Phụ huynh thở ngắn, than dài sau đợt kiểm tra đầu vào lớp 1

Theo dõi VGT trên

Thời điểm này một số trường tiểu học tư thục, dân lập tại Hà Nội đã tuyển đủ học sinh lớp 1, khác hẳn quy định của khối các trường công lập là từ 1/7 mới được tuyển sinh. Còn một bộ phận phụ huynh không khỏi choáng ngợp đợt xét tuyển được ví như thi đại học của một số trường này.

Chị Thu Cúc (ngõ 118, đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội) mới hôm nào còn háo hức định cho con vào học trường A (Khu đô thị mới Dịch vọng, Cầu Giấy) thì nay lắc đầu bởi vì “con bị loại ngay từ vòng gửi xe rồi”.

Phụ huynh thở ngắn, than dài sau đợt kiểm tra đầu vào lớp 1 - Hình 1

Lớp 1 vẫn còn gian nan. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Khi con tròn 5 tuổi, chị Cúc đã lựa chọn trường định cho con theo học. Khi xác định con vào trường A chị đã đến tham quan và tìm hiểu về trường. Từ trước Tết năm 2017, chị đã đăng ký cho con tham gia một lớp như “tiền tiểu học” do nhà trường tổ chức, với mức phí 4,5 triệu đồng. Nhưng khi con đến làm quen với trường, tiếp xúc với nhiều trẻ và phụ huynh, chị Cúc mới tá hỏa về những tiêu chuẩn mà con mình còn thiếu. Chị thấy trong lớp nhiều trẻ nói tiếng Anh thành thạo; đọc thông viết thạo bảng chữ cái, ghép chữ; làm trôi chảy các phép toán trong phạm vi hàng đơn vị, hàng chục; chưa kể một số cháu còn thể hiện khả năng nói lưu loát trước đám đông, đàn hay, vẽ có hồn… mà con chị không hề có sự “chuyên nghiệp” như vậy.

Con gái chị đến nay tròn 5 tuổi, con thường xuyên được anh chị dành thời gian cho đi chơi ngoài trời. Con có khả năng độc lập và hoạt bát nhưng để được như các cháu bé chị nhìn thấy vào trường thì không được. Đây là cú sốc đầu tiên đối với chị.

Tuy nhiên, sau khi nghe thông báo học phí chị mới ngã ngửa: “Trước khi đăng ký lớp tiền tiểu học, chị được thông báo sẽ có hai mức học phí: 6 triệu đồng/tháng và 8 triệu đồng/tháng. Nhưng sau khi đợt kiểm tra đầu vào kết thúc, nhà trường thông báo chỉ còn một mức học phí là 8 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền ăn, bán trú, xe đưa đón, chi phí học các môn nghệ thuật sau giờ học chiều… thì số tiền phải nộp sẽ lên tới 12- 14 triệu đồng/tháng. Vì theo chị Thu Cúc: “Rất khó có thể đón con từ 4 giờ 40 phút. Vì vào khoảng thời gian đó bố mẹ vẫn chưa thể về, trừ khi có ông bà ở cùng”. Vậy là sau hàng loạt những lý do, chị Cúc đành cho con học một trường gần nhà.

Còn chị Nguyễn Thị Mai (Tòa nhà N07B3, Khu đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) còn cùng với 5 phụ huynh khác mở lớp tại nhà, thuê giáo viên đến dạy tăng cường các con trước đợt xét tuyển vào trường. Mặc dù cho con theo cả lớp do trường tổ chức và lớp tăng cường ở nhà nhưng con chị đều không được như những bạn khác ứng thí.

Chị Mai chia sẻ: “Tôi không quá lo lắng về mức học phí nhưng điều tôi lo hơn cả là liệu con có thể học được trong môi trường mà các bạn khác tiếng Anh đã “bắn” như gió. Đồng thời thể hiện các khả năng nghệ thuật ở mức ưu tú. Liệu có làm con quá áp lực không?”.

