Phụ huynh lo con hổng kiến thức giai đoạn nước rút
Bước vào nửa cuối của năm học nhiều biến động, phụ huynh lo lắng tìm giải pháp hỗ trợ con học bù kiến thức.
Năm học 2021 – 2022 là năm học sinh chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ trước đến nay bởi dịch Covid-19: Học trực tuyến trong khoảng thời gian dài; học trong tâm lý bất an khi xung quanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh; liên tục thay đổi hình thức cũng như phương pháp học tập… Sau Tết Nguyên đán, nhiều trường học vừa mở cửa đón học sinh đã nhanh chóng chuyển sang dạy học trực tuyến. Đến thời điểm này, việc học tập của các em học sinh chưa ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như hiệu quả tiếp thu.
Trong khi đó, theo tiến độ chương trình của Bộ GD&ĐT, chỉ còn chưa đầy 3 tháng để hoàn thành chương trình học năm nay khiến nhiều phụ huynh lo ngại. Ban đầu, chị Thanh Hà (phụ huynh có con học lớp 2 và lớp 6 ở Hà Nội) vì ưu tiên vấn đề sức khoẻ nên hoàn toàn ủng hộ việc các con học ở nhà. Thêm vào đó, chị tin rằng dịch bệnh sớm được kiểm soát và khi trở lại trường, con có đủ thời gian để theo kịp chương trình. Nhưng thực tế thời gian học trực tuyến buông lỏng quá lâu khiến hai con chểnh mảng và có độ ì nghiêm trọng. Khi quay lại học trực tiếp, con bị xuống tinh thần, không hào hứng, không tập trung.
Chưa kịp quen nề nếp mới, nhà trường lại chuyển sang dạy trực tuyến vì số F0 ở trường tăng mạnh. Việc học hành phập phù như vậy khiến chị càng lo con hổng kiến thức, buộc phải tìm lớp học thêm để con “đuổi” chương trình.
Khác với chị Hà, anh Dương (phụ huynh của Quang Bình – Siêu Trí Tuệ 2019, Phú Thọ) đã sớm rèn cho con ý thức tự giác học tập để con luôn chắc kiến thức cũng như giữ được nếp học trong mọi hoàn cảnh. Anh cho rằng ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ rất nhạy với thế giới xung quanh và có một niềm đam mê khám phá rất lớn. Khi thấy được những sở thích của con, phụ huynh lồng ghép vào với việc học, sẽ giúp con tự giác.
Quang Bình cũng như bao bạn nhỏ khác, thích ganh đua, phần thưởng và các nội dung nhiều màu sắc. Bởi thế mà Bình hào hứng với các sân chơi như Violympic, đấu trường toán học VioEdu,…
Ban đầu, trong thời gian giãn cách, sau những giờ học trực tuyến ít được tương tác với bạn bè, Bình tham gia đấu trường toán học như một cách giải toả căng thẳng và tự đánh giá kiến thức. Sau đó, hệ thống VioEdu trả kết quả thi đấu kèm chỉ ra các chủ điểm kiến thức mạnh, yếu để học sinh ôn luyện thêm, Bình dựa vào những gợi ý đó để tự học mỗi ngày, cải thiện thứ hạng cho trận đấu kế tiếp. Dần dần, em trở nên yêu thích và tự thiết lập thói quen học tập môn Toán mà không cần bố mẹ nhắc nhở, giám sát.
Video đang HOT
Quang Bình tự học môn Toán theo lộ trình cá nhân hoá trên VioEdu (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Dù học trực tuyến ở nhà, hay quay lại trường lớp, bất cứ khi nào không hiểu bài, Bình có thể xem lại bài giảng, luyện tập thêm trên vio.edu.vn. Khi đã tự tin với kiến thức, Bình tham gia đấu trường, thách đấu để săn phần thưởng yêu thích.
VioEdu sử dụng trí tuệ nhân tạo A.I và dữ liệu lớn để tự động sinh ra các câu hỏi, bài tập dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. Khi học sinh chưa hiểu bài, hệ thống có hướng dẫn giải chi tiết và bài giảng lý thuyết bằng hoạt hình, giúp việc tự học theo rất dễ dàng.
Theo đánh giá của anh Dương, đây là kênh bổ sung kiến thức chủ động và hiệu quả cho các bạn nhỏ. Phụ huynh có thể giám sát dễ dàng mà không gây áp lực lên trẻ.
Đến nay, VioEdu đã có gần 10 triệu người sử dụng bao gồm học sinh, phụ huynh, giáo viên và quản lý nhà trường.
Những con số ấn tượng tại 'Đấu trường Toán học VioEdu' mùa ba
"Đấu trường Toán học VioEdu" mùa ba thu hút 110.000 học sinh tham dự 11 vòng thi trong 3 tháng tổ chức.
