Phụ huynh TP Vinh chạy đua với thời gian vì trường đổi thời khóa biểu
Bắt đầu từ tuần này, hàng nghìn học sinh khối lớp 1,2 trên địa bàn thành phố Vinh sẽ học theo thời khóa biểu mới. Tuy nhiên, đây lại là một khó khăn cho phụ huynh khi rất khó bố trí giờ để đưa đón học sinh.
Khó cho phụ huynh
Trước kỳ nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương, đồng loạt các trường tiểu học ở thành phố Vinh đều tổ chức cuộc họp phụ huynh “bất thường” để thông báo lịch học mới dành cho học sinh khối 1 và khối 2.
Theo đó, nếu như trước kia, một tuần học sinh học 33 tiết thì nay thời lượng học sẽ giảm xuống 30 tiết. Đồng nghĩa với đó, một số buổi học, lịch học sẽ bị giảm.
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Trường Thi. Ảnh: SH
Tại Trường Tiểu học Lê Mao, trước thay đổi này, rất nhiều phương án đã được đưa ra. Ban đầu nhà trường dự kiến vào thứ 4, học sinh lớp 1,2 sẽ học 2 tiết buổi sáng. Sau đó các em sẽ được ra về. Riêng học sinh khối 3,4,5 sẽ học đến hết buổi.
Tuy nhiên, qua thăm dò, lịch học này không được phụ huynh đồng tình nên nhà trường chuyển sang chiều thứ 6. Vào ngày này, học sinh sẽ học buổi chiều 2 tiết (những em học thêm kỹ năng sống thì sẽ học thêm tiết 3). Sau khi hết tiết, phụ huynh sẽ có khoảng 20 phút để đón học sinh (trong giờ ra chơi). Phụ huynh cũng không được để con lại trường vì ảnh hưởng đến các lớp 3,4,5 vẫn đang còn học 2 tiết cuối.
“Tôi có hai cháu học ở trường, một cháu lớp 2, một cháu lớp 5. Bây giờ lịch học thay đổi, một cháu đón lúc 15h30 phút, một cháu đón 16h 30 phút thì rất bất tiện, ảnh hưởng đến công việc ở cơ quan”, một phụ huynh nói.
Các trường học khác, nhiều phương án khác cũng đưa ra. Như ở Trường Tiểu học Trung Đô, ban đầu nhà trường có ý định cho cháu về sớm vào chiều thứ 3 và thứ 5 (mỗi buổi học 3 tiết). Nhưng sau đó, qua bàn bạc, nhà trường quyết định cho các cháu học 2 tiết vào buổi sáng thứ 4 rồi được về sớm. Trường Tiểu học Hưng Bình thì nghỉ sớm vào thứ 7…
Video đang HOT
Ý kiến từ ngành giáo dục
Cô Phan Thị Hồng Mai – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Đô cho rằng, việc thay đổi lịch học này khó khăn cho cả phụ huynh và nhà trường. “Thực tế, nếu phụ huynh đến giờ chưa đến đón thì các cháu cũng phải ở lại trường và việc quản lý các em sau khi hết giờ khá vất vả”, cô Mai nói.
Việc thay đổi này trên thực tế cũng là điều “bâýtđắc dĩ” nhằm thực hiện theo hướng dẫn liên ngành về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày mới ban hành vào đầu tháng 4/2018. Theo văn bản này, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn học sinh lớp 1 – 2 chỉ dạy từ 28 – 30 tiết/tuần, học sinh khối 3, 4, 5 sẽ dạy từ 30 – 32 tiết/tuần. Số tiết theo kế hoạch giảm so với hướng dẫn về phân phối chương trình dịp đầu năm học mới.
Với địa bàn thành phố Vinh, lâu nay thành phố vẫn tổ chức dạy học 33 tiết/tuần và đồng loạt cho tất cả các cấp học nên việc học đã ổn định từ đầu năm học đến nay. Nay, khi chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm học, việc thay đổi số tiết dẫn đến thay đổi thời khóa biểu khiến cho việc tổ chức dạy học của các nhà trường, việc đưa đón học sinh của phụ huynh và chương trình học của học sinh bị ảnh hưởng, cắt xén.
Giờ ngoại khóa của học sinh Trường Tiểu học Hưng Bình. Ảnh: SH
Thời điểm này, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh cũng đã thông qua về kinh phí tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Theo đó, kinh phí dạy và học sẽ quy định là 70.000 đồng/tháng/em, thấp hơn mức quy định chung của các năm trước.
Đại diện các nhà trường cũng cho biết, việc sớm triển khai đã giúp các nhà trường giải quyết tình trạng “nợ đọng” lâu dài với các giáo viên. Tuy nhiên, việc tỉnh quy định số tiền này chỉ được chi trả việc dạy học 2 buổi/ngày mà không được dùng để triển khai các hoạt động ngoại khóa khác như các năm trước sẽ khiến cho các trường khó khăn trong công tác dạy và học. Trong khi đó, kinh phí để chi thường xuyên không có là bao.
Song Hoàng
Theo baonghean
Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM bức xúc vì phải học từ 6h sáng
Khung giờ giảng dạy mới của ĐH Bách khoa bắt đầu sớm nhất từ 6h sáng và kết thúc lúc 22h10. Nhiều sinh viên cho rằng khung giờ giảng dạy này rất bất hợp lý.
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo đổi khung giờ giảng dạy áp dụng từ học kỳ II năm học học 2018-2019.
