Phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’, chờ đợi công bố môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT
Thời gian từ nay đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội không còn nhiều. Nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng học và ôn tập của con khi vẫn phải học online kéo dài.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội vốn được ví căng thẳng như thi đại học. Nếu như mọi năm, thời điểm này, học sinh lớp 9 “vắt chân lên cổ” để học và ôn tập từ lớp học chính khóa tới lớp học thêm thì năm nay học sinh ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn học trực tuyến.
Duy trì hiệu quả việc học trực tiếp
Chương trình học kỳ I đã chuẩn bị đi hết chặng đường. Đến thời điểm này, thành phố mới chỉ cho phép học sinh lớp 9 ở 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp. Tại các trường cho học sinh đi học trở lại, thầy và trò đang dồn sức để ôn tập, củng cố kiến thức, vừa thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, với mong muốn duy trì việc học trực tiếp được lâu dài và hiệu quả.
Là một trong số 18 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cho học sinh lớp 9 đi học trở lại, Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn đã hướng dẫn các nhà trường tổ chức tập dượt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên kỹ năng xử lý nếu phát hiện ca F0 khi đang tổ chức dạy học.
Đến thời điểm này, 18 huyện, thị xã của Hà Nội cho phép học sinh lớp 9 đến trường học trực tiếp.
Bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn cho biết, các trường trên địa bàn đã chủ động xây dựng kịch bản tổ chức dạy học, tận dụng tối đa thời gian học sinh học trực tiếp để rà soát, bồi dưỡng, tổ chức dạy học bảo đảm chất lượng, nhất là đối với các môn có trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông.
So với các năm học trước, học sinh lớp 9 toàn thành phố năm nay thiệt thòi hơn vì phải trải qua 2 năm liền học trực tuyến. Để đảm bảo kiến thức cho học sinh, Trường THCS Hạ Bằng (huyện Thạch Thất) ưu tiên bố trí các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy khối lớp 9.
Trường THCS Hạ Bằng có 4 lớp 9 với 157 học sinh đã được đến trường học trực tiếp. Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, bên cạnh các hoạt động đảm bảo về phòng chống dịch, trường đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh cuối cấp chuẩn bị thi vào lớp 10. Trong thời gian này, trường tiếp tục duy trì việc học bổ trợ miễn phí vào buổi chiều với học sinh lớp 9, rà soát, phân loại, đánh giá học lực học sinh để có kế hoạch ôn tập phù hợp với từng em.
Video đang HOT
Sau 3 tuần triển khai cho học sinh lớp 9 đi học trực tiếp, huyện Ba Vì đã bảo đảm điều kiện an toàn cho học sinh và giáo viên. Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng GDĐT huyện Ba Vì cho biết, tận dụng thời gian học sinh được đến trường, các trường trên địa bàn huyện đã tập trung ôn tập lại kiến thức học trực tuyến, sau đó kết hợp dạy chương trình mới và củng cố kiến thức, hỗ trợ thêm cho học sinh chưa nắm được bài.
Chờ đợi công bố môn thi thứ 4
Trong khi học sinh lớp 9 tại 18 huyện, thị xã được đi học trở lại thì học sinh ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn chưa được đến trường. Nếu như mọi năm, thời điểm này, học sinh lớp 9 “vắt chân lên cổ” để học và ôn tập từ lớp học chính khóa tới lớp học thêm thì năm nay các em vẫn đang phải học trực tuyến kéo dài. Nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về “tấm vé” vào lớp 10 công lập năm nay của con.
Gần 2 năm học trực tuyến, con trai chị Nguyễn Hồng Tươi (quận Ba Đình), học sinh lớp 9 Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã quen với việc học chính khóa và học thêm online. Tuy nhiên vì là năm cuối cấp nên cả hai mẹ con chị Tươi đều cảm thấy rất áp lực khi thời gian từ nay đến kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập chính thức diễn ra không còn nhiều. Chị Tươi chia sẻ: “Học online rất hạn chế khả năng tiếp thu của con. Trong khi tính cạnh tranh của kỳ thi này rất cao, tỉ lệ đỗ trường công lập chỉ khoảng hơn 60% nên tôi rất lo lắng”.
Để giảm áp lực cho học sinh, nhiều phụ huynh và giáo viên đề xuất thành phố nên bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT công lập năm nay.
Không được đến trường học trực tiếp, học sinh lớp 9 chỉ được học và ôn tập cùng thầy cô qua màn hình vi tính. Hơn thế, thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ 4, thế nên học sinh phải cùng lúc học và ôn tập tất cả các môn. Anh Nguyễn Thanh Tú (quận Long Biên) cho rằng, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh.
“Các con học sinh lớp 9 năm nay rất thiệt thòi và gặp nhiều khó khăn trong học tập. Học online kéo dài các con đã rất căng thẳng rồi nên tôi cho rằng, thành phố nên sớm công bố môn thi thứ 4 để các con có kế hoạch ôn tập cụ thể. Đừng như năm ngoái công bố vào phút chót khiến các con tăng áp lực”, anh Tú nêu quan điểm.
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết Online, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông cho biết, do lo lắng về hiệu quả học tập của học sinh nên hiện nay nhiều phụ huynh có con học lớp 9 trên địa bàn bày tỏ mong muốn được các trường tổ chức lịch dạy phụ đạo kiến thức 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh cho các con. Tuy nhiên, nhằm giảm áp lực học trực tuyến cho học sinh, TP Hà Nội chưa cho phép các trường dạy thêm buổi chiều cho học sinh nên về vấn đề này, Phòng GDĐT quận Hà Đông phải xin ý kiến của Sở GDĐT.
