Phụ huynh phàn nàn về sách tiếng Việt lớp 1: Nhiều từ không phù hợp với trẻ, đọc trúc trắc, méo mồm nhưng vẫn không ra tiếng

Theo dõi VGT trên

Theo dõi chương trình sách tiếng Việt lớp 1 mới, nhiều phụ huynh cho rằng có nhiều từ là thanh trắc, âm vực cao khiến học sinh khó đọc ra tiếng.

Cha mẹ dạy con phải tra từ điển

Chị L, hiện có con đang học lớp 1 (TP.HCM) cho biết, khi kèm con học ở nhà, chị đã tham khảo bộ sách mới của con, trong đó bộ môn tiếng Việt có rất nhiều từ mới, lạ. Ngay sau đó, vợ chồng chị đã phải tra từ điển, hoặc lên mạng tìm kiếm mới hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, nhiều từ vẫn làm khó anh chị, vì không hiểu chính xác nghĩa để giải thích cho con.

Trích dẫn cụ thể, chị L lấy ví dụ, trong bài số 31 (tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều) cho học sinh học đến vần “ua, ưa” thì sách có đưa vào dạy các chữ có chứa vần này, trong đó có chữ “dưa đỏ”. Theo chị L, từ này không hoàn toàn chính xác. Chị lý giải, từ này dùng để chỉ loại quả, thông thường hay nói là “dưa hấu đỏ” hoặc chỉ gọi là “dưa hấu” chứ chưa thấy ai dùng từ “dưa đỏ”.

Phụ huynh phàn nàn về sách tiếng Việt lớp 1: Nhiều từ không phù hợp với trẻ, đọc trúc trắc, méo mồm nhưng vẫn không ra tiếng - Hình 1

Từ “dưa đỏ” khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Ngoài ra, ở bài 33 – “Thỏ thua rùa” của cuốn sách viết: “Thỏ nghĩ rùa sẽ thua. Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ” khiến chị L cũng vô cùng băn khoăn, từ “nhá” có ý nghĩa như thế nào. Với cách viết như vậy, chị đã phải tra từ điển tiếng Việt, đồng thời lên mạng tìm kiếm câu trả lời nhưng càng khiến chị thêm băn khoăn.

“Tôi tra từ điển, xem trên mạng thì từ “nhá” có nghĩa là nhai kỹ cho giập, cho nát (thường vật dai, cứng, khó ăn). Việc đưa từ này khiến tôi còn khó hiểu, huống hồ gì các con mới chỉ học lớp 1!”, chị L cho biết thêm.

Hay như trong bài 17 sách tiếng Việt lớp 1 (bộ Kết nối tri thức) cũng khiến nhiều phụ huynh thắc mắc liên quan đến phần học âm “g”. Theo đó, học sinh được giới thiệu nhiều chữ có âm này, đặc biệt có chữ “gụ” cũng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn “gụ là gì”. Khi tra từ điển phụ huynh mới biết đây là một loại cây gỗ.

“Thực ra đây là những từ rất khó, kể cả nhiều người lớn cũng không biết. Nếu đưa từ “gụ” này trong câu ghép như “gỗ gụ”, “sập gụ”… thì may ra chúng tôi mới hiểu được nghĩa. Còn đưa một từ đứng riêng lẻ như vậy là làm khó học sinh. Với các em mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt, theo tôi chỉ nên bắt đầu dạy những từ phổ thông, phổ biến và dễ hiểu nhất có thể”, chị N chia sẻ.

Cùng cảnh ngộ, chị T cũng cho biết, chị đã dạy cho con bài số 21 có đoạn văn về bé Bi trong bài “Bé Li giúp mẹ”. Trong bài có câu “Bé nhè” khiến chị và con gái 6 tuổi của mình không hiểu được từ “nhè” có nghĩa gì?

Học sinh khó đọc vì gặp phải loạt từ khó

Chị D. (Cao Bằng) cho rằng, mới vào đầu năm mà học sinh lớp 1 phải đọc những câu như “cá đẻ ở hồ, gà đẻ ở bờ đê” – líu cả lưỡi, rồi còn bắt trẻ nối chữ với hình ảnh. “Tôi thật sự khó hiểu. Sách dạy trẻ đọc cả “lồ ô” trong khi người lớn chắc gì biết loại cây này”, chị D cho biết thêm.

Bên cạnh đó, phụ huynh này cũng chỉ ra hàng loạt những bài tập đọc được cho là khó đọc đối với học sinh lớp 1 (bộ sách Cánh diều) như:

- Bài “Bể cá” (trang 31): “Ba Hà để bể cá ở hè. Bể có cá, có cò, le le. Cò ở bể cá là cò đá. Le le là le le gỗ”.