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo của Hà Nội, nghiêm cấm các trường không được phép tổ chức bất kỳ hình thức thi tuyển nào. Thực tế, một số trường “lách luật” bằng cách mở các câu lạc bộ “làm quen với lớp 1″ giống như “camping summer” mà nhiều trung tâm ngoại ngữ, trường quốc tế đang thực hiện. Tuy hình thức không phải kiểm tra kiến thức nhưng phụ huynh đều ngầm hiểu sẽ phải chuẩn bị cho con những kỹ năng gì thì mới có thể vào trường học.

Video đang HOT

Như vậy, cuộc đua đầu vào lớp 1 ở những trường tư thục, dân lập vẫn luôn là “trận chiến ngầm” giữa nhiều phụ huynh kỳ vọng ở môi trường giáo dục tốt hơn ở khu vực công lập.

HA

Theo Báo Tin Tức

Tội quá, học trò ước mong được giảm tải

"Từ hồi học lớp 1 đến bây giờ, em vẫn thường ước mong lớp mình được giảm bớt vài bài hoặc giảm bớt vài môn. Như thế, áp lực học hành sẽ giảm đi rất nhiều" - N.H.T., học sinh lớp 8 ở Q.3 (TP.HCM), chia sẻ.

Tội quá, học trò ước mong được giảm tải - Hình 1

Áp lực học hành được xem là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột thầy - trò. Trong ảnh: học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM) chúc mừng thầy cô Ngày nhà giáo VN - Ảnh: NHƯ HÙNG

Không chỉ có sinh viên sư phạm hay những người trong ngành có nhiều "tâm tư", học sinh - một trong hai đối tượng chính của quá trình dạy và học - cũng đang muốn có nhiều sự thay đổi.

Trong đó, ước mong lớn nhất là: không phải học quá nhiều.

Thắc mắc biết hỏi ai

"Từ hồi học lớp 1 đến bây giờ, em vẫn thường ước mong lớp mình được giảm bớt vài bài hoặc giảm bớt vài môn. Như thế, áp lực học hành sẽ giảm đi rất nhiều" - N.H.T., học sinh lớp 8 ở Q.3 (TP.HCM), chia sẻ.

T. cho biết: "Chúng em phải học tất cả 11 môn nhưng môn nào cũng có rất nhiều bài tập và bài học. Mùa thi, có bữa em phải học đến 23h vẫn chưa hết bài, thực sự là rất mệt mỏi. Kế bên nhà em là bạn L., cùng tuổi với em nhưng bạn không học trường công lập mà học trường quốc tế. Bạn ấy chỉ học có 6 môn. Có thời gian, bạn ấy đi ra ngoài công viên, vào bảo tàng, có bữa lại ra chợ Bến Thành cùng với nhóm của mình để thu thập thông tin, làm dự án. Nếu học sinh trường công lập chúng em cũng được học như vậy thì thật thú vị".

Theo lời T.: "Em thắc mắc là nếu học sinh THCS chỉ học 6 môn thì có đủ kiến thức để vào đời không? L. cũng không biết giải thích thế nào. Nhưng với em, em cảm thấy rất sợ đến trường".

Tương tự, N.V.Nh. - học sinh lớp 6 ở một quận trung tâm TP.HCM - trình bày bức xúc: "Em rất ghét môn mỹ thuật vì không có khiếu môn này. Năm nay, vì vướng điểm môn mỹ thuật nên em không được học sinh giỏi. Thế nên em không thích cô giáo dạy mỹ thuật, cô thật khó khăn và cứng nhắc, bắt học sinh lớp em phải vẽ những chủ đề rất khó như vẽ những con người đang hoạt động, vẽ ngôi nhà nhưng phải có người ở bên trong... Có bữa cả buổi tối em loay hoay với bài tập vẽ mà vẫn không đạt. Vẽ xấu thì cô la mắng, chê bai làm em rất mắc cỡ với các bạn".

Đáng lo hơn, Nh. nung nấu trong đầu một ý nghĩ: "Sẽ tìm cách để cô giáo "quê" với mọi người một phen". Chị Ng., mẹ của Nh., cũng là một giáo viên, cho biết: "Khi phát hiện ra chuyện này, tôi thực sự lo lắng vì đây chính là mầm mống của những lộn xộn trong học đường từng xảy ra thời gian gần đây. Tôi phải giải thích cho con: không phải cô giáo ghét con, cũng không phải cô cố ý cho bài khó mà đó là nội dung chương trình. Cô giáo phải tuân theo nội dung này trong quá trình giảng dạy".

