Phụ huynh phát sốt khi con được hẹn tiêm phòng 6 mũi vaccine/tháng
Có nên tiêm nhiều mũi vaccine trong cùng 1 tháng hay tiêm 2 – 3 mũi vaccine trong cùng 1 lần tiêm? Đó là những băn khoăn của phụ huynh khi cho trẻ nhỏ đi tiêm phòng sau một thời gian dài nghỉ dịch Covid-19.
Ảnh minh hoạ
Sau thời gian cách ly xã hội vì dịch Covid-19, các trung tâm tiêm chủng đều trở nên đông hơn do nhiều trẻ nhỏ đã nghỉ tiêm phòng một thời gian dài.
Chị Nguyễn Thanh Thuý (Tân Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Bé gái nhà mình đã 9 tháng tuổi và 2 tháng qua mình nghỉ tiêm phòng cho con. Nay mình đưa con đi tiêm phòng và thấy khá bất ngờ vì bác sĩ hẹn lịch tiêm cho con dày đặc. Bác sĩ giải thích rằng, bé nhà mình đã bị chậm nhiều mũi tiêm nên giờ phải tiêm bổ sung cho kịp lịch tiêm phòng”.
Chị Thuý tỏ ra lo lắng khi bác sĩ hẹn lịch tiêm những 6 mũi tiêm cho bé chỉ trong vòng 1 tháng. Cụ thể là tiêm các mũi: Phế cầu (2 mũi); cúm (2 mũi); Sởi; Viêm não Nhật Bản.
Video đang HOT
“Mình thực sự lo lắng. Tiêm nhiều mũi trong một tháng như vậy có an toàn cho trẻ hay không? Phải chăng, đây là “chiêu” để móc túi phụ huynh. Chưa kể, tiền vaccine tiêm phòng cho trẻ bây giờ khá đắt. Mỗi lần cho con đi tiêm, mình đều hết cả triệu đồng” – chị Thuý chia sẻ.
Cũng cùng tâm trạng như chị Thuý, chị Bùi Như Quỳnh (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) cho biết, bé nhà chị cũng được bác sĩ thông báo là bị chậm lịch tiêm phòng. Vì thế, mỗi lần tiêm phòng, bác sĩ luôn chỉ định bé tiêm 2 mũi/lần ở hai chân hoặc hai tay. Chị Quỳnh cảm thấy không yên tâm và cho rằng, đây là cách làm “nước rút” của trung tâm tiêm phòng, sau những tháng này vắng khách vì covid-19.
Trước những băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh, Phụ nữ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với BSCK Phạm Thị Ngoan, Chuyên khoa Nội nhi, Bệnh viện An Việt, người có gần 30 năm làm công tác tiêm chủng.
BSCK Phạm Thị Ngoan, Chuyên khoa Nội nhi, Bệnh viện An Việt đang thăm khám sức khoẻ cho bệnh nhi
Theo đó, bác sĩ Ngoan cho rằng, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ tiêm nhiều mũi vaccine trong một tháng. Trẻ hoàn toàn có thể tiêm được nhiều loại vaccine một tháng sau thời gian nghỉ dịch để đảm bảo tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.
Về việc phụ huynh băn khoăn có nên tiêm cùng một lúc 2 mũi vaccine hay không, BSCK Phạm Thị Ngoan cho biết đa số các loại vaccine bây giờ không có tương tác khi tiêm cùng nhau nên một lần trẻ có thể tiêm được 2-3 mũi là bình thường.
Việc tiêm đúng lịch cho trẻ là rất quan trọng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, để tiêm ngừa vaccine hiệu quả, cần tuân thủ nguyên tắc “chích ngừa sớm, đúng lịch, đủ mũi”. Lịch tiêm phòng được các nhà sản xuất vaccine nghiên cứu rất kỹ lưỡng căn cứ trên nguy cơ mắc bệnh (lứa tuổi nào dễ mắc), khả năng tạo miễn dịch của cơ thể và hiệu lực của vaccine. Từ đó, khuyến cáo thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cho bé với mục tiêu là làm thế nào để cơ thể bé có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm càng sớm càng tốt. Vì thế, việc tiêm trễ mũi có thể khiến trẻ bị mắc bệnh trước khi kịp tiêm vaccine.
Ngoài ra, BSCK Phạm Thị Ngoan cho rằng, cha mẹ cũng không cần lo lắng vì hiện giờ các bác sĩ luôn thực hiện khám sàng lọc trước tiêm để kiểm tra tình trạng của trẻ. Sau đó, các bác sỹ sẽ cùng trao đổi với cha mẹ về những vấn đề sức khoẻ của trẻ, từ đó mới đưa ra chỉ định về số lượng và chủng loại vaccine phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khoẻ của trẻ.
Thêm bằng chứng cho thấy vắc xin MMR không gây tự kỷ
Báo cáo đánh giá được công bố trên Thư viện y học Cochrane mới đây cho thấy không có mối liên hệ giữa vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR) với bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Nhiều người từ chối cho con tiêm MMR vì tin rằng loại vắc xin này có thể gây bệnh tự kỷ - ẢNH: AFP
Báo cáo tổng hợp dữ liệu từ 138 nghiên cứu trên toàn cầu đối với 23 triệu trẻ em từ năm 2012 đến nay. Trong đó, khoảng 63% các nghiên cứu đánh giá tác hại tiềm tàng của vắc xin này, 37% còn lại xem xét về hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa các bệnh tương ứng.
Theo dữ liệu từ 2 nghiên cứu với 1,2 triệu trẻ em tham gia, tỷ lệ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có tiêm vắc xin MMR và trẻ không sử dụng là tương tự nhau. Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy loại vắc xin này không kích hoạt bệnh tự kỷ ở những trẻ có nguy cơ.
"Chúng tôi cho rằng đây là bằng chứng về sự an toàn và hiệu quả của vắc xin MMR trong việc tiêm chủng hàng loạt", tiến sĩ Carlo Di Pietrantonj, công tác tại Đơn vị dịch tễ học khu vực về bệnh truyền nhiễm SeREMI (Ý), chia sẻ.
Vắc xin MMR được cấp phép sử dụng vào năm 1971. Nghiên cứu năm 1998 của bác sĩ Andrew Wakefield (Anh) được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho rằng vắc xin này gây ra tự kỷ ở trẻ em.
Hàng chục nghiên cứu sau đó đều không tìm thấy sự liên quan giữa căn bệnh tự kỷ với vắc xin MMR. Tuy nhiên, quan điểm của bác sĩ Wakefield đã lan rộng ở nhiều quốc gia trong thời gian dài và được những người "anti-vaccine" (chống tiêm chủng) sử dụng như một trong những lý lẽ thuyết phục nhất.
Với thống kê hơn 140.000 người đã chết vì bệnh sởi chỉ trong năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem việc từ chối tiêm vắc xin hoặc miễn cưỡng sử dụng vắc xin là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu trong tương lai.
Gián đoạn tiêm chủng vì dịch Covid-19, nguy cơ dịch bệnh khác tấn công trẻ Giải pháp tạm ngừng tiêm chủng để phòng dịch Covid-19 như "con dao hai lưỡi" khi trẻ được bảo vệ trước dịch mới nổi thì lại đối mặt với nguy cơ bị các loại bệnh nguy hiểm khác tấn công. Dịch Covid-19 đã bùng phát trên quy mô toàn cầu, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của nhân loại. Để ứng phó với...