- Bài “Bé kể” (trang 35): “Bà bế bé Lê. Bé bi bô: “Dì… giò…”. Đó là bé kể: Dì Kế giã giò. Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ”.

Video đang HOT

- Bài “Nhà cô Nhã” (trang 39): “Nhà cô Nhã ở bờ hồ. Hồ nhỏ, nhà nho nhỏ. Hồ có cá mè, ba ba. Nhà có na, nho, khế”.

- Bài “Bi nghỉ hè” (trang 43): “Nghỉ hè, Bi ở nhà bà. Nhà bà có gà, có nghé. Ổ gà be bé. Gà có ngô. Nhà nghé nho nhỏ. Nghé có cỏ, có mía”.

Bài “Nhà dì” (trang 45): “Nhà dì Nga có pi a nô. Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì, nghe pi a nô. Dì Nga pha cà phê. Bố mẹ có cà phê. Bi có phở. Bé Li có na”.

Bài “Đi nhà trẻ” (trang 55): “Chị Trà cho bé Chi đi nhà trẻ. Qua chợ, chị chỉ cho bé cá trê, cá mè… Ở nhà trẻ, Chi nhớ mẹ. Chị Trà dỗ: “Bé nhè thì cô chê đó”. Bé nghe chị”.

Bài “Bé Lê” (trang 73): “Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm. Bé chỉ: “Cò… cò…”. Ti vi có cá mập. Bé la: “Sợ!”. Má bế bé, vỗ về: “Cá mập ở ti vi mà”. Má ấm quá, bé chả sợ nữa”.

Phụ huynh phàn nàn về sách tiếng Việt lớp 1: Nhiều từ không phù hợp với trẻ, đọc trúc trắc, méo mồm nhưng vẫn không ra tiếng - Hình 2

Một trong những bài học trong sách Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi.

Nhiều bài học chưa phù hợp?

Nhiều phụ huynh cho rằng, nhiều bài tập đọc trong cách bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 hiện nay không chỉ dài, yêu cầu học sinh đọc trơn mà nội dung bài đọc còn mang tính “phản giáo dục”.

Cụ thể, một phụ huynh đưa ra dẫn chứng, trong phần tập đọc “Sơn và Hà” bài 71 môn tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh diều) viết: “Giờ kiểm tra, Sơn vừa chép đề vừa lẩm nhẩm: giỏ có 8 con cá thờn bơn. Cho bớt 5 con, còn 4. Hà thì thầm: “Còn 3 chứ”.

Cô Yến đến bên Hà:

Hà để bạn tự làm đi

Hà lễ phép: Dạ!

Sơn ngẫm nghĩ, em chợt nghĩ ra và nắn nót viết: 8-5=3″.

Phụ huynh phàn nàn về sách tiếng Việt lớp 1: Nhiều từ không phù hợp với trẻ, đọc trúc trắc, méo mồm nhưng vẫn không ra tiếng - Hình 3

Nhiều người cho rằng, sách giáo khoa lớp 1 năm nay gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh. (Ảnh minh họa)

Theo phụ huynh này, việc Sơn đã được Hà nhắc đáp án chứ không phải “chợt nghĩ ra” rồi viết đáp án trong bài làm của mình. Ngoài ra, trong bài Hai con ngựa cũng khiến nhiều phụ huynh phản ánh về việc nội dung không phù hợp khi cho rằng, chú ngựa ô “có lý lắm” để nói về việc chú ngựa tía trốn việc nhà bằng cách “chủ nhà mà giục em làm, em sẽ trốn”.

Cùng quan điểm với bậc phụ huynh trên, chị N. hiện cũng có con đang học lớp 1 cho hay: “Việc để các con là học sinh lớp 1 đọc những bài như thế này, dường như đang làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt. Thậm chí mang tính phản giáo dục vì khi còn nhỏ đã được học những bài học chưa đúng, có lẽ khi dạy phần này ở lớp cô giáo nên giải thích lại cho các con hiểu lẽ phải”.

Đồng thời, chị N cũng cho rằng, đất nước chúng ta có cả một kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện dân gian (cổ tích, truyền thuyết, thần thoại…) đã ăn sâu vào cảm thức người Việt tự ngàn đời nay. Nếu các nhà biên soạn sách đưa vào sách giáo khoa lớp 1 thì học sinh sẽ tiếp thu bài dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhiều câu chuyện trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không rõ tính giáo dục

Không ít phụ huynh, giáo viên lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không thể hiện rõ tính giáo dục.

