Phụ huynh không thích nhận xét con kém?
Đọc chia sẻ của phụ huynh bị sốc khi con vào lớp 1, là giáo viên tiểu học tôi băn khoăn: Phụ huynh có nói quá?
Bài viết đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Có ý kiến phản đối, bất bình về chương trình lớp 1, về việc nếu không cho con học trước lớp một các em sẽ đuối và học kém. Có ý kiến bóng gió giáo viên gây áp lực để dạy thêm, không ít ý kiến thắc mắc liệu phụ huynh có nói quá?…Trong việc này, tôi cho rằng cần xem xét lại mức độ tiếp thu bài của bé.
Ảnh minh họa.
Ý kiến về khoản thu, phụ huynh bị ‘bêu tên’ giờ chào cờ Trong cuộc họp phụ huynh trường THSC thị trấn Vạn Hà (Thanh Hóa), anh Văn thắc mắc về một số khoản thu. Đến thứ hai đầu tuần, anh được hiệu trưởng “bêu tên” giữa buổi chào cờ.
Mà mục tiêu kiến thức yêu cầu cho lớp một cũng không cao. Chương trình lớp một hiện hành được biên soạn cho trường học năm buổi/ tuần nhưng hiện nay các trường tiểu học đều dạy mười buổi/tuần. Ngoài những tiết học chính khóa, học sinh còn được ôn tập, thực hành thêm ở các tiết bổ sung.
Đầu tiên, bạn cần xem xét lại con mình, phải coi lại trí tuệ của bé phát triển có bình thường không? Hay có vấn đề về nhận thức. Dù không cho con học trước nhưng gia đình đã quan tâm như thế, không có lý gì cháu lại không theo kịp bạn bè?
Video đang HOT
Nếu cháu thuộc diện phát triển chậm, dù bạn có cho học trước, thuê gia sư kèm với thù lao hấp dẫn cũng chẳng hơn gì. Bởi nếu các bé học trước với 2 tháng hè, dù thầy cô có dạy nhanh, các em cũng chỉ mới học chưa được phân nửa chương trình của lớp một.
Kiến thức yêu cầu của lớp một cũng không quá nặng. Cụ thể, ở đầu năm các em chỉ cần: Nhận biết chữ và âm; Nhận biết dấu thanh; Đọc được tiếng, từ, câu ứng dụng; Trả lời 2-3 câu hỏi về các bức tranh trong SGK; Viết được âm, các từ ngữ…
Cuối học kì 1 mức độ đọc nhanh hơn, quy định 20 tiếng/ phút; Viết được các từ ứng dụng 20 tiếng/ 15 phút…
Mỗi tuần các em được học 10 tiết học vần và khoảng 5-6 tiết bổ sung. Một bài học vần, các em được học tới học lui vài lần và một tuần lại được ôn tập rất kĩ.
Với thời lượng học như thế, cùng với việc hỗ trợ từ phụ huynh cho các em (chỉ cần cho các em đọc lại bài vài lần và viết vài dòng các âm vần mới học trên lớp vào các buổi tối). Chỉ thế thôi thì một học sinh bình thường dù không học trước, các em cũng vẫn học rất tốt.
Phụ huynh mình thường có tâm lý, khi cô thầy thông báo con mình chậm hơn so với các bạn hay cháu học còn kém, thường đổ lỗi cho việc chắc không cho học thêm nên cô mới nói thế. Họ không thích thừa nhận con mình học kém để cùng giáo viên giúp đỡ các em cho tiến bộ.
Ở vùng quê nghèo chúng tôi, có mấy em được đi học trước. nhiều phụ huynh con học gần hết năm còn chưa biết con mình học lớp nào, tên cô giáo chủ nhiệm là gì chứ nói chi đến mặt mũi của cô. Họ thường không bận tâm đến con đang học cái gì và học được những gì ở trường.
Mọi việc từ học hành, giáo dục đạo đức cho các em đều phó mặc cho nhà trường. Đến việc sách vở, bút viết còn không mua đủ, thầy cô luôn phải sắm hộ. Nhưng cuối năm, phần lớn các em học lớp một đều đọc thông viết thạo. Một hai đối tượng là có vấn đề về nhận thức mới đánh vần từng chữ một.
Thực tế trong giảng dạy, những em đi học trước có thể hơn bạn ở vài tháng đầu, ở phần đọc thôi nhé. Nhưng phần viết thì chưa chắc, bởi đôi khi một số em cứ ỉ mình biết rồi nên viết cẩu thả, chưa nói đến việc học trước với một số giáo viên chưa bao giờ dạy lớp một nên hướng dẫn cách viết còn sai ở độ cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ…Những tháng tiếp theo thì những bé nhanh nhẹn đều vượt lên hết.
Trẻ học trước quên sau là chuyện bình thường nên về nhà các mẹ cần cho con ôn luyện lại bài học trước khi đi ngủ. Nếu lên lớp có nghe giáo viên trao đổi về việc con học còn chậm cũng đừng nên lo lắng nhiều, mình cần kiểm tra lại những gì bé học trên trường và cùng con đọc lại, ghi nhớ để bé khắc sâu. Yêu cầu cần đạt của bé khi học xong lớp một là đọc thông viết thạo một đoạn văn ngắn và cộng trừ không nhớ trong phạm vị 100.
Chẳng cần cho các bé phải đi học trước chương trình trước khi vào lớp một. Nhưng nếu cha mẹ đã cho các em tập làm quen với 29 chữ cái, tập cầm bút, tập tô, tập đồ cho cứng cáp cái tay và cho bé tập đếm số theo kiểu vừa chơi vừa học. Nắm chắc điều này, con bạn chắc chắn sẽ không sợ bị “lạc đàn” trong lớp.
Theo Phan Tuyết/VietNamNet
Sở GD&ĐT Hà Nội chấn chỉnh thu chi đầu năm học
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau khi một số sai phạm về thu chi của các trường học gây bức xúc trong dư luận, Sở đã thành lập 21 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi đầu năm
Trong thời gian vừa qua, báo chí đã thông tin một số trường học trên địa bàn thành phố xảy ra tình trạng thu chi đầu năm học không đúng quy định gây bức xúc đối với các bậc phụ huynh học sinh và dư luận xã hội.
Về việc chấn chỉnh công tác thu chi đầu năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn về việc thực hiện thu chi học phí và các khoản thu khác trong năm học mới. Sở cũng thành lập 21 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm học.
Ảnh minh họa.
Để tiếp tục chấn chỉnh việc thu chi đầu năm học của các trường trên địa bàn Hà Nội, Sở GD&ĐT đề nghị các quận huyện ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).
Sở cũng đề nghị các quận huyện tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học của các trường trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Báo cáo kết quả kiểm tra về Sở GD&ĐT Hà Nội trước ngày 10/10.
Theo Đỗ Hợp/Tiền Phong
Bạo lực học đường: Hãy đổ lỗi cho cha mẹ, đừng đổ lỗi cho thầy cô! Đó là một thực tế được nhiều chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm khoa học "Bạo lực học đường - nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa" do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức. Trong phần tham luận của mình, TS.Nguyễn Thị Thanh Mai (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cũng chỉ ra nguyên nhân đầu tiên...