Phát hoảng vì lạm thu ở trường tiểu học
Đi họp phụ huynh, nhiều người “ phát hoảng” khi nghe nhà trường thông báo các khoản đóng góp. Tiền phải đóng góp quá cao và có nhiều khoản vô lý.
Thông báo gần 20 khoản thu
Vừa qua, Báo NTNN nhận được đơn thư của nhiều phụ huynh có con em học ở Trường Tiểu học Triệu Thành, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), phản ánh: Năm học 2013-2014, nhà trường thông báo việc đóng góp các khoản thu của học sinh lên tới gần 20 khoản, gồm:
Tiền quỹ đội 15.000 đồng; Chữ thập đỏ 12.000 đồng; giấy thi định kỳ, sổ liên lạc 37.000 đồng; hỗ trợ nâng cấp điện, quạt và bóng đèn 60.000 đồng; hỗ trợ nâng cấp, tu sửa bàn ghế, lát nền, đóng trần 320.000 đồng; hỗ trợ nâng cấp, tu sửa, mua sắm trang trí, tu sửa phòng học 350.000 đồng; nước uống 50.000 đồng; dọn vệ sinh trường 60.000 đồng; hỗ trợ hoạt động học sinh đi thi học sinh giỏi 60.000 đồng; tiền học tiếng Anh 100.000 đồng; quỹ khuyến học 50.000 đồng… Tổng các khoản là 1.514.000 đồng/em.
Làm việc với phóng viên NTNN, ông Lê Văn Quế – Chủ tịch UBND xã Triệu Thành cho biết: Hiện nay, xã có 5/12 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn (135), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 chiếm 32,7%; bình xét 2014 chiếm tỷ lệ 28% hộ nghèo. Về vấn đề đóng góp ở Trường Tiểu học Triệu Thành, ông Quế nói: “Trước khi nhà trường tiến hành họp phụ huynh và thông báo thu, chúng tôi có nhận được tờ trình phương án. Chúng tôi cũng đồng ý là thu theo hình thức xã hội hóa, nhưng không được ép buộc và “bổ đầu” theo mức cố định”.
Video đang HOT
“Nếu thu như vậy là sai!”
Ông Đào Hữu Cơ – Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết: “Chúng tôi đang chỉ đạo Công an huyện, Phòng Giáo dục về Trường Tiểu học Triệu Thành điều tra, làm rõ những vấn đề mà người dân và giáo viên phản ánh”.
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Nguồn- Chánh Thanh tra Sở GDĐT Thanh Hóa, khi trao đổi với phóng viên NTNN về vụ việc trên. Ông Nguồn cho biết: Trường Tiểu học Triệu Thành thu tiền học tiếng Anh là hoàn toàn sai, kể cả dạy ở trong trường hoặc ở ngoài.
Đặc biệt, các khoản mà Trường đưa ra, như: Hỗ trợ hoạt động học sinh đi thi học sinh giỏi; hỗ trợ quỹ hoạt động phòng chống thương tích, tai nạn rủi ro, là hoàn toàn trái quy định.
“Đối với 3 khoản hỗ trợ nâng cấp điện, quạt và bóng đèn 60.000 đồng; hỗ trợ nâng cấp, tu sửa bàn ghế, lát nền, đóng trần 320.000 đồng; hỗ trợ nâng cấp, tu sửa, mua sắm trang trí, tu sửa phòng học 350.000 đồng/em, là quá cao so với một xã đang còn khó khăn như vậy. Chúng tôi sẽ yêu cầu Phòng Giáo dục huyện kiểm tra ngay. Nếu trường nào thu sai, dứt khoát phải trả lại cho phụ huynh” – ông Nguồn nói.
Chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Văn Hưng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Thành, để tìm hiểu thực hư vấn đề, tuy nhiên, ông Hưng từ chối thẳng: “Tôi không rảnh để làm việc với các anh. Các anh tìm công an, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh mà hỏi”.
Theo TNO
TPHCM: Nghiêm cấm may đồng phục HS để lạm thu
Ngày 3/10, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM đã có văn bản đề nghị các trường trên địa bàn triển khai việc mặc đồng phục theo đúng quy định. Việc thống nhất trong sử dụng đồng phục là biện pháp tạo sự đồng bộ giữa học sinh với nhau, tránh cho các em sự phân biệt giàu - nghèo, tăng kỷ cương nền nếp trong nhà trường.
Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM cũng tuyệt đối nghiêm cấm việc lợi dụng may đồng phục để lạm thu, bày vẽ gây tốn kém và khó khăn cho phụ huynh học sinh.
Đồng phục phải thiết kế giản dị, phụ hợp với lứa tuổi và được hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận, dễ tìm mua hoặc may, chất liệu bền và giá không cao hơn giá thị trường. Với những học sinh đã có đồng phục cũ, không bắt buộc phải mua đồng phục mới. Việc may, mặc đồng phục phải được sự đồng thuận của Hội đồng trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
Đồng phục học sinh là đề tài gây nhiều tranh cãi trong xã hội (Ảnh minh họa)
Hằng năm, nhà trường không được tùy tiện thay đổi đồng phục hoặc thêm bớt các chi tiết làm khó khăn cho học sinh và phụ huynh. Nếu cần có sự thay đổi thì phải báo trước và được sự đồng thuận từ nhiều phía.
Việc thay đổi đồng phục phải được thực hiện một cách nhanh chóng, đồng bộ, tránh tình trạng đầu mỗi năm học, chỉ vì chưa có đồng phục mà học sinh không thể tới trường. Ngoài ra, Sở còn khuyến khích các trường thống nhất về kiểu dáng, màu sắc của đồng phục để phụ huynh tự chủ động đi may cho thuận tiện. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường lưu ý phân công rà soát, vận động các nhà hảo tâm chăm lo, tặng các em sách vở, đồng phục, học bổng để có thể đến trường.
Theo TNO
Ban phụ huynh "tiếp tay" cho lạm thu Nhiều phụ huynh cho rằng ban đại diện phụ huynh ở nhiều trường chỉ lập ra mang tính hình thức,"bù nhìn". Ban này chưa làm đúng chức năng, cũng chưa đẩy lùi được vấn đề lạm thu đầu năm học. Ban phụ huynh lập ra chỉ mang tính hình thức! Anh Phạm Thanh H, ở phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà...