống Malawi Joyce Banda nói lời tri ân Mandela
Con gái Mandela khóc trong lễ truy điệu
Theo Dantri
Phiên dịch viên cho ông Obama tại lễ tang Mandela bị tố 'bịa đặt' Phiên dịch viên diễn giải phát biểu của khách mời thành ngôn ngữ cho khán giả khiếm thính tại lễ tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào hôm 11.12 sử dụng toàn những ký hiệu "tự chế", các chuyên gia về thủ ngữ tố cáo. Phiên dịch viên cho người khiếm thính đang "chế biến" bài phát biểu của một...