Phụ huynh nóng mặt vì lạm thu đầu năm
Chưa bước vào năm học mới, nhưng một số trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra tình trạng phụ huynh bức xúc trước nhiều khoản thu vô lý.
Thu theo kiểu… tận thu
Nhiều phụ huynh có con em theo học trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa) cho biết, ngày 23/07, ban giám hiệu thông báo cụ thể những khoản tạm thu và yêu cầu gia đình học sinh đến nộp.
Theo đó, các khoản tạm thu gồm: tiền học phí 216.000 đồng/học sinh; tiền gửi xe đạp 135.000 đồng/em; hỗ trợ xây dựng nhà xe 150.000 đồng/em; áo đồng phục mùa đông, áo đồng phục mùa hè 220.000 đồng/em; thẻ học sinh 15.000 đồng/em; tiền Bảo Việt 60.000 đồng và tiền bảo hiểm y tế 289.800đồng. Tổng số tiền học sinh phải nộp là 1.085.800 đồng.
Thầy Vũ Ngọc Liêm – Phó hiệu trưởng trường THPT Ngọc Lặc.
Chưa vào năm học đã phải đóng hơn 1 triệu đồng khiến nhiều phụ huynh huyện miền núi này nóng mặt. Trong khi công văn hướng dẫn của Sở GD-ĐT chưa có, nhà trường chưa lập ban đại diện hội cha mẹ học sinh khối 10 và các khoản thu này cũng chưa được đưa ra trong cuộc họp.
“Chúng tôi có 2 cháu học cùng trường, cứ đến đầu năm học là vợ chồng chạy đôn chạy đáo đi mượn tiền nộp cho con. Hàng chục khoản phải nạp, ngoài ra còn tiền sách vở, quần áo, mua xe cộ mỗi năm chục triệu đồng. Nhà nông thì đào đâu ra số tiền lớn như vậy trong một lúc. Nhà trường đùng một cái thông báo là thu tiền, chúng tôi làm còn chưa đủ ăn chứ có sẵn tiền trong tủ đâu mà lôi ra mang đi nạp cho con được”, một phụ huynh bức xúc.
Tại huyện Thiệu Hóa, trường THPT Lê Văn Hưu tình trạng tạm thu còn “khủng” hơn khi mỗi học sinh vào lớp 10 phải đóng 2 triệu đồng. Mặc dù rất bức xúc trước cách làm cẩu thả và trái pháp luật của nhà trường nhưng sợ và muốn con mình được đi học nên nhiều bậc phụ huynh phải chạy đôn chạy đáo vay tiền đóng học cho con em mình.
Một phụ huynh cho hay, các năm trước đâu có thu như thế này, đáng lẽ ra nhà trường phải sắp xếp lớp cho học sinh, sau đó chờ công văn chỉ đạo của tỉnh về những khoản thu như thế nào thì mới ra thông báo nộp tiền. Cách làm của nhà trường chẳng khác nào tận thu. “Có lẽ lãnh đạo nhà trường tiến hành thu như vậy để giữ chân học sinh hoặc số tiền này sẽ được gửi vào ngân hàng để lấy lãi” – phụ huynh này nghi vấn.
Biết sai nhưng vẫn làm
Nói về tình trạng này, thầy Vũ Ngọc Liêm – Phó hiệu trưởng THPT Ngọc Lặc lý giải: “Chúng tôi biết tiến hành tạm thu tiền đối với học sinh bước vào khối 10 khi chưa có công văn hướng dẫn của cấp trên là sai. Tuy nhiên, việc chúng tôi tạm thu này là để giải quyết công việc chung của nhà trường chứ không hề có tư lợi gì. Năm trước làm nhà xe đang còn nợ nên chúng tôi thu 150.000 đồng tiền hỗ trợ xây dựng là để trả cho đơn vị thi công”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Viết Tốn – Hiệu trưởng THPT Lê Văn Hưu.
Cũng thừa nhận sai nhưng thầy Trịnh Bá Phòng – Hiệu trưởng THPT Ngọc Lặc lại giãi bày: “Chúng tôi cũng mới chỉ thu được khoảng hơn 200 triệu của học sinh khối 10. Trong đó có nhiều trường hợp được miễn giảm nên tiền thu cũng chẳng được mấy”.
Còn lãnh đạo trường THPT Lê Văn Hưu, ông Nguyễn Viết Tốn cho hay: “Kế hoạch “tạm thu” của tất cả học sinh bước vào lớp 10 đã được nhà trường bàn bạc kỹ lưỡng và được sự thống nhất của ban giám hiệu. Đây chỉ mới là tạm thu, đến khi nào có công văn chính thức của Sở GD-ĐT thì chúng tôi sẽ căn cứ vào đó để đưa ra các khoản thu chính thức. Nếu học sinh nào thuộc diện miễn, giảm thì chúng tôi sẽ trả lại tiền cho cha mẹ học sinh.