Chị Ng. kể: "Nhưng con tôi không đồng ý với cách giải thích của tôi. Nó bảo: có thể cô muốn con tiến bộ nhưng cô không được phép chê con trước mặt các bạn làm con mất mặt. Trên đời này, có mấy người có năng khiếu về vẽ nhưng vẫn thành công. Tôi thấy con mình nói không sai. Áp lực học hành quá tải của học sinh ngày nay bắt nguồn từ việc phải học quá nhiều thứ".

"Chạy nhanh lên, sợ rớt hết mỡ hả?"

"Con mong thầy thể dục lớp con đừng gọi con là 'ông mập' làm con rất buồn. Bữa trước, khi đang chạy về đích để chơi trò chơi, thầy đã hét lên với con: 'Chạy nhanh lên, sợ rớt hết mỡ hả?' làm các bạn chọc con hoài. Con không muốn học môn thể dục nữa".

(Tâm sự của một cậu bé lớp 5 ở nội thành TP.HCM)

Bài học phải gần gũi

Cùng nỗi khổ về môn mỹ thuật, bé V., học sinh lớp 4 ở TP.HCM, kể: "Cả học kỳ 2 năm nay em không vẽ được một bài nào hoàn chỉnh vì nó quá khó đối với em. Cô giáo nói nếu không hoàn thành 15 bài mỹ thuật thì em sẽ bị ở lại lớp. Bí quá, em mang bài về cho anh trai mình vẽ giùm. Anh trai em bảo: ngành giáo dục đã tạo điều kiện cho trẻ sống không trung thực, nhưng cuối cùng anh vẫn vẽ giùm em".

V. bày tỏ: "Em rất thích lịch sử vì em được đọc sách, đọc truyện, coi phim hoạt hình về những trận đánh của tướng Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh... từ hồi học lớp 1. Nhưng đến năm lớp 4, được học môn lịch sử rồi thì em lại thấy chán. Bài học môn lịch sử không hay như những gì em xem trên phim, trên truyện. Ví dụ lớp em phải học thuộc về cách tổ chức của Nhà nước Văn Lang, trong đó có lạc hầu, lạc tướng... rất khó nhớ vì lần đầu em biết đến những từ này".

Bà M., mẹ của V., cũng phân tích: Để học sinh đến trường cảm thấy vui vẻ, học hành hứng thú thì các nhà làm chương trình phải nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi xem các em quan tâm đến cái gì, mong muốn tiếp nhận những loại kiến thức nào... Khi đi học không vui, bị giáo viên ép phải thuộc bài, phải làm bài thì các em đâm ra ghét thầy cô, ghét nhà trường, các em sẽ có thái độ bướng bỉnh, cãi lại, thậm chí hỗn xược.

Bà cho rằng về phía giáo viên, thấy học sinh như vậy cũng dễ bực mình, nổi cáu, dễ có những hành động không hay, thiếu kiểm soát. Mà khi giữa thầy và trò đã khó chịu về nhau thì rất dễ xảy ra xung đột. Điều này cũng có thể lý giải nguyên nhân tại sao trong ngành GD-ĐT lại xảy ra hàng loạt câu chuyện không vui trong thời gian qua.

Đề xuất 10 giá trị định hướng cốt lõi cho giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế "Văn hóa giáo dục học đường ĐH VN trong thời kỳ phát triển và hội nhập" diễn ra sáng 27-4 tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Tại đây, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm chỉ ra rằng: Để khắc phục những vấn đề nổi cộm của văn hóa học đường VN phải thay đổi việc cải cách giáo dục với yêu cầu "toàn diện" thì không thể thực hiện theo kiểu "cuốn chiếu" như hiện nay. Căn cơ là cần một giải pháp tổng thể: xây dựng triết lý giáo dục phù hợp cho giai đoạn hiện tại trên cơ sở khắc phục những khuyết tật của triết lý giáo dục truyền thống.

Mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn có những yêu cầu riêng. Vì vậy, GS Thêm đề xuất đặt việc hiện thực hóa triết lý giáo dục trong bối cảnh của việc xây dựng hệ giá trị VN mới, trong đó 10 giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm là: dân chủ và pháp quyền; yêu nước và nhân ái; trung thực và bản lĩnh; trách nhiệm và hợp tác; tính khoa học và sáng tạo. Theo ông, các giá trị định hướng cốt lõi trong điểm này sẽ đảm bảo cơ sở cho văn hóa học đường, văn hóa giáo dục và triết lý giáo dục trở thành những giá trị thực tế.

Cũng tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ làm thay đổi mô hình đào tạo, phương thức tổ chức, quản lý, phương pháp giáo dục mà còn thay đổi cả trên bình diện văn hóa giáo dục học đường, nhất là đối với giáo dục bậc ĐH. Vì vậy các trường ĐH ở VN cần phải có sự đổi mới trong nhận thức tổ chức, trong phát triển đào tạo... ( TRẦN HUỲNH)

HOÀNG HƯƠNG

Theo tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với SubeoCường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với Subeo
06:28:18 13/02/2025
Bạn trai khoe ảnh H'Hen Niê không che, gọi 'vợ' đầy ngọt ngàoBạn trai khoe ảnh H'Hen Niê không che, gọi 'vợ' đầy ngọt ngào
08:02:23 13/02/2025
Video: Vợ Vũ Cát Tường nhảy tặng chú rể quá xuất sắc, Đông Nhi - Diệu Nhi rưng rưng xúc độngVideo: Vợ Vũ Cát Tường nhảy tặng chú rể quá xuất sắc, Đông Nhi - Diệu Nhi rưng rưng xúc động
07:46:09 13/02/2025
"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện
06:34:10 13/02/2025
Vụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động nãoVụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động não
09:20:51 13/02/2025
Động thái bất thường liên quan Chi Dân sau 3 tháng bị bắt vì ma túyĐộng thái bất thường liên quan Chi Dân sau 3 tháng bị bắt vì ma túy
06:12:17 13/02/2025
Giấy xét nghiệm giúp tài tử Nàng Dae Jang Geum tìm ra bí mật thân thế gây sốc, ai dè có cú twist không ngờGiấy xét nghiệm giúp tài tử Nàng Dae Jang Geum tìm ra bí mật thân thế gây sốc, ai dè có cú twist không ngờ
07:38:02 13/02/2025
Gần 1 triệu người xem Gil Lê xoa lưng Xoài Non: Thì ra đây là lý do khiến hot girl 2K2 mê tít!Gần 1 triệu người xem Gil Lê xoa lưng Xoài Non: Thì ra đây là lý do khiến hot girl 2K2 mê tít!
09:02:02 13/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Salah tiến gần đến việc chia tay Liverpool

Salah tiến gần đến việc chia tay Liverpool

Sao thể thao

10:30:02 13/02/2025
Mohamed Salah có nhiều khả năng rời Liverpool hơn là ở lại, khi Dejan Lovren tuyên bố rằng Liverpool không tôn trọng ngôi sao người Ai Cập. Hợp đồng của Mohamed Salah với Liverpool sẽ hết hạn vào mùa hè này.
Lời khai của kẻ thủ ác giết người chuyển giới để cướp tài sản

Lời khai của kẻ thủ ác giết người chuyển giới để cướp tài sản

Pháp luật

10:28:29 13/02/2025
Do cần tiền tiêu xài và trả nợ, Trần Nguyễn Hữu Thắng (SN 1998) đã rủ Nguyễn Chí Linh (SN 2002, cùng ngụ tỉnh Bến Tre) đi cướp tài sản và gây ra án mạng giết người.
Bạo đỏ xứ tỷ dân: Đỉnh lưu 31.000 tỷ của Cbiz nổi đóa trên sóng trực tiếp