Bà Hằng cũng cho biết, thời gian tới, phòng sẽ triển khai lấy ý kiến phụ huynh về nguyện vọng có nên tổ chức thi môn thứ 4 hay không, sau đó đơn vị sẽ có đề xuất với Sở GDĐT.
Theo quan điểm của Trưởng phòng GDĐT quận Hà Đông, với năm học đặc biệt, học trực tuyến kéo dài gần hết học kỳ I như năm nay, thành phố nên tính đến phương án bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh. Nếu không giảm hoặc không công bố sớm, học sinh vừa phải học vừa phải ôn tập tất cả các môn, học sinh sẽ vất vả và áp lực.
TP.HCM không lùi năm học mới, đặc biệt quan tâm đến học sinh khó khăn do COVID-19
Hiện nay, TP.HCM đang tập trung khắc phục các khó khăn với quyết tâm không để bất cứ học sinh nào mất đi cơ hội học tập do dịch bệnh COVID-19.
"TP.HCM không lùi thời gian năm học mới 2021 - 2022. Hiện nay Thành phố đang tập trung khắc phục các khó khăn với quyết tâm không để bất cứ học sinh nào mất đi cơ hội học tập do dịch bệnh COVID-19. Trong đó, nhóm các học sinh có bố mẹ bị mất do dịch sẽ được đặc biệt quan tâm". Đó là thông tin được đưa ra từ buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều nay (4/9).
Họp ban chỉ đạo ngày 4/9.
Đặc biệt quan tâm đến học sinh có cha mẹ tử vong do dịch COVID-19
Năm nay, Sở đặc biệt chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh lớp 1, lớp 2 làm quen với môi trường mới và mong các phụ huynh cùng phối hợp, dành thời gian bên con. Sở cũng đã phối hợp với đài truyền hình ghi hình các bài giảng khoảng 10 tuần, học sinh có thể học kết hợp với các hình thức khác.
Với các học sinh khó khăn, không có thiết bị học tập, (theo đánh giá là khoảng 4%), ngành giáo dục cũng đã chủ động các giải pháp như: vận động các mạnh thường quân đóng góp, hỗ trợ cung cấp các trang thiết bị phục vụ việc dạy học trực tuyến trong nhà trường.
Trong trường hợp học sinh quá khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến bằng các hình thức trên các trường sẽ thực hiện các phiếu học tập. Trong tuần, các cộng tác viên đưa các phiếu học tập đến cho học sinh, đảm bảo các em nắm bắt được bài học, đảm bảo tiến độ học tập. Những học sinh này sẽ được đánh giá, kiểm tra và tạo điều kiện quan tâm, kèm cặp riêng ngay khi có điều kiện học trực tiếp để bù đắp những hạn chế gặp phải.
Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu trả lời báo chí ngày 4/9.
Đặc biệt, ngành giáo dục rất quan tâm đến nhóm các em học sinh có phụ huynh là F0 hoặc không may qua đời vì COVID-19. Các giáo viên nắm thông tin và chủ động liên hệ, trao đổi với gia đình để giúp đỡ các em, nhất là về tinh thần.
Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố Nguyễn Văn Hiếu nói: "Giáo viên đặc biệt quan tâm đến các em học sinh có phụ huynh là F0 hoặc không may qua đời vì Covid-19 để có sự chia sẻ, trao đổi, giảm bớt đau thương cho các em học sinh. Tinh thần chúng ta làm cho các em hòa nhập lại và tiếp tục học tập rèn luyện để có một tương lai tốt đẹp cho mỗi em học sinh".
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM.
Không để bất kỳ học sinh nào mất đi cơ hội học tập
Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cũng khẳng định Thành phố không dời ngày khai giải năm học mới. Theo ông Hải, truyền thống hiếu học của dân tộc đã được chứng minh, "trong thời chiến tranh bom đạn chúng ta vẫn đi học và nhiều người học rất giỏi" và lịch sử đã chứng minh là không có thách thức nào có thể làm chùn bước ý chí dùi mài kinh sử, chinh phục tri thức.
Do đó, TP.HCM đã có những giải pháp cụ thể để giải quyết các khó khăn như: học qua truyền hình, phát thanh; sách điện tử; phát tài liệu tận nhà, vận động mua hoặc tặng thiết bị...TP sẽ tranh thủ bồi dưỡng kiến thức cho các em và có thể kéo dài năm học 1 - 2 tuần để bù lại thời gian học trực tuyến, làm sao đảm bảo kết quả học tập.
Ông Phạm Đức Hải nói: "Quyết tâm cho năm 2021-2022 và xa hơn là không để một trẻ em nào ở vùng dịch, vùng sâu vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn bị mất hoàn toàn cơ hội cơ hội học tập vì đại dịch".
Được biết, vào ngày ngày 6/9 tới, học sinh THCS, THPT, giáo dục thường xuyên của TP.HCM sẽ chính thức bước vào năm học mới. Ngày 8/9, học sinh tiểu học sẽ làm quen với lớp mới, được hướng dẫn cách thức học tập trước khi bắt đầu chương trình năm học từ ngày 19/9./.
TPHCM: Không được để học sinh nào thiếu sách giáo khoa vì lý do kinh tế Ngày 4-9, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố về hỗ trợ phát hành sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các dụng cụ học tập phục vụ năm học mới. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thường trực UBND TPHCM,...