“Chúng tôi cũng biết thu như vậy là sai vì chưa được sự đồng ý của Sở GD-ĐT, Hội đồng nhân dân huyện, thường trực hội cha mẹ học sinh khối 10. Chúng tôi thu những khoản này không phải là để làm gì bên ngoài, sau này những khoản thu nào thuộc diện thu bắt buộc chúng tôi sẽ trừ đi, còn những khoản thu không bắt buộc thì chúng tôi sẽ trả lại”, ông Tốn giải thích.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thường xuyên xảy ra tình trạng lạm thu, tạm thu tiền của học sinh khi chưa chính thức bước vào đầu năm học mới, gây bức xúc trong dư luận.
Để chấn chỉnh tình trạng này, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều công văn chỉ đạo các trường trên địa bàn phải thực hiện nghiêm túc việc thu, chi đúng theo chỉ đạo. Tuy nhiên, việc tạm thu tại hai trường trên đã khiến dư luận bức xúc và đặt nhiều nghi vấn. Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần kiểm tra, chấn chỉnh.
Theo Phạm Thọ/Báo Pháp Luật Việt Nam
"Không tư lợi sao một bãi giữ xe phường cũng phải giành nhau"?
Đại biểu Quốc hội truy tình trạng phí chồng phí đè lên vai người dân, Bộ trưởng Tài chính khẳng định không ai tự "đẻ" được ra phí. Đại biểu Quốc hội lo có tiêu cực trong việc thu phí, Bộ trưởng Tài chính "lắc đầu" nói quy định chặt chẽ, không thể tư lợi...
Chiều 11/4, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng có phiên giải trình trước UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội về vấn đề chấp hành pháp luật về phí, lệ phí.
Lợi ích cục bộ trong việc thu phí
Đại biểu Trần Ngọc Vinh: "Phí chồng phí là vấn nạn phổ biến".
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu thực tế, hiện nay, việc thu phí, lệ phí đã trở thành "nạn" phổ biến từ nông thôn tới thành thị. Tình trạng phí chồng phí khiến người dân ta thán mà việc tăng phí lại không đi liền với chất lượng dịch vụ đang tạo nên gánh nặng với người dân. Ông Vinh truy trách nhiệm của Bộ tài chính với việc thanh tra các đơn vị thu phí.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) tiếp lời, khái quát hiện có hàng trăm loại phí, lệ phí đánh vào người dân. Các bộ, ngành, địa phương cũng "sáng tạo" ra nhiều loại phí khác không đúng quy định. Ông Cương dẫn báo cáo của Thanh tra Chính phủ về vấn đề này với 2 điển hình về việc lạm thu là Bộ Y tế và TPHCM.
Ngoài ra, theo đại biểu, mỗi người dân, gia đình còn phải tham gia hàng chục khoản đóng góp khác mà mỗi địa phương huy động và người dân vẫn lầm tưởng đó cũng là những khoản phí, lệ phí bắt buộc nộp của nhà nước. Ông Cương nghi ngờ "có lợi ích cục bộ của ngành, địa phương trong việc thu phí, lệ phí"?
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời, pháp lệnh phí lệ phí được ban hành chỉ kèm theo danh mục 73 loại phí, 43 loại lệ phí.
Tuy nhiên, ông Dũng xác nhận, có nhiều khoản thu mang tính chất xã hội như quỹ từ thiện, khuyến học; phí xây dựng hạ tầng như làm đường nông thôn; các loại quỹ quốc phòng an ninh, quỹ phòng chống thiên tai... Nhưng đây không phải là phí, lệ phí mà là những khoản đóng góp tự nguyện.
Thêm vào đó còn một số loại giá dịch vụ từ sản xuất đến đời sống như phí bến bãi, phí ra vào khu công nghiệp, phí quản lý vận hành chung cư, phí quản lý bay...
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định quy trình ban hành phí, lệ phí rất chặt chẽ.
Tình trạng này, Bộ trưởng Tài chính thừa nhận, dẫn đến sự hiểu nhầm của dư luận là có quá nhiều phí lệ phí mặc dù các khoản thu đó bản chất hoàn toàn không đúng. Ông Dũng cho rằng, vấn đề là cần tuyên truyền để người dân hiểu rõ những khoản tiền nộp của mình, đâu là phí, lệ phí, đâu là những khoản đóng góp tự nguyện để chống... sai phạm.