Nhiều câu chuyện trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không rõ tính giáo dục - Hình 1

Câu chuyện trong sách khiến phụ huynh lo lắng - NGHĨA HIẾU

Không chỉ phàn nàn về những từ ngữ đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 chưa phù hợp, phương ngữ, ít người biết, các phụ huynh còn lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn mà học sinh lớp 1 được học.

Dạy tính lừa lọc, mưu mẹo?

Một bạn đọc có con học lớp 1 đã chụp hình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh diều) bài 63- Ôn tập với phần Tập đọc là truyện dân gian Việt Nam có tên Cua, cò và đàn cá với nội dung như sau:

" Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết.

Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá".

Từ nội dung câu chuyện trên, bạn đọc hoang mang: "Nếu để ôn tập, rèn kỹ năng đọc, vốn từ thì kho tàng truyện dân gian có hàng ngàn câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Cớ sao các nhà biên soạn sách lại lấy một câu chuyện có tính chất lừa lọc, mưu mẹo, gian xảo để cho học trò đọc và học. Tên câu chuyện là Cua, cò và đàn cá nhưng không thấy xuất hiện "nhân vật cua", con tôi thắc mắc hỏi "cua đâu bố?", tôi thật sự không biết giải thích với con thể nào? Và đã đành hẹn để đọc lại rồi giải đáp chứ không dám trả lời theo logic câu chuyện là bởi vì cò trước khi lừa cá thì đã lừa và "chén" cua rồi".

Nhiều câu chuyện trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không rõ tính giáo dục - Hình 2

Một bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều) - NGHĨA HIẾU

Học gì qua câu chuyện dạy nhau cách trốn việc?

Tương tự, chị Nguyễn Quỳnh Trang, phụ huynh lớp 1 ở Q.12 (TP.HCM) phản ứng về câu chuyện Hai con ngựa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều) ở trang 157:

" Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:

- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?

Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng

- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.

Ngựa ô lẩm bẩm: "Có lí lắm"

Phụ huynh học sinh này nói: "Dạy học sinh các từ chăm chỉ, lười biếng nhưng lại lấy một câu chuyện phản giáo dục, với chiêu trò của 2 con ngựa chỉ nhau cách trốn việc, làm việc thiếu trách nhiệm. Học sinh sẽ học, phát triển tư duy năng lực thế nào từ những câu chuyện tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 như thế này?. Tôi thật sự lo lắng".

Nội dung câu chuyện bị cắt xén, xuyên tạc?

Khi biên soạn giáo trình văn học cho thiếu nhi, phần văn học dân gian, tôi có nói đến thể loại ngụ ngôn. Ngụ ngôn mang tính trí tuệ hàn lâm hơn là tính chất bình dân. Ngụ ngôn thường sử dụng hình tượng loài vật như một ẩn dụ về một triết lý. Điều này làm cho ngụ ngôn khác biệt với truyện loài vật. Ngụ ngôn không lấy loài vật làm đối tượng miêu tả (đặc điểm tự nhiên và mối tương quan với xã hội con người) như truyện loài vật mà chỉ dùng loài vật như một phương tiện minh hoạ cho bài học triết lý.

Hình tượng của ngụ ngôn không là hình tượng trực quan sống động mà là hình tượng của suy tư trừu tượng. Cho nên sẽ có loại ngụ ngôn trẻ em hiểu được và loại không thể hiểu được. Loại hiểu được là những truyện đơn giản nằm trong tiềm năng và phạm vi trải nghiệm của trẻ. Còn loại không thể hiểu được là những truyện hoàn toàn thuộc trải nghiệm của người lớn khi con người phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề của cuộc sống: dối trá, lọc lừa, thủ đoạn... Những truyện này nếu áp đặt cho trẻ em, không chỉ trẻ em không hiểu được mà còn tác động ngược. Do tính chất hàm ẩn rất trừu tượng của hình tượng gián tiếp, cho nên cái sai, cái xấu bị phê phán trong ngụ ngôn nhiều khi tác động trực tiếp vào trẻ em làm cho trẻ em tự đồng hóa mình với nhân vật. Không chừng trẻ em thấy lười biếng, lừa lọc, dối trá... tốt hơn là thật thà, siêng năng mà với lứa tuổi ấy, thầy cô rất khó nói sao cho chúng hiểu.

