Phụ huynh thiết kế bài giảng điện tử đáp ứng trẻ “nghiện” thiết bị công nghệ
Để giúp các con học tập trong thời gian nghỉ học dài ngày, nhiều phụ huynh đã tự mày mò, thiết kế các bài giảng điện tử giúp các con học hành.
Ngay từ đầu tháng 2, khi học sinh nghỉ học ở nhà để chủ động phòng tránh dịch bệnh, việc học trực tuyến đã được nhiều trường lựa chọn và thực hiện đến bây giờ. Để tăng thêm lựa chọn cho học sinh, hiện nay một số tỉnh đã triển khai việc dạy học qua truyền hình.
Thế nhưng việc dạy trực tuyến và dạy qua truyền hình chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao với học sinh THCS và học sinh THPT. Còn với học sinh tiểu học thì việc học tập trực tuyến tại nhà sẽ khá khó khăn và bắt buộc phụ huynh phải đồng hành cùng con.
Ảnh minh họa
Trước thực tế là không biết khi nào các con mới quay trở lại trường học, học online thì chủ yếu cô giáo giao bài tập cho các con làm mà không có tương tác nhiều với học sinh, nên nhiều phụ huynh nghĩ đến phương án là tự mày mò công nghệ để dạy con.
Từ ngày các con nghỉ học, sau khi đi làm về nhà nhiều phụ huynh đã tự mày mò, thiết kế các bài giảng điện tử giúp các con học hành.
“Các bài học đánh vần đều được tôi chuyển thể thành thơ, thậm chí còn biến tấu thành các hình ảnh hoạt hình vui nhộn qua phần mềm tôi tìm kiếm được trên mạng. Qua vài buổi, con gái tôi tỏ ra rất thích thú với những gì mẹ hướng dẫn và con tiếp thu cũng khá nhanh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để làm được điều này, tôi cũng phải mày mò các công cụ hỗ trợ, các phần mềm sẵn có và tham khao thêm ý kiến nhiều người khác. Cả ngày đi làm bận rộn thì việc tiếp cận với công nghệ mới để dạy con là điều bố mẹ phải cố gắng và thực sự kiên nhẫn”, chị Phạm Thị Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.
Chị Phạm Thị Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) chủ động thiết kế bài giảng cho con.
Chị Thảo tâm sự chị chưa bao giờ coi công nghệ là kẻ thù vì như vậy sẽ phải chiến đấu rất vất vả. Thay mình chiến đấu với nó mình chủ động thiết kế những bài giảng lý thú, bổ ích, tạo hứng thú cho con.
Ở góc độ khác, do tính chất công việc, nhiều cha mẹ khác đang sẵn sàng đáng đổi, dùng các thiết bị công nghệ để “mua chuộc” con trẻ, để trẻ ngoan ngoãn ngồi yên nhưng lại không lường hết hệ lụy của việc này.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: “Khi trẻ sử dụng nhiều các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy vi tính, ti vi… sẽ dẫn đến rối loạn khả năng chú ý và nhận thức, không tập trung. Các rối loạn này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời điểm phụ huynh cho trẻ sử dụng.
Bên cạnh đó, tâm tính của trẻ cũng có nhiều thay đổi, dễ cáu gắt, gây hấn với cha mẹ, trẻ chỉ chú ý vào các thiết bị này và thờ ơ với xung quanh. Xem ti vi, máy vi tính nhiều sẽ làm trẻ lười vận động… gây ra hàng loạt hệ lụy”.
Cũng theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phương Anh, để biến bất lợi thành cơ hội nhiều phụ huynh đã dành thời gian tìm hiểu về công nghệ, tham gia khóa học phim hoạt hình 3D… dù ban đầu không khỏi bỡ ngỡ.
Bố mẹ hãy chủ động hơn nữa trong việc thay đổi, dấn thân tìm hiểu để biến công nghệ thành người bạn hữu ích trong mùa dịch.