Bộ Tài chính cũng thường xuyên thanh tra theo thẩm quyền của cơ quan quản lý về phí, lệ phí, yêu cầu các địa phương hàng năm phải rà soát bãi bỏ các khoản thu không đúng quy định.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng trình bày, hiện có xu hướng mạnh nhiều loại phí, lệ phí chuyển sang thành giá dịch vụ, như viện phí thành giá dịch vụ khám chữa bệnh. Các cơ sở dịch vụ công lập cũng đang chuyển đổi mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, sang việc tự hạch toán. Theo đó, phí bến bãi, phí trông xe, phí vệ sinh môi trường... hay một số khoản thu không còn phù hợp với cơ chế phí cần chuyển thành giá.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung rà soát lại danh mục, bổ sung những loại phí đang quy định ở các luật khác cũng như đưa ra khỏi danh mục phí, lệ phí các loại tiền thu có tên nhưng thực tế không có nhu cầu.
Gạt bỏ lo ngại về việc "sáng tạo... phí", hay tư lợi, người đứng đầu ngành tài chính cho biết, quy trình xây dựng biểu phí, lệ phí rất chặt chẽ, qua UBND tỉnh đề xuất, HĐND phê duyệt rồi ủy ban mới ban hành, công bố được. Như vậy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng quả quyết: "Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị không thể tự ra những khoản, loại phí, kệ phí mới ngoài danh mục. Việc giao thẩm quyền ban hành phí, lệ phí chặt chẽ nên cũng không thể có việc, chỗ này chỗ khác tự đặt ra các khoản thu phục vụ lợi ích cục bộ của mình".
Thu phí làm quỹ... gửi ngân hàng lấy lãi
Phiên giải trình của Bộ trưởng Tài chính trước UB Tài chính Ngân sách.
Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển (cơ quan chủ trì tổ chức phiên giải trình) yêu cầu Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải thêm về nhận định người dân không hiểu đâu là phí, lệ phí, đâu là giá dịch vụ nên nhiều khi bị nhầm lẫn, thậm chí bị lừa.
Ông Hiển cũng chưa hài lòng với khẳng định không cơ quan nào tự đặt ra các loại phí, lệ phí được. Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách nêu tình huống nhiều điểm kinh doanh nơi lợi dụng danh nghĩa nhà nước để thu tiền dịch vụ. Như việc khai thác lòng, hè đường, ông Hiển xác nhận, đúng là có quy định về phí sử dụng không gian này, phí trông giữ xe nhưng nhiều nơi vẫn tùy tiện thu, tông tiền coi xe lên nhiều lần so với quy định, thậm chí dịp lễ hội, giá gửi xe lên đến hàng trăm nghìn đồng/lượt, ngay giữa Hà Nội. Mà đứng đằng sau đó, ông Hiển cho rằng, có bóng dáng của chính quyền địa phương.
"Minh bạch, công khai khoản thu nào là phí, lệ phí là của chúng ta, không thể nói người dân phải phân biệt được" - Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm.
Ngoài ra, ông Hiển còn dẫn chứng về tình trạng lạm thu phổ biến, có trường hợp thu đủ làm quỹ rồi không chi dùng mà đơn vị quản lý còn mang đi gửi ngân hàng để lấy lãi.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu nghi vấn có lợi ích tiêu cực trong việc thu phí.
"Gật đầu" với những phân tích này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương lập luận, nếu không vì nhập nhèm lợi ích, nếu không vì tư lợi, sao có chuyện chỉ một khoảng không làm nơi trông giữ xe được mà UBND phường và đơn vị "đóng" tại cơ sở tranh giành nhau quyền... thầu bãi? Tiền thu được từ việc làm dịch vụ trông xe đó, ông Cương đặt nghi vấn, không phải để nộp về ngân sách mà để chia nhau.
"Chia lửa" với Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Phó Tổng kiểm toán nhà nước Vũ Văn Hoa xác nhận, việc quản lý phí, lệ phí hiện không đồng bộ từ cách điều hành, quản lý khoản thu, khoản phải nộp ngân sách và khoản tiền để lại cho địa phương, cơ sở... Ông Hoa nêu quan điểm quản lý các loại quỹ thu từ phí tập trung, thống nhất để đỡ hình thành cơ chế xin - cho.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân Kim Ngân vẫn băn khoăn vì người dân ta thán việc phí chồng phí là chuyện thực tế nhưng qua giải trình, cơ quan quản lý vẫn chứa làm rõ được có bao nhiêu khoản thu ngoài danh mục vẫn đang đánh lên đầu người dân.
P.Thảo
Theo Dantri
Trường thu mỗi giáo viên 5 triệu đồng để liên hoan cuối năm Ngày 14/1, các thầy cô phản ảnh khi tiền chưa về đến tay thì bị nhà trường trừ bình quân mỗi người 5 triệu đồng để... liên hoan cuối năm, mua quà biếu. Trường THPT Trà Bồng (Quảng Ngãi) thu 5 triệu mỗi giáo viên để liên hoan. (Ảnh minh họa) Các giáo viên Trường THPT Trà Bồng (Quảng Ngãi) vừa được truy...