Tôi hiểu những người soạn sách tiếng Việt 1 mới muốn tích hợp học chữ với học trải nghiệm cuộc sống qua ngụ ngôn, nhưng sự tích hợp ấy là vội vàng và hoàn toàn sai lầm. Không nhất thiết phải biến trẻ mới 6 tuổi thành người lớn nhanh, vì như vậy là bóp chết tuổi thơ hồn nhiên. Mà sự lớn nhanh theo tác động tiêu cực từ trong những mẩu chuyện ấy thì là một thảm họa của xã hội. Đó là chưa nói, các mẩu chuyện gọi là "phỏng theo" Lev Tolstoy hay La Fontaine đã bị các nhà soạn sách cắt xén, xuyên tạc hoàn toàn khác với nguyên bản. Trong trường hợp ấy, thầy cô nếu không biết nguyên bản sẽ còn hiểu sai và dạy sai, huống hồ là đặt vào quá tầm đón nhận của trẻ em.

Tôi thật sự bất ngờ là truyện ngụ ngôn lại chiếm một dung lượng lớn trong sách tiếng Việt 1. Cái chữ với trẻ em đã trừu tượng, lẽ ra chính câu chuyện và hình ảnh trực quan sẽ làm cho cái chữ trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu, đằng này người viết sách chủ quan ném truyện ngụ ngôn vào đó làm cho cái trừu tượng thêm trừu tượng và rắc rối, phức tạp hơn nữa. Đó là mục tiêu phát triển năng lực theo nghĩa đánh thức và phát huy tiềm năng của lứa tuổi hay thách đố trí tuệ trẻ em?

Tiến sĩ Chu Mộng Long - (Trường ĐH Quy Nhơn)

Giáo viên nói gì về nội dung câu chuyện?

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, chia sẻ: "Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc câu chuyện trong sách là không an toàn, không thoải mái nếu có con học cuốn sách này. Con tôi sẽ được giáo dục thế nào khi đây khi não bộ của một đứa trẻ 6 tuổi chưa đủ khả năng để suy nghĩ đặt ngược lại vấn đề. Ở lứa tuổi này khi đọc bài tập đọc sẽ ám thị và sẽ là cách ứng xử nên nếu đưa ra một tình huống sai thì có thể dẫn đến cách ứng xử theo tình huống đó".

Vì vậy, theo bà Diễm Quyên, với học sinh lớp 1, đang học và luyện từ thì cần thiết nên dùng ngữ liệu là những câu chuyện đẹp, có ngôn từ đẹp, định hướng tốt, giáo dục lối sống, kỹ năng. Và không kho tàng văn học dân gian hay hiện đại, trong nước hay trên thế giới đều không hề thiếu. Và có thể lấy từ chính những câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày đề giáo dục học sinh

Còn giáo viên Huỳnh Lê Ý Nhi (Q.Tân Phú, TP.HCM) bày tỏ quan điểm: "Nội dung câu chuyện không có tính giáo dục. Bởi lẽ trẻ em sẽ bắt chước sự gian dối, lừa lọc. Hãy cứ dạy trẻ thật thà, ngay thẳng và biết giúp đỡ người khác. Những bài học đầu đời rất quan trọng vì nó để lại dấu ấn sâu đậm, khó quên trong tâm trí mỗi người".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ giáo viên đang dạy bị 2 người đàn ông kéo ra giữa sân trường xé áo làm nhụcNữ giáo viên đang dạy bị 2 người đàn ông kéo ra giữa sân trường xé áo làm nhục
10:18:45 24/12/2024
Bắt tạm giam Tổng Giám đốc và 4 cựu lãnh đạo Công ty CP Du lịch Giang Điền ở Đồng NaiBắt tạm giam Tổng Giám đốc và 4 cựu lãnh đạo Công ty CP Du lịch Giang Điền ở Đồng Nai
09:27:59 24/12/2024
Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm
09:09:44 24/12/2024
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhânVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhân
07:58:01 24/12/2024
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"
06:29:50 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vóc dáng nóng bỏng top 5 Người đẹp Hình thể tại Hoa hậu Quốc Gia Việt Nam

Vóc dáng nóng bỏng top 5 Người đẹp Hình thể tại Hoa hậu Quốc Gia Việt Nam

10:57:38 24/12/2024
Các cô gái trong top 5 Người đẹp Hình thể tại Hoa hậu Quốc Gia Việt Nam 2024 được đánh giá cao về vóc dáng, nhan sắc, nhận được sự quan tâm của khán giả.
Con dâu U40 nặng 320kg cược cả mạng sống để sinh con, bác sĩ thông báo 4 chữ, mẹ chồng oà khóc

