Phụ huynh vào cuộc cùng con ôn thi tốt nghiệp THPT
Có người trở thành “thầy cô giáo” tại nhà của con, người lại chăm sóc miếng ăn giấc ngủ, giúp con chia sẻ tâm tư. Dù là cách nào, phụ huynh đều mong muốn con có sức khoẻ, kiến thức và tâm lý vững vàng “vượt vũ môn” vào tháng 8 tới.
Thành “thầy cô giáo” của con
Từ khi con học trực tuyến, bố mẹ được làm việc tại nhà để “ giãn cách xã hội”, anh Hoàng Văn Cường (Từ Liêm, Hà Nội) có nhiều thời gian kèm cặp, hỗ trợ cô con gái thứ hai đang học tập, ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới. Đều đặn mỗi ngày, ăn sáng xong, hai bố con sẽ cùng vào phòng học tập. Con học trực tuyến, bố làm việc. Anh Cường thường tập trung kết thúc công việc sớm khoảng 30-40 phút để cùng con xem lại bài vở đã học trong buổi sáng.
“Hai bố con thống nhất: cùng học, cùng làm việc cho có khí thế. Bố làm xong việc sẽ kiểm tra bài vở cho con, giúp con những bài khó… Cũng may, tôi vẫn còn nhớ kiến thức phổ thông nên không gặp khó khăn trong việc hỗ trợ con. Chỗ nào không nhớ thì ngồi học lại cùng con sau đó cùng con trao đổi, thảo luận.” anh Cường cho biết.
Dù không phải đến lớp nhưng con gái anh Cường vẫn có các bài “kiểm tra miệng đầu giờ” như khi đi học. Người kiểm tra không ai khác chính là bố. Anh chia sẻ, cách này giúp rèn luyện ý thức ngày nào cũng phải học bài vì bố sẽ kiểm tra bất ngờ không báo trước. Nếu không nắm được bài, nữ sinh lớp 12 sẽ bị bố phạt như làm việc nhà hay không được sử dụng Ipad.
“Nhiều lúc, con gái tôi bảo tôi còn nghiêm khắc hơn cả thầy cô giáo ở lớp.” anh Cường cười chia sẻ.
Là bạn với con
Phụ huynh vào cuộc, người thì hỗ trợ con học tập, số khác chăm sóc, lắng nghe nguyện vọng của con, giúp con bớt áp lực thi cử.
Trần Thị Thu Phương (Thạch Thất, Hà Nội) cũng chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT. Tuy nhiên, cô bạn “không lo lắng nhiều”. “Từ khi học trực tuyến, mình đã chủ động học và ôn tập kỹ lưỡng, đến đâu nắm được kiến thức đến đó. Mình cũng lờ mờ đoán kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ có nhiều thay đổi. Thông tin bây giờ đã rõ ràng và khá giống những gì mình nghĩ nên mình không bất ngờ lắm.” Phương chia sẻ.
Phương khá tự tin nên bố mẹ nữ sinh này bớt được phần nào lo lắng. Bố mẹ lao động phổ thông, không hỗ trợ nhiều cho Phương được trong học tập. Tuy vậy, bố mẹ luôn cố gắng chăm chút cho con gái nhiều nhất có thể trong những ngày học tại nhà. Mẹ Phương nấu những món ăn con gái thích, mua thêm sữa, hoa quả để Phương ăn khi học muộn. Rửa bát, lau nhà… những việc trước đây Phương thường làm, nay được mẹ “miễn giảm” để dành thời gian cho việc học.
Ngoài chuẩn bị cho kỳ thi THPT, Phương và bố mẹ còn “nhắm” sẵn một vài trường Đại học để nộp hồ sơ xét tuyển. Bố mẹ muốn Phương vào trường ĐH công lập về thương mại. Tuy nhiên, cô bạn lại có mong muốn khác.
“Mình ao ước vào ĐH FPT từ lâu rồi. Từ lớp 8, biết đến trường, mình đã thích ngay. Sau này, mình tìm hiểu và biết thêm trường dạy bằng 100% giáo trình nước ngoài, có nhiều hoạt động sinh viên hợp với đứa thích bay nhảy, tự do như mình. Sinh viên ĐH FPT hầu như ra trường ai cũng có việc làm. Vậy nên, mình quyết phải trở thành sinh viên ĐH FPT bằng được.” Phương chia sẻ. Biết nguyện vọng của con gái, bố mẹ Phương cố gắng tìm hiểu thêm suy nghĩ, tình cảm của con dành cho ĐH FPT. “Bố mẹ hỏi han mình vì sao muốn học ĐH FPT, trường có gì hay, thầy cô có giỏi không… Sau khi mình chia sẻ, bố mẹ đã hiểu nguyện vọng của mình, không phản đối hay bắt mình vào trường khác. Thỉnh thoảng, thấy thông tin về ĐH FPT trên TV hay báo chí, bố còn gọi mình ra xem và bảo “Trường con này”. Bố mẹ mình cho rằng, nộp hồ sơ vào ĐH FPT để trường xét tuyển học bạ, mình được giảm bớt áp lực thi cử cũng là một điểm tốt.”, nữ sinh lớp 12 kể.
Với Phương, dù không hỗ trợ được nhiều về kiến thức nhưng sự chăm sóc, thông cảm và hiểu con của bố mẹ là liều thuốc tinh thần đắc lực giúp cô bạn có thêm tự tin ôn tập và vượt qua kỳ thi THPT sắp tới.
Dù làm “thầy giáo” hay “làm bạn” với con trong mùa thi 2020 này, các bậc phụ huynh nên lưu ý cân bằng giữa kiến thức và sức khoẻ, giữa tầm quan trọng của thi cử và tâm lý của con. Đồng hành cùng con là làm sao để con “vượt vũ môn” và bước vào giảng đường ĐH trong tâm thế chủ động. Cho dù, đó là lựa chọn không giống mong muốn của bố mẹ, như Phương chọn ĐH FPT nhưng “miễn con thích và tự tin với lựa chọn đó”.
Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
- Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)
Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.
Ôn thi THPT môn Toán: Chuyên đề thường gặp về đồ thị
Trong đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây và trong hai đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, luôn có từ 5-10% số câu hỏi về đồ thị hoặc dẫn đến phải sử dụng bảng biến thiên hay đồ thị.
Ảnh minh họa
ThS. Vũ Xuân Nhâm, giảng viên bộ môn Toán trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết Trong đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây và trong hai đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, luôn có từ 5-10% số câu hỏi về đồ thị hoặc dẫn đến phải sử dụng bảng biến thiên hay đồ thị bao gồm các câu hỏi ở tất cả các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và luôn có câu hỏi vận dụng cao thuộc phần này.
Trong các câu hỏi về đồ thị, theo ThS. Vũ Xuân Nhâm, thí sinh cần thông thuộc đồ thị các hàm cơ bản như hàm đa thức bậc 3, hàm đa thức bậc 4 trùng phương hay hàm bậc nhất/bậc nhất, nắm được cách biến đổi đồ thị từ đồ thị ban đầu, ngoài ra cần có phương pháp giải các bài toán về sự tương giao của hai đồ thị, sự tiếp xúc của hai đồ thị hoặc một số dạng toán liên quan đến tiếp tuyến của đồ thị và đặc biệt là một số bài toán về xác định số nghiệm của phương trình dẫn đến phải sử dụng phương pháp đồ thị.
Bài giảng dưới đây giúp các em học sinh ôn tập lại các dạng câu hỏi thường gặp về đồ thị. Ngoài các em học sinh lớp 12 ra thì các em học sinh lớp 11 cũng có thể thu được nhiều điều bổ ích trong bài giảng này, khi theo dõi mục thứ hai đề cập đến các bài toán về tiếp tuyến với đồ thị.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Giáo viên, học sinh ôn tập "nước rút" Các nhà trường đang tăng tốc, ôn tập "nước rút", chuẩn bị kỳ thi THPT 2020 vào đầu tháng 8 tới. Chia nhỏ nhóm để ôn tập Chỉ còn vài tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức. Bên cạnh công tác đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, các trường cũng lên kế hoạch cùng học sinh cuối cấp...