Đấu trường Toán học VioEdu mùa 3 do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu (Tập đoàn FPT) và Báo điện tử VnExpress tổ chức từ 11/6. Sân chơi tri thức tổ chức vào dịp hè gặt hái nhiều thành công sau 3 tháng tổ chức. Dưới đây là những con số ấn tượng thể hiện sức hút của cuộc thi Toán online.
110.000 học sinh tham gia
Từ khi khởi động, "Đấu trường Toán VioEdu" thu hút hơn 110.000 học sinh tham gia. Số lượng thí sinh đăng ký tham gia chương trình tăng liên tục qua các tuần. Thời gian này học sinh được nghỉ hè, thêm vào đó, nhiều trường cũng rất sát sao, khuyến khích các em tham dự cuộc thi giải Toán online. Đây là những lý do khiến sân chơi giữ được sức nóng xuyên suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, chương trình 2 mùa trước tổ chức thành công, nhận sự chú ý quan tâm của phụ huynh, chuyên gia giáo dục, là cơ sở để mùa ba đạt những con số ấn tượng.
Thí sinh trải qua 11 vòng thi
Tham gia "Đấu trường Toán học VioEdu" các em sẽ trải qua 11 vòng thi. Chủ đề cho mỗi vòng tăng độ khó, mục tiêu của chương trình hướng giúp học sinh ôn luyện kiến thức. Đề thi sẽ bao quát các kiến thức của mỗi khối lớp. Trong đó, vòng Tự luyện có 8 lượt thi trực tuyến tại nhà; vòng Sơ loại gồm 2 lượt thi trực tuyến tại nhà; vòng Festival (vòng đội tuyển), vòng Gala.
Kết thúc từng vòng Tự luyện, hệ thống sẽ có bảng xếp hạng tổng kết quả 8 lượt thi của thí sinh theo điểm thi và thời gian làm bài. Tất cả học sinh có tổng điểm lớn hơn 200 sẽ tham dự vòng Sơ loại.
Học Toán đem lại nhiều lợi ích với sự phát triển của trẻ. Ảnh: VioEdu
Tại vòng Sơ loại, thời gian làm bài vẫn là 20 phút với 50 câu hỏi Toán học, IQ nhưng với độ khó cao (tỷ lệ các câu hỏi vận dụng nhiều hơn). Mỗi thí sinh chỉ tham gia duy nhất một lần.
Sau hai vòng Sơ loại, top 100 thí sinh mỗi khối lớp sẽ bước vào vòng Festival. Sau vòng Festival, chương trình chọn top 20 mỗi khối tham dự vòng chung kết.
22.600 đạt trên 200 điểm vòng Tự luyện
Các em tham gia vòng Tự luyện diễn ra từ 20h - 21h (khối tiểu học từ 20h đến 20h20, khối THCS thi đấu từ 20h40 đến 21h), thứ Sáu hàng tuần, thời gian làm bài 20 phút. Đề thi gồm 50 câu hỏi kiểm tra kiến thức Toán học tổng quát, tư duy. Bộ câu hỏi theo sát chương trình học của học sinh.
Sau 8 vòng tự luyện, số lượng thí sinh có thang điểm trên 200 (đủ điều kiện vào vòng Sơ loại) là 22.600 (chiếm 20% tổng thí sinh dự thi). Ban tổ chức đánh giá, đây là con số ấn tượng.
"200 điểm là điểm số thách thức thí sinh, đòi hỏi học sinh trả lời nhanh, thao tác chuẩn, đọc kỹ đề. Để đạt được kết quả này, các em cần tập trung cao", ban tổ chức chương trình nhận định.
Học sinh 3 miền đất nước tham dự
Các bước đăng ký tham gia chương trình đơn giản, học sinh dễ dàng thực hiện bằng máy tính, điện thoại di động. Vì vậy, sân chơi thu hút đông đảo học sinh cả nước tham dự. Theo đại diện chương trình, Hà Nội là nơi có số lượng đăng ký tham gia nhiều nhất.
Chương trình là sân chơi bổ ích, lý thú trong dịp hè trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Đấu trường góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, nuôi dưỡng niềm đam mê, lan tỏa tình yêu Toán học.
Đến giờ tôi vẫn ám ảnh vì bị ép luyện thi trên mạng cho học trò Có rất nhiều cuộc thi trên mạng dành cho học sinh. Các trường học cũng chỉ nên công bố, cung cấp địa chỉ để gia đình các em tìm hiểu và tự nguyện tham gia. Một đồng nghiệp cũng là giáo viên ở miền Trung gọi điện hỏi tôi: "Trường chị có tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi đấu trường...