Con dâu U40 nặng 320kg cược cả mạng sống để sinh con, bác sĩ thông báo 4 chữ, mẹ chồng oà khóc

Netizen

10:56:58 24/12/2024
Gần đây, các trang tin tức truyền thông của Trung Quốc chia sẻ lại câu chuyện về một bà mẹ từng nặng 320kg khi mang bầu, đánh cược mạng sống để sinh con lấy nhiều nước mắt, sự đồng cảm từ người đọc.
Sao Hàn 24/12: Song Joong Ki 'cuồng' con gái, Bi Rain xin lỗi khán giả

Sao Hàn 24/12: Song Joong Ki 'cuồng' con gái, Bi Rain xin lỗi khán giả

Sao châu á

10:53:16 24/12/2024
Song Joong Ki tiết lộ bản thân là người cuồng con gái, Bi Rain xin lỗi khán giả, tuyên bố dừng kênh Youtube cá nhân.
Giảm cân 'thần tốc' chỉ 10 ngày sau sinh, bà xã Đăng Khôi khiến fan hết lòng xin bí quyết

Giảm cân 'thần tốc' chỉ 10 ngày sau sinh, bà xã Đăng Khôi khiến fan hết lòng xin bí quyết

Làm đẹp

10:53:16 24/12/2024
Hiện tại, Thủy Anh tập trung chăm sóc gia đình và hỗ trợ công việc cho chồng. Cô cũng chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho nhiều bà mẹ về việc duy trì lối sống lành mạnh, giúp nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
Sao Việt 24/12: Tự Long khoe quà các 'anh tài' tặng sinh nhật, Việt Anh khác lạ

Sao Việt 24/12: Tự Long khoe quà các 'anh tài' tặng sinh nhật, Việt Anh khác lạ

Sao việt

10:50:24 24/12/2024
NSND Tự Long khoe món quà sinh nhật từ các thành viên trong Anh trai vượt ngàn chông gai , Việt Anh được nhận xét giống các ngôi sao Hàn Quốc với gương mặt lạ lẫm.
Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok

Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok

Thế giới

10:45:50 24/12/2024
Thông báo tạm dừng mạng xã hội gây tranh cãi này được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi một học sinh 14 tuổi thiệt mạng trong vụ ẩu đả gần trường học do xung đột trên TikTok.
Những tựa game đáng chú ý sẽ ra mắt vào đầu năm 2025, người chơi "đặt lịch" chờ đợi ngay

Những tựa game đáng chú ý sẽ ra mắt vào đầu năm 2025, người chơi "đặt lịch" chờ đợi ngay

Mọt game

10:43:06 24/12/2024
Giai đoạn đầu năm 2024, làng game thế giới đã vô cùng bất ngờ trước sự xuất hiện của hàng loạt các siêu phẩm như Palworld, Helldivers 2. Và năm 2025 cũng sẽ khởi đầu một cách bùng nổ không kém
Phụ nữ trung niên nhất định đừng "dung nạp" kiểu áo này trong tủ đồ

Phụ nữ trung niên nhất định đừng "dung nạp" kiểu áo này trong tủ đồ

Thời trang

10:42:58 24/12/2024
Áo khoác dạ là một món đồ nên có trong tủ đồ của phụ nữ trung niên. Thiết kế ôm vừa phải, và độ dài của áo khoác dạ che phủ đầu gối, có tác dụng giữ ấm tốt, là một món đồ thời trang không thể bỏ qua trong mùa đông.
Thông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đường

Thông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đường

Tin nổi bật

10:42:55 24/12/2024
Tiếp nhận phản ánh một người phụ nữ ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) dùng chân đá thùng rác ra giữa đường phố, địa phương này đã vào cuộc xác minh thông tin.
Sao nữ mang "dòng dõi hoàng tộc" nhận cái kết làm cõi mạng dậy sóng, phản ứng của con gái gây chú ý

Sao nữ mang "dòng dõi hoàng tộc" nhận cái kết làm cõi mạng dậy sóng, phản ứng của con gái gây chú ý

Hậu trường phim

10:39:14 24/12/2024
Sau khoảng thời gian làm mưa làm gió trên mạng xã hội, phim truyền hình Tham vọng giàu sang chính thức khép lại cùng cái kết hợp lý cho tất cả các nhân vật.
Con dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốc

Con dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốc

Góc tâm tình

10:22:57 24/12/2024
Vừa mở tủ bếp, một chiếc phong bì nhỏ rơi xuống. Bên ngoài là dòng chữ Gửi ba mẹ viết bằng nét chữ quen thuộc của con dâu tôi.