Theo infonet
Đừng để đi học rồi lại phải nghỉ học
Tại một số địa phương trong cả nước, học sinh THPT vừa đi học lại được gần một tuần, học sinh các cấp khác dự kiến sẽ đi học lại từ ngày 16.3 theo như các thông báo trước đó.
Còn tại TP.HCM, học sinh từ lớp 11 trở xuống dự kiến trở lại trường từ 16.3, riêng lớp 12 sẽ học sớm hơn, từ 9.3 mặc dù địa phương này mong muốn gần 2 triệu học sinh được nghỉ học cho đến hết tháng 3...
Học viên cao học và sinh viên hệ vừa học vừa làm Trường ĐH Luật TP.HCM đi học trở lại ngày 2.3 sau khi kê khai thông tin y tế
Thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng dịch
Xung quanh câu chuyện cho học sinh tiếp tục nghỉ học để phòng dịch bệnh Covid-19 hay phải trở lại trường ngay để theo kịp chương trình, thì mỗi nơi có quyết định riêng tùy theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19 cũng như khả năng nhận định tình hình của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuẩn bị cho việc trở lại trường thì cần nghiêm túc thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế, trong đó đặc biệt là kê khai thông tin y tế của từng người học. Bởi nếu không làm kỹ động tác này, việc đi học trở lại sẽ như một cuộc đánh cược "5 ăn 5 thua", bởi vốn dĩ hầu hết phụ huynh đều không yên tâm cho con em trở lại trường trong lúc này, trong khi đó, phía các cơ sở giáo dục thì luôn ở thế bị động, không có kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh, dễ rơi vào tình trạng lúng túng khi xảy ra sự cố dù nhỏ nhất, đến lúc đó, không chỉ có phụ huynh hoang mang, mà chắc chắn trường học còn lo lắng gấp bội.
Bằng chứng dễ thấy vừa qua là trường hợp xảy ra tại tỉnh Hậu Giang ngày 2.3. Một học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Vị Thanh bất ngờ bị sốt ngay trong buổi sáng buổi đầu tiên đi học lại sau thời gian tránh dịch Covid-19, khiến nhà trường phải cho cả lớp nghỉ học buổi chiều. Sau đó qua tìm hiểu, nhà trường nắm được thông tin gia đình em này có người thân từ vùng dịch Hàn Quốc về, đã nhanh chóng báo với ngành chức năng, đưa học sinh này đến trung tâm y tế để kiểm tra và nhận định ban đầu em này chỉ bị... viêm họng, nên sau đó thông báo trở lại cho các học sinh đi học bình thường vào ngày hôm sau 3.3. Riêng học sinh bị sốt, phụ huynh xin cho nghỉ vài ngày để ở nhà chữa trị. Đáng kể hơn, tối 2.3, UBND tỉnh Sơn La cũng ra quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ thêm đến ngày 17.3 sau khi học sinh THPT và sinh viên của tỉnh đi học trở lại ngày đầu tiên, lý do là có lưu học sinh Lào đang theo học tại Trường CĐ Y tế Sơn La có biểu hiện viêm đường hô hấp (ho, không sốt). Trong khi trước đó, tỉnh thông báo cho học sinh từ mầm non, tiểu học và THCS đi học lại vào ngày 9.3, còn học sinh THPT và sinh viên thì đã cắp sách đến trường từ 2.3. Và mới nhất là vào ngày 4.3, gần 1.000 học sinh của Trường THPT Hà Văn Mao, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa phải nghỉ học khi có một nam sinh lớp 11 bất ngờ có những biểu hiện ho, hơi đau họng, hơi tức ngực, đau đầu nhẹ trong buổi sáng ngày 4.3. Ngay lập tức, nam sinh đã nhanh chóng được đưa tới khu cách ly để theo dõi y tế, gần 1.000 học sinh của trường cũng được cho nghỉ học để tiến hành phun khử khuẩn cả trường. Qua tìm hiểu, được biết nam sinh này có yếu tố tiếp xúc với người nhà là H.V.D đi lao động ở Kyoto (Nhật Bản) về từ hôm 24.2. Trường hợp này cũng đã được chính quyền địa phương đưa vào diện cách ly tại nhà để theo dõi, hiện sức khỏe H.V.D và cả nhà nam sinh đều bình thường. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật huyện Bá Thước cũng đã phối hợp với Trạm Y tế xã Điền Quang tổ chức phun tiêu độc, khử trùng 9 nhà dân gần nhà anh H.V.D và nhà nam sinh theo quy định...