Sinh viên bức xúc với khung giờ mới
Theo thông báo của trường, tiết một sẽ bắt đầu vào 6h sáng, tiết cuối cùng kéo dài đến 22h10. Các tiết học được sắp xếp liên tục cách nhau 10 phút, không có thời gian nghỉ giữa buổi.
Thông báo thay đổi khung giờ giảng dạy của ĐH Bách khoa TP.HCM. Ảnh: Sinh viên Bách khoa.
Dưới thông báo của trường, nhiều sinh viên bức xúc với cách sắp xếp khung giờ dạy học. Đa số ý kiến cho rằng lịch trường sắp xếp không khoa học, thời gian bắt đầu tiết một quá sớm, sinh viên không sẵn sàng học tập, trong khi đó giờ nghỉ trưa chỉ có 10 phút (tiết 6 kết thúc lúc 11h50, tiết 7 bắt đầu lúc 12h).
"5h hơn, sinh viên phải dậy, trở thành như người nông dân thực sự. Con học ở thành phố có khi còn dậy sớm hơn cha mẹ", tài khoản MK Vo bình luận.
Bạn Thùy Trang Phan cho rằng: "Cần lời giải thích cho khung giờ học như vậy, theo mình hơi phi khoa học".
Phạm Hoài Thư, sinh viên năm thứ tư, khoa Quản lý Công nghiệp của trường, cho biết trước đây, tiết một bắt đầu lúc 6h30 đã là rất sớm so với các trường khác, bây giờ lại đổi thành 6h sẽ khó khăn cho cho những bạn ở xa hoặc ở cơ sở hai (Thủ Đức) lên cơ sở một (quận 10) học.
Tương tự, bạn Ngô Mạnh Thắng, sinh viên khoa Máy tính, cho hay: "Trường xếp giờ các tiết học liền nhau như vậy là không hợp lý, không có thầy cô lẫn sinh viên nào chịu nổi. Giờ học lại bắt đầu quá sớm, sinh viên có đúng giờ thì vào cũng gật gù ngủ".
Sẽ bắt đầu học lúc 7h
Chiều 18/10, trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay đó chỉ là khung giờ hoạt động của nhà trường, khi bộ phận giáo vụ sắp xếp thời khóa biểu cho sinh viên sẽ lưu ý riêng.
Cụ thể, ông Thắng thông tin tiết một của trường bắt đầu lúc 6h nhưng thực tế trường sẽ không xếp lịch học của sinh viên vào tiết này. Thay vào đó, sinh viên sẽ vào học từ lúc 7h sáng.
"Trường xếp tiết một 6h, tức là lúc đó các bộ phận đã sẵn sàng phục vụ sinh viên nếu cần, hoặc trong trường hợp bất khả kháng, khẩn cấp, nhà trường vẫn có thể điều động. Thời khóa biểu của sinh viên sẽ bắt đầu vào tiết 2, tức lúc 7h. Tương tự, tiết trễ nhất trong ngày cũng không được xếp vào thời khóa biểu của sinh viên", ông Thắng thông tin.
Theo lời của trưởng phòng đào tạo, từ học kỳ 2 của năm học này, tiết một trong thời khóa biểu của sinh viên sẽ bắt đầu lúc 7h thay vì 6h30 như trước đây.
Mặt khác, ông Thắng cho biết khung giờ giảng dạy được xếp liên tiếp nhau, giữa các tiết có 10 phút giải lao và không có thời gian nghỉ giữa các buổi, nhưng trên thực tế, sẽ không có sinh viên/giảng viên nào được xếp lịch học/dạy với các tiết liên tục nhau.
"Về mặt kỹ thuật, chúng tôi chia khung giờ giảng dạy liên tục và đều nhau, nhưng thời khóa biểu của mỗi sinh viên/giảng viên sẽ không có tiết học liên tục trong thời gian buổi trưa. Như vậy, các em sẽ cân nhắc chọn giờ học nào cho hợp lý và ăn, nghỉ trưa thế nào cho phù hợp", ông Thắng nói.
Thông tin thêm về cách chia khung giờ giảng dạy mới, đại diện ĐH Bách khoa TP.HCM hy vọng sinh viên chủ động lựa chọn, sắp xếp và dành nhiều thời gian tự học tại trường. Vì trên thực tế, một buổi học của sinh viên Bách khoa thường chỉ kéo dài 3-4 tiết, đôi khi chỉ 2 tiết. Sau đó, sinh viên sẽ làm bài tập, học nhóm hoặc nghỉ ngơi tại các phòng tự học của trường.
"Trước đây, sinh viên dồn sức học liền 6 tiết trong một buổi rồi nghỉ buổi chiều và những ngày sau đó, như thế sinh viên rất mệt mà lại tiếp thu không hiệu quả. Với cách chia khung giờ giảng dạy và thời khóa biểu thời gian tới, sinh viên sẽ luôn có mặt tại trường, học với bạn bè hoặc tự học trong điều kiện đầy đủ Wi-Fi và phòng tự học", ông Thắng chia sẻ.
Theo Zing
Làm gì để hạn chế tình trạng bạo lực học đường? Thời gian qua, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những clip quay cảnh học sinh bị đánh ngay trong nhà trường, giữa ban ngày mà không ai can ngăn. Đã thế, nạn nhân do sợ hãi nên không dám báo sự việc với nhà trường, phụ huynh, thầy giáo, cô giáo nên mọi người chẳng hề hay biết, khiến dư luận...