Phụ huynh tham gia thảo luận khi chọn SGK
Ngày 13.1, Sở GD-ĐT TPHCM đã hướng dẫn các trường tiểu học, THCS việc tổ chức lựa chọn SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022.
Giáo viên nghiên cứu các bộ SGK để đề xuất lựa chọn – HỒNG PHONG
Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia thảo luận khi chọn sách
Theo đó, để lựa chọn SGK, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu kỹ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (ngày 26.12.2018) của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình tổng thể và chương trình các môn học.
Ngoài ra, trường học cần phổ biến các clip thông tin do Bộ GD-ĐT và các nhà xuất bản cung cấp, các văn bản liên quan, tiêu chí lựa chọn SGK của UBND TP.HCM cũng như SGK lớp 1, 2 và 6 đã được các nhà xuất bản cung cấp theo danh mục Bộ GD-ĐT phê duyệt hoặc bản mẫu SGK được đăng tải trên trang thông tin của các nhà xuất bản để lấy ý kiến giáo viên.
Sau khi nghiên cứu các nội dung trên, cán bộ quản lý, giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh chuẩn bị ý kiến cá nhân để tham gia thảo luận trong cuộc họp tổ chuyên môn và cuộc họp lựa chọn SGK của trường…
Video đang HOT
Phải đảm bảo đủ sách trước khi bắt đầu năm học
Trong hướng dẫn việc tổ chức lựa chọn SGK, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, yêu cầu khi đề xuất lựa chọn SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6, các trường thực hiện theo 3 bước.
Trước hết tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK. Bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất một SGK cho mỗi môn học. Báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục SGK do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn.
Sau đó, các trườngtổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó, tổ trưởng tổ chuyên môn và Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất. Từ đó lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học, báo cáo về phòng GD-ĐT quận, huyện danh mục SGK đề xuất lựa chọn.
Căn cứ theo đề xuất của các trường, phòng giáo dục quận, huyện tổng hợp, báo cáo Sở danh mục SGK đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự SGK có số lượng lựa chọn từ cao xuống thấp.
Sở lưu ý phòng giáo dục tham mưu cho UBND quận, huyện về kinh phí, cơ sở vật chất trong đó có tính đến kinh phí cho SGK dự phòng và sách dùng chung ở thư viện. Đặc biệt phải dự kiến số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng (bao gồm cả số lượng dự phòng) để đảm bảo có đầy đủ SGK trước khi bắt đầu năm học mới.
Gấp gáp, cẩn trọng thử nghiệm dạy SGK lớp 2 và lớp 6
TP HCM đang tiến hành dạy thử nghiệm sách giáo khoa cho năm học mới, cụ thể là sách lớp 2 và lớp 6. Trong đó, mỗi quận - huyện sẽ dạy thử một số môn
Theo hiệu trưởng các trường được chọn dạy thử nghiệm, quá trình thử nghiệm không phải để đánh giá hay đưa ra kết luận gì về bộ sách giáo khoa (SGK) mà mục đích để giáo viên (GV) làm quen với phương pháp dạy cũng như chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng.
Giáo viên trực tiếp góp ý với nhóm biên soạn
Ông Trần Trọng Khiêm - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Tân Phú, phụ trách giáo dục tiểu học - cho biết quận Tân Phú được chọn dạy thử nghiệm 2 môn là đạo đức và tự nhiên xã hội lớp 2 thuộc bộ SGK "Chân trời sáng tạo".
Quá trình dạy thử nghiệm là sự tương tác trực tiếp giữa nhóm tác giả bộ SGK và các GV. Ban giám hiệu các trường cũng như phòng GD-ĐT không góp ý và đưa ra tổng kết gì. Vì mỗi quận, huyện chỉ chọn một số trường và dạy một số môn trong khi quá trình thực nghiệm là dạy tất cả các môn của cùng một bộ sách nên theo ông Khiêm, quá trình này chỉ để GV dựa theo SGK xây dựng kế hoạch giảng dạy, SGK chỉ như một công cụ tổ chức bài giảng.