Tránh bị động, lúng túng
Trong cả ba trường hợp nói trên, số lượng học sinh ảnh hưởng không lớn, nhưng đã phần nào làm xáo trộn và hoang mang cho người dân tại ít nhất các địa phương nói trên, nếu đến khi học sinh, sinh viên đến trường cùng lúc, thì tình hình sẽ càng căng thẳng và khó kiểm soát hơn. Qua đây có thể thấy, các vụ việc trên như "hồi chuông" cảnh báo các trường cần phải tăng cường kiểm soát dịch tễ học sinh, sinh viên, tránh để xảy ra những trường hợp bị động, lúng túng như các sự cố tại Thanh Hóa, Sơn La và Hậu Giang.
Theo các chuyên gia y tế, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra như hiện nay, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Trường cần thông báo đến từng phụ huynh, học sinh để thực hiện khai báo thông tin y tế, từ đó có sự hướng dẫn cụ thể để các học sinh trở lại trường an toàn. Việc yêu cầu công khai thông tin có thể thực hiện trong các group liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường, mà đầu mối là giáo viên chủ nhiệm từng lớp, hoặc tốt nhất là các phần mềm khảo sát online thống nhất của ngành giáo dục để việc khai báo thông tin đầy đủ và khoa học hơn. Trong đó, yêu cầu khai rõ các thông tin như: Học sinh và các thành viên trong gia đình có đến các vùng đang có dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày cụ thể nào đó; Có người thân đến hay về từ các vùng dịch; Học sinh và gia đình có tiếp xúc với những người nghi ngờ nhiễm Covid-19; Tình trạng sức khỏe hiện tại của học sinh và những người trong gia đình (có các biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, đau họng...). Việc khai báo này cần thực hiện trước khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, chứ nếu để các em đến trường rồi mới khảo sát thì cũng không có ý nghĩa. Bởi nếu gặp trường hợp học sinh, sinh viên chưa khai báo thông tin y tế, khi đi học trở lại có em bị các biểu hiện sức khỏe như nói trên (mà chính em này từng tiếp xúc với những người có nguy cơ nhiễm bệnh) rồi nhà trường mới xử lý thì sẽ nhiều rủi ro, khó kiểm soát.
Nhi ề u tr ườ ng Đ H, C Đ cho sinh vi ê n ngh ỉ đế n h ế t th á ng 3
Nhiều trường ĐH, CĐ đã thông báo cho sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 3 để phòng tránh dịch Covid-19. Theo đó, hiện các Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Học viện Cán bộ TP.HCM, Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn,... đều đã thông báo cho sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 3.
Trước đó, trong buổi làm việc với UBND TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã đề xuất UBND TP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP nghỉ học đến hết tháng 3. Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, việc sinh viên đi học trở lại và một lượng lớn sinh viên sống tập trung trong ký túc xá là mối nguy hại dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh.
Hiện ngoài các trường nói trên, ĐH Quốc gia TP.HCM và hầu hết các trường ĐH còn lại đều có thông báo cho sinh viên, học viên nghỉ học đến ngày 8.3.
THÙY TRANG
Theo baovanhoa
Nhiều phụ huynh chưa muốn học sinh trở lại trường đầu tháng 3 tới Tối qua (27/2), nhiều trường đã tổ chức thăm dò ý kiến phụ huynh về thời điểm cho học sinh trở lại. Và phần đa phụ huynh đã "nói không" với ngày đi học trở lại 2/3 tới. Chiều 27/2, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP về việc cho học sinh đi học trở lại sau...