Bạo đỏ xứ tỷ dân: Đỉnh lưu 31.000 tỷ của Cbiz nổi đóa trên sóng trực tiếp

Sao châu á

10:26:51 13/02/2025
Khoảnh khắc nổi nóng, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với người khác của ngôi sao hot nhất Cbiz hiện tại chiếm sóng MXH Weibo tối 12/2.
Không thời gian - Tập 41: Miên tích cực 'đẩy thuyền' cho Tâm và Đại

Không thời gian - Tập 41: Miên tích cực 'đẩy thuyền' cho Tâm và Đại

Phim việt

10:22:46 13/02/2025
Nhận thấy cả thủ trưởng và cô giáo Tâm đều dành tình cảm cho nhau nên Miên tích cực tác hợp cho hai người. Liệu Đại có nghe theo lời Miên để đối diện với tình cảm thật?
5 loại trà thảo mộc hỗ trợ giảm cân hiệu quả

5 loại trà thảo mộc hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Làm đẹp

10:18:48 13/02/2025
Sơn tra có vị chua, ngọt, tính ấm, quy vào kinh tỳ, vị, can, giúp tiêu thực và hóa tích. Sơn tra thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi và giảm mỡ máu.
Hầm chui Nguyễn Văn Linh ngập nặng sau 2 tháng thông xe

Hầm chui Nguyễn Văn Linh ngập nặng sau 2 tháng thông xe

Tin nổi bật

10:18:35 13/02/2025
Nhánh hầm chui đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7 (TPHCM) vừa đưa vào khai thác cuối năm 2024 đã xảy ra ngập nặng trong trận mưa trái mùa sáng 13/2 khiến giao thông tê liệt.
Làm sao để không bị tái nám da sau điều trị?

Làm sao để không bị tái nám da sau điều trị?

Sức khỏe

10:16:10 13/02/2025
Sau một vài ngày, da sẽ bắt đầu bong tróc, bộc lộ lớp da mới đều màu hơn. Các chất hóa học được sử dụng trong peel da gồm acid glycolic, acid salicylic, acid TCA (acid trichloroacetic).
Vụ việc chàng trai cưới 2 người ở Quảng Nam: 2 cô gái làm việc với cơ quan chức năng

Vụ việc chàng trai cưới 2 người ở Quảng Nam: 2 cô gái làm việc với cơ quan chức năng

Netizen

10:13:15 13/02/2025
Liên quan việc chàng trai đính hôn với 2 cô gái do làm cả hai mang bầu, cô gái tên D. cho biết về mặt tình cảm, cái gì cầm lên được thì bỏ xuống được
Cảnh báo bùng phát sốt xuất huyết ở châu Mỹ

Cảnh báo bùng phát sốt xuất huyết ở châu Mỹ

Thế giới

10:02:00 13/02/2025
Năm 2024, khu vực châu Mỹ ghi nhận hơn 13 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 22.684 trường hợp được phân loại là nghiêm trọng (chiếm 0,17%) và 8.186 trường hợp tử vong, với tỷ lệ tử vong là 0,063%.
Chưa bao giờ Hòa Minzy lại như thế này

Chưa bao giờ Hòa Minzy lại như thế này

Sao việt

10:00:47 13/02/2025
Mới đây, Hòa Minzy gây chú ý khi xuất hiện tại một sự kiện giải trí. Giọng ca gốc Bắc Ninh chiếm spotlight vì mái tóc màu cam rực rỡ, phong cách thời trang năng động cá tính khác hẳn trước kia.
Chưa hết hoa mận Mộc Châu, netizen đã rục rịch cho Lễ hội Hoa sơn tra 2025 ở Mường La: Gợi ý 3 lịch trình cho bạn lựa chọn

Chưa hết hoa mận Mộc Châu, netizen đã rục rịch cho Lễ hội Hoa sơn tra 2025 ở Mường La: Gợi ý 3 lịch trình cho bạn lựa chọn

Du lịch

09:35:55 13/02/2025
Ông hoàng spotlight đang gọi tên hoa mận Mộc Châu, nhưng chỉ ít lâu nữa hoa sẽ tàn để chờ ngày đơm quả và khi đó du khách đến Sơn La hẳn sẽ chú ý đến Lễ hội Hoa sơn tra 2025 ở Mường La.