Phụ huynh trường Phong Nẫm, Phan Thiết nhất quyết phản đối đóng tiền mua ti vi
Phụ huynh đồng loạt không đồng ý, biên bản sẽ thể hiện rõ sự phản đối này. Vì thế, chắc chắn những khoản cần thu, cần huy động sẽ không thể thực hiện được.
Năm nào cũng như năm ấy, cứ vào đầu năm học thì câu chuyện lạm thu ở nhiều trường học lại trở thành đề tài nóng trên các trang báo, các diễn đàn xã hội.
Ảnh phụ huynh cung cấp
Chưa có tiền ti vi mà số tiền phụ huynh phải đóng đã 2.321.088 ngàn đồng (Ảnh phụ huynh cung cấp)
Không ít trường học thu rất nhiều khoản tiền đầu năm khiến cha mẹ học sinh bức xúc nhưng khi được hỏi đến đều được nghe câu giải thích quen thuộc, đại thể như phụ huynh đã đồng ý hoặc nhà trường không thu, do Ban đại diện cha mẹ học sinh chủ trì và thu chi.
Nhiều vị cha mẹ học sinh bức xúc nhưng vẫn phải ngầm bồ hòn làm ngọt, vì trong cuộc họp phụ huynh dù không đồng ý nhưng không dám có ý kiến gì. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng vậy, phụ huynh phản ứng quyết liệt ngay trong cuộc họp mà khoản thu dù đã được chi hội phụ huynh lớp, Ban đại diện phụ huynh nhà trường thống nhất vẫn không thể triển khai.
Một trong những trường có phụ huynh dũng cảm đó là Trường Tiểu học Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Video đang HOT
Nhà trường gợi ý mua ti vi cho học sinh lớp 1
Chị H. một phụ huynh có con đang học lớp 1 tại trường nói rằng: “Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo lớp con tôi có nói để tạo thuận lợi cho việc dạy và học, lớp 1 cần có ti vi trong lớp. Cô còn khẳng định: cả thành phố trường nào cũng có hết rồi.
Sau đó, Chi hội phụ huynh lớp đứng lên trình bày rằng trước khi họp phụ huynh ở lớp chúng tôi đã có họp với Ban đại diện phụ huynh ở trường và mọi người muốn lớp 1 có ti vi để các cô dễ dạy các cháu hơn.
Bởi thế, Chi hội phụ huynh lớp đã thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường kêu gọi phụ huynh từng lớp đóng tiền mua ti vi.
Chúng tôi đâu yêu cầu học sách cải cách đâu mà buộc phải mua ti vi? Nhà nước cải cách thì phải hỗ trợ luôn phương tiện dạy học chứ?
Chị H. kể tiếp, sau khi nghe Chi hội phụ huynh lớp triển khai tinh thần phổ biến của nhà trường là học sinh lớp 1 học sách cải cách mới nên cần mua ti vi để hỗ trợ cô dạy hiệu quả hơn và hợp với chương trình mới hơn. Thế nhưng phần đông phụ huynh trong lớp con tôi nhất quyết không đồng ý.
Nhiều người đứng lên trong cuộc họp phụ huynh lớp để phản đối. Có người còn nói khá gay gắt rằng: chúng tôi có bắt buộc phải cho con học sách cải cách đâu mà giờ lại buộc phải mua ti vi mới học tốt?
Nếu cần ti vi thì chương trình cải cách mới hiệu quả hơn thì nhà nước phải hỗ trợ ti vi chứ sao lại bắt phụ huynh chúng tôi phải đóng tiền để mua?
Có phụ huynh còn nói, ở nhà bé nhà tôi đã coi ti vi nhiều rồi nên đi học chúng tôi mong muốn cô tập trung dạy cho bé đọc, viết và làm toán. Chúng tôi không muốn cho con coi ti vi nhiều.
Đến phần biểu quyết ai đồng ý ủng hộ tiền để lớp 1 mua ti vi trong lớp đã không có phụ huynh nào giơ tay đồng ý.
Thế là, việc kêu gọi phụ huynh đóng góp mua ti vi ở Trường Tiểu học Phong Nẫm đã không thực hiện được. Tuy thế, chị H. vẫn tỏ ra nghi hoặc:
“Giờ phụ huynh lớp con tôi không đồng ý trong cuộc họp nên chúng tôi không phải đóng tiền. Nhưng không biết sau này, nhà trường có lấy lý do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và chi hội phụ huynh lớp đã đồng ý để bắt chúng tôi đóng tiền nữa hay không?”.
Phụ huynh đoàn kết sẽ là sức mạnh
Nếu chúng ta theo dõi những trường học bị tố lạm thu thì trường nào cũng đưa lý do phụ huynh đã đồng ý (mà cũng chẳng sai khi phụ huynh trong lòng không đồng ý một vấn đề nào đó nhưng trong cuộc họp lại không có ý kiến gì).