Trong khi đó, một số trường tiểu học tại quận 7 được chọn dạy thử nghiệm môn toán chương trình lớp 2. Theo một GV tại quận 7, trước đó, một số GV được chọn để góp ý bản mẫu và SGK lớp 2. Sau quá trình góp ý sẽ tiến hành đưa vào dạy thử nghiệm.
"Khi dạy thử nghiệm, GV cũng được quyền góp ý nếu thấy chỗ nào chưa phù hợp, cần điều chỉnh. Từ thực tế lớp học và khả năng tiếp thu của HS, các em gặp những vướng mắc gì, GV còn băn khoăn gì trong quá trình triển khai thì trực tiếp góp ý với nhóm tác giả" - GV này thông tin.
Lứa học sinh lớp 1 năm nay sẽ tiếp tục học SGK mới khi lên lớp 2. Ảnh: TẤN THẠNH
Cần ràng buộc trách nhiệm GV
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, tính đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố quá trình thực nghiệm các bộ SGK mới thế nào, trong khi thời gian đến năm học mới không còn nhiều. Trước đây, khi chương trình phổ thông 2000 triển khai, quá trình dạy thực nghiệm phải tiến hành gần 2 năm.
Thậm chí có cán bộ phụ trách tiểu học thời kỳ này tại TP HCM phải trực tiếp đi phát tờ rơi để cho từng phụ huynh hiểu về chương trình. Cán bộ phụ trách giáo dục tiểu học tại một phòng GD-ĐT cho biết: "Trước những sai sót trong bộ SGK lớp 1, quá trình thực nghiệm SGK lớp 2 và lớp 6 càng không thể gấp gáp, vội vàng. Đây phải là quá trình khoa học và công khai cho dư luận được biết. Việc dạy thử nghiệm cũng phải tiến hành ở những quận, huyện; các trường có điều kiện khác nhau mới có thể đánh giá khách quan, công tâm" - vị này cho biết.
Ở một góc độ khác, ông Trần Trọng Khiêm cho rằng trong điều kiện thời gian đến năm học mới không còn nhiều và quá trình dạy thực nghiệm bị rút ngắn thì hội đồng thẩm định sách càng phải thận trọng hơn và trách nhiệm rõ ràng hơn. Đối với SGK lớp 2 và lớp 6 lần này, các cơ sở giáo dục cũng có niềm tin hơn với đội ngũ biên soạn vì ít nhất họ đã có kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1. Tuy nhiên, không thể chủ quan, phó mặc cho bộ phận nào vì lựa chọn SGK là trách nhiệm của ba bên, nhóm biên soạn, thẩm định và GV. "Rõ ràng GV có thời gian thảo luận, lựa chọn nên cần phải đưa ra chính kiến của mình" - ông Khiêm nói.
Dù TP HCM đang trong quá trình chuẩn bị tổ chức lựa chọn SGK cho năm học 2021-2022 nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay đa số các trường vẫn chỉ tiến hành dạy thử nghiệm các môn khác nhau của cùng một bộ SGK. Lý giải điều này, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 4 cho rằng trước đây ở SGK lớp 1, hầu hết các trường tiểu học tại quận này lựa chọn một bộ. "Vì vậy, ở bộ SGK lớp 2 cũng sẽ không thay đổi gì nhiều trong việc góp ý và lựa chọn" - vị này nói.
TP HCM hướng dẫn chọn SGK
Theo công văn của Sở GD-ĐT TP HCM về lựa chọn SGK cho năm học mới, việc lựa chọn sách phải để cán bộ quản lý, GV, đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu kỹ. SGK được lựa chọn cũng phải phù hợp tiêu chí của UBND TP HCM. Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông tổng hợp các kiến nghị của GV, HS, cha mẹ HS về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 (nếu có) và gửi ý kiến bằng văn bản về Phòng GD-ĐT, hạn cuối ngày 15-1. Các phòng GD-ĐT tổng hợp gửi về sở trước ngày 20-1.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý gỡ khó cho ngành giáo dục Trà Vinh Sáng 11/1, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Trà Vinh về tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 (CTGDPT mới). Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh. Ông Ngô Chí Cường - Bí thư Tỉnh...