Nay, phụ huynh đồng loạt nêu ý kiến không đồng ý thì biên bản sẽ thể hiện rõ sự phản đối này. Vì thế, chắc chắn những khoản cần thu, cần huy động nhà trường sẽ không thể thực hiện được.
Đừng sợ thầy cô giáo để ý và trù dập con mình chi có ý kiến trái chiều về thu chi vì chính thầy cô cũng nhiều người không đồng tình với các khoản thu, chi trong nhà trường nhưng vì sợ hiệu trưởng cũng đành phải triển khai tới phụ huynh.
"Quỹ lớp" đầu năm
Năm học mới bắt đầu bằng những thay đổi tích cực. Thứ nhất, buổi lễ khai giảng đã được trả về đúng với ý nghĩa của nó khi được tiến hành trước khi học sinh nhập học. Thứ hai, kể từ 1/7, học sinh tiểu học trường công toàn quốc được miễn học phí.
Ảnh minh họa
Nhưng bên cạnh niềm vui đầy tính nhân văn ấy, phụ huynh học sinh ở một số trường lại phải đối diện với phí "quỹ lớp". Cái lệ sinh ra các loại phí này khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Học đi đôi với hành. Nhưng khi học phí được giảm nhưng lại đi đôi với "lệ phí" tăng cao ở một số trường là điều đáng bàn.
Các trường học hiện nay đều đã và đang đồng loạt tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm. Dám khẳng định, không trường nào không có chuyện thu các khoản "quỹ lớp".
Đơn cử, một trường trung học cơ sở ở quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh, có một buổi họp phụ huynh sáng thứ Bảy (19/9) đã phải kéo dài vì tranh cãi "mặc cả" cái khoản "hành phí" này.
Hội phụ huynh lớp được thông báo một khoản liệt kê dài dằng dặc những thứ cần đầu tư như: lót sàn lớp học, lắp đặt máy lạnh, mua máy tính, mua máy chiếu, mua màn hình LCD... tổng cộng lên tới 108 triệu đồng. Khoản này được chia đều cho 27 phụ huynh học sinh của lớp.
Sau cả buổi sáng tranh cãi gay gắt, khoản này mới được giảm xuống còn 66 triệu đồng cho 8 hạng mục cần đầu tư. Nực cười nhất là hạng mục "thay bóng đèn", một thứ mà lẽ ra trường phải thực hiện đầu tư nhưng thay vào đó lại nã lên đầu phụ huynh học sinh.
Nhưng thắc mắc kiểu gì thì khoản này cũng sẽ không bị quy trách nhiệm về nhà trường. Tài tình ở chỗ, các trường đều có năng lực đặc biệt trong việc tổ chức được một Ban chấp hành Hội Phụ huynh học sinh có khả năng đứng ra làm giá đỡ cho những khoản thu phi lý này. Bất kỳ phản ánh nào, kể cả là báo cáo lên cấp trên hay công bố ra công luận đi nữa, trường cũng sạch trách nhiệm dựa trên lập luận "Đấy là ý của Ban chấp hành Hội Phụ huynh học sinh chứ trường có ép buộc đâu".
Cái lệ làng này chắc chắn cần phải được dẹp bỏ bởi khoản thu kiểu này tại một số trường còn cao hơn cả học phí. Nếu vin cớ miễn học phí với tiểu học nên không có tiền đầu tư thì phụ huynh học sinh thà đóng học phí mà miễn các loại phí khác còn hơn. Nhưng cớ trên cũng chỉ là cớ rất ẩu bởi ở các trường THCS, THPT dù có thu học phí đấy thì "phụ phí" vẫn tiếp tục được thu nghiễm nhiên.
Tất cả các khoản thu kiểu này hiếm khi được quyết toán, khấu hao theo đúng nguyên tắc kế toán. Đơn cử, đầu tư lắp đặt máy lạnh năm nào cũng thu. Vậy thì cái máy lạnh ấy dùng một năm là bỏ chăng? Tại sao không khấu hao để chia đều cho các năm trong cấp với mức thu thấp hơn nhiều lần mà phải thu một khoản lớn như vậy hàng năm?
Giờ thì cần nhắc tới trách nhiệm của ngành quản lý giáo dục. Nếu có chỉ thị cấm thu các khoản đóng góp thì chắc chắn phản ứng của phụ huynh học sinh sẽ có sức mạnh hơn. Nhưng liệu có ai chịu ra quyết định cấm ấy không, hay chính những người có thẩm quyền đi họp phụ huynh cho con mình cũng bấm bụng lặng lẽ...
Họp phụ huynh đầu năm: Tìm cách phối hợp hiệu quả để giáo dục học sinh Nội dung của cuộc họp CMHS đầu năm nhằm tìm cách phối hợp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 trong năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Họp CMHS đầu năm tại trường tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm) Phối